Tình hình tập huấn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng nấm rơm ở xã vĩnh thới huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 47)

4.1.5 Nguồn vốn

Trong kinh tế hộ nông dân thì nguồn vốn được hiểu là giá trị của tất cả tài sản đầu vào được dùng vào quá trình sản xuất của nông hộ. Hay nói cách khác là toàn bộ khả năng của nông hộ dùng trong quá trình tái sản xuất.Nguồn vốn của nông hộ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của nông hộ. Vốn trong sản xuất nông nghiệp là toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuê các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp, từ đó ta có thể thấy được nguồn vốn có khả năng quyết định quy mô và khả năng sản xuất của nông hộ.

Nguồn vốn của nông dân chủ yếu xuất phát từ hai nguồn: vốn tự tích lũy hoặc vốn vay. Nhưng trong quá trình điều tra thì 100% nông hộ đều sử dụng nguồn vốn tích lũy, bởi theo một vài nông dân cho biết: nấm rơm là cây dễ trồng, chi phí phân thuốc, chăm sóc bỏ ra thông thường không nhiều, cao nhất là chi phí mua rơm,giá của 1 ghe rơm thấp nhất là 13triệu đồng. Ngoài ra, trên địa bàn xã có nhiều đại lý bán vật tư nông nghiệp dưới hình thức bán chịu với giá cả cao hơn giá thực (nhưng ở mức có chấp nhận được) cho đến khi thu hoạch mới thanh toán nếu nông dân có nhu cầu. Chi phí mua rơm chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng chi phí sản xuất theo điều tra trên 60% nông hộ nhưng họ có khả năng chi trả được. Do chi phí đầu vào cũng không cao so với nguồn vốn cơ bản của nông hộ nên tình trạng thiếu vốn sản xuất hầu như không xảy ra.

4.1.6 Tình hình tập huấn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất xuất

Mục đích của tập huấn là truyền bá kiến thức, kinh nghiệm sản xuất cho từng hộ nông dân, từ đó giúp họ đưa ra những quyết định đúng đắn trước những tình huống bất ngờ trong quá trình sản xuất. Do sản xuất nấm rơm đã xuất hiện khá lâu đời ở huyện Lai Vung nên đa số nông hộ đã có ít nhiều kinh nghiệm sản xuất từ ông bà, cha mẹ truyền lại hoặc học hỏi từ hàng sớm nên hầu hết người dân ở xã Vĩnh Thới qua điều tra thì đa số họ không có đi tập huấn hoặc tham gia bất cứ các lớp tập huấn nào. Qua quá trình phỏng vấn thì gần 100% nông hộ tự sản xuất bằng kinh nghiệm của bản thân hoặc học hỏi từ người quen, được các nông hộ cho biết có hai nguyên nhân chủ yếu khiến các nông hộ không tham gia các lớp tập huấn: một là, họ không có thời gian để tham dự; hai là, họ không nắm được thông tin cụ thể về thời gian và địa điểm diễn ra tập huấn. Từ đó, đòi hỏi chính quyền các cấp cần phải quan tâm nhiều hơn nữa trong quá trình phổ biến kiến thức về sản xuất hiệu quả cho nông dân.

36 4.1.7 Thị trường đầu vào

* Nguồn cung meo giống

Meo giống là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng tăng năng suất và chất lượng sản phẩm; vì vậy, nguồn cung cấp meo giống là vấn đề cần được chú ý. Qua khảo sát trên 60 hộ có 93% nông hộ trong vùng khảo sát mua giống từ các cơ sở bán meo nhỏ lẽ (chủ yếu là các cơ sở bán meo của hộ gia đình ) và một số hộ sử dụng nguồn giống tự sản xuất chiếm 7%.

Bảng 4.12: Nguồn meo giống sử dụng trong sản xuất

Nguồn thông tin Tần số Tỷ lệ (%)

Mua (*) 56 93,0

Tự sản xuất giống 4 7,0

Tổng 60 100

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Vĩnh Thới – huyện Lai Vung, 2013

Kết quả bảng 4.12 cho thấy, có 56 hộ chọn mua meo giống để sản xuất (93%) là do họ sản xuất với quy mô nhỏ lẻ và có 4 hộ là sử dụng nguồn giống tự sản xuất (7%) là do nhà họ sản xuất meo giống bán hoặc là nơi cung cấp meo giống. Qua quá trình phỏng vấn nông hộ được biết, tuy mua meo giống ở địa phương nhưng chất lượng giống vẫn cao đáp ứng được nhu cầu sản xuất của nông hộ.

