MÔ HÌNH
MÔ HÌNH huấn kỹ thuật những kinh nghiệm, kỹ thuật mới áp dụng cho mô hình sản xuất nấm rơm cho nông hộ.
5.1.2 Về rơm nguyên liệu
Nên chọn rơm nguyên liệu có chất lượng; có màu vàng tươi, không sau bệnh, móc,…. Không nên chọn loại rơm quá mục nát, ruộng lúa bị cháy rầy... còn lại tất cả đều dùng được. Cần có nơi kiểm tra chất lượng rơm và ổn định giá rơm cho nông hộ sản xuất nấm rơm.
5.1.3 Về giống
Nguồn meo giống tốt, sạch bệnh không chỉ cho năng suất cao mà chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao, bên cạnh đó còn có tác dụng giảm chi phí phòng trừ sâu bệnh trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây nấm. Ngoài ra, còn có thể hạn chế tình trạng “được giá, mất mùa” do sử dụng loại giống kém chất lượng. Chính quyền địa phương cần khuyến khích, hỗ trợ nông dân sử dụng các loại giống mới, rõ nguồn gốc chất lượng tốt để tăng năng suất.
5.1.4 Về thị trường
Thị trường là nơi quyết định giá cả của các sản phẩm đầu vào và đầu ra. Vì vậy, thông tin về thị trường là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến người nông dân, nhất là thông tin về biến động giá cả.
+ Về thị trường đầu vào, trên thực tế chi phí rơm nguyên liệu và vật tư nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất mà giá cả của các loại vật tư này thường có nhiều biến động, người nông dân không thể tham gia điều chỉnh giá nên biện pháp tốt nhất là cần phải có biện pháp hạn chế tối thiểu chi phí các loại vật tư này có thể bón phân đúng cách theo phương pháp khoa học để cây hấp thu tối đa lượng phân bón và tránh để bay hơi hoặc bị rửa trôi cũng là biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và cho hiệu quả kinh tế cao.