Tình hình sử dụng các loại meo giống của nông hộ được thể hiện qua hình 4.2 như sau:

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Vĩnh Thới – huyện Lai Vung, 2013

Hình 4.2: Cơ cấu meo giống được các nông hộ sử dụng

Qua hình 4.2 ta thấy, loại meo giống thuần nông là được nông hộ sử dụng nhiều nhất chiếm 75% trên 60 nông hộ, tại vì loại giống thuần nông được nông

37

dân đã sử dụng từ lâu, có chất lượng nên họ đã quên với kĩ thuật trồng loại giống này. Bên cạnh đó có một số nông hộ khác sử dụng loại giống mới đó là 5 sai gòn (chiếm 25%) cũng khá cao, lý do người ta sử dụng meo giống 5 sai gon là gì giá bán sản phẩm cao và là loại giống mới lạ.

* Nguồn cung vật tư nông nghiệp

Khác với các loại cây trồng khác, nấm rơm thì sử dụng ít phân bón hơn chỉ sử dụng thuốc dưỡng loại phân chuyên dung cho sản xuất. Theo kết quả phỏng vấn thì 100% nông hộ điều mua phân, thuốc tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp gần nhà. Các nguyên nhân chính khi chọn các cửa hàng này được các nông hộ đưa ra là có sản phẩm nhanh chóng khi cần, thuận tiện, đầy đủ các chủng loại, được giao hàng đến tận nhà, ngoài ra còn có thể mua với hình thức trả vào cuối vụ. Bên cạnh các mặt tích cực trên thì cũng có vài mặt tiêu cực là giá cả các loại vật tư này đều do người bán quyết định, giá cả không thể kiểm soát được; ngoài ra, vấn đề về chất lượng vẫn chưa được kiểm soát, vẫn còn hiện tượng phân bón, thuốc dưỡng …. kém chất lượng, gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như thu nhập của bà con nông dân.

* Kỹ thuật canh tác và nguồn thông tin sản xuất

Ngoài các yếu tố đầu vào ( meo giống, rơm, phân bón…) còn kỹ thuật canh tác và nguồn thông tin canh tác không kém phần quan trọng. Qua các nguồn thông tin ta có thể biết được những thông tin cần thiết về sản xuất nấm rơm như các giai đoạn trồng và chăm sóc nấm rơm; cách ủ rơm, cách thu xếp mô và rắc meo, mật độ gieo trồng thích hợp; các thời kỳ sâu, bệnh có thể xuất hiện; nên bón phân, phun thuốc với loại và liều lượng như thế nào là thích hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây nấm. Qua thực tế trên 60 nông hộ thì họ không học kỹ thuật canh tác từ cán bộ khuyến nông nào mà họ chỉ học hỏi kinh nghiệm sản xuất từ gia đình truyền lại hoặc từ hàng xớm, nên năng suất và chất lượng nấm vẫn còn hạng chế.

4.1.8 Thị trường đầu ra

Qua điều tra thực tế thì nấm rơm sau khi thu hoạch, hầu hết nông hộ điều bán hết nấm rơm cho thương lái. Khi nông hộ thu hoạch xong thì thương lái lại mua hết nấm rơm nguyên nhân nông hộ bán hết 1 đợt cho thương lái là vì nấm rơm rất khó bảo quản dễ bị hư, úng… đặc biệt là thu hoạch để với thời gian lâu nấm sẽ bung dù làm cho nấm mất chất lượng giá bán sẽ không được cao ảnh hưởng tới thu nhập.

38

4.1.9 Kế hoạch sản xuất trong thời gian tới

Qua kết quả điều 60 nông hộ thì được biết kết quả kế hoạch sản xuất trong thời gian tới của các nông hộ điều tra được thể hiện qua bảng 4.13 như sau:

Bảng 4.13: Kế hoạch sản xuất trong thời gian tới của nông hộ điều tra

Kế hoạch Tần số Tỷ lệ (%)

Thu hẹp quy mô 10 17,0

Duy trì quy mô 46 76,0

Mở rộng quy mô 4 7,0

Tổng 60 100

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Vĩnh Thới – huyện Lai Vung, 2013

Theo kết quả điều tra ta thấy, trong 60 hộ điều tra thì có tới 46 hộ (chiếm 76%) sẽ tiếp tục duy mô hình sản xuất với diện tích trồng hiện tại, vì theo các nông hộ điều tra thì việc nấm rơm đã mang lại khá nhiều lợi ích cho các hộ nông dân nơi đây. Bên cạnh đó do ảnh hưởng của thời tiết, giá cả cũng ảnh hưởng đến năng suất của nấm rơm đã làm cho một số nông hộ bị mất vụ, bị lỗ vốn nên trong vụ tới họ thu hẹp hoặc không sản xuất nấm rơm nủa chiếm tỷ lệ 17% (10 hộ). Trong số 60 hộ điều tra thì có 4 hộ (chiếm 7%) mở rộng quy mô sản xuất nấm rơm trong vụ mới, do vụ rồi họ có lợi nhuận cũng khá và cũng góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho gia đình.

4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG NẤM RƠM Ở XÃ VĨNH THỚI - HUYỆN LAI VUNG - TỈNH ĐỒNG NẤM RƠM Ở XÃ VĨNH THỚI - HUYỆN LAI VUNG - TỈNH ĐỒNG THÁP

4.2.1 Sự thay đổi thu nhập theo nhận định của nông hộ

Nông dân trồng nấm rơm vụ Thu Đông ở tỉnh Đồng Tháp đang bước vào thu hoạch rộ, năng suất đạt từ 13 - 14 tấn/ha. Qua điều tra thì thu nhập nông hộ thay đổi theo giá nấm như trong vụ thu đông này giá nấm luôn ổn định ở mức cao đã mang lại lợi nhuận khá cho người trồng nấm.Vụ nấm rơm Thu Đông năm nay ở Đồng Tháp được trồng nhiều tại huyện Lai Vung với diện tích hơn 130 ha, tập trung ở các xã ven sông Hậu như: Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa...Theo các thương lái, giá nấm luôn giữ ổn định ở mức cao là do nhu cầu tiêu dùng nấm rơm trong nước và xuất khẩu tăng mạnh. Mặc khác, tại cụm công nghiệp Sông Hậu (Lai Vung) đã có nhà máy chế biến nấm xuất khẩu của Công ty cổ phần Việt Mỹ đi vào hoạt động. Mỗi ngày, Công ty thu

39

mua 5 tấn nấm rơm để chế biến xuất khẩu đã góp phần quan trọng trong việc giữ ổn định giá nấm.

4.2.2 Các yếu tố quyết định sự thành công của mô hình trồng nấm rơm

Có rất nhiều yếu tố quyết định đến sự thành công của một mô hình và trong mô hình trồng nấm rơm cũng vậy. Theo kết quả phỏng vấn 60 nông hộ ở xã Vĩnh Thới thì có 26 nông hộ (chiếm 43%) cho biết chất lượng meo giống ảnh hưởng đến năng suất nấm của cả vụ. Kế tiếp theo là kinh nghiệm sản xuất thì có 15 nông hộ (chiếm 25%) do đa phần nông hộ điều có kinh nghiệm sản xuất khá lâu. Yếu tố có sức ảnh hưởng được cho là khá thấp đạt 7/60 nông hộ (chiếm 12%) cho biết là ảnh hưởng tới năng suất nấm rơm, trong vụ Thu Đông này do thời tiếc thuận lợi nên năng suất nấm cũng đạt khá cao góp phần tăng thu nhập cho gia đình.

Bảng 4.14: Các yếu tố quyết định đến sự thành công của mô hình trồng nấm rơm

Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)

Meo giống 26 43,00

Vốn đầu tư (rơm nguyên liệu, phân bón…)

12 20,00

Kỹ thuật trồng 15 25,00

Khí hậu thuận lợi 7 12,00

Tổng 60 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Vĩnh Thới– huyện Lai Vung, 201)

4.2.3 Phân tích các khoản chi phí sản xuất trong mô hình

Theo kết quả phân tích thống kê mô tả, các khoản chi phí sản xuất trong mô hình được thể hiện trong bảng 4.15 như sau:

40

Bảng 4.15: Các khoản chi phí trong sản xuất nấm rơm của nông hộở xã Vĩnh Thới – Lai Vung – Đồng Tháp

ĐVT:1.000 đồng/1.000 mét giồng Các khoảng mục Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Tỷ lệ (%) Chi phí rơm 13.000 45.000 19.833,3 66,8

Chi phí meo giống 1.560 9.520 3.085,0 10,3

Chi phí thuốc dưỡng 95 462 179,6 0,7

Chi phí thuốc BVTV 120 1.800 360,8 1,2

Chi phí chăm sóc 3.390 9.650 5.239,5 17,6

Chi phí thu hoạch 540 1.620 822,0 2,8

Chi phí khác 55 650 177,5 0,6

Tổng 18.760 68.702 29.697,7 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Vĩnh Thới – Lai Vung, 2013

Theo số liệu điều tra thì trong quá trình sản xuất nấm rơm có phát sinh các khoản chi phí gồm: chi phí mua rơm, chi phí meo giống, chi phí thuốc dưỡng (phân chuyên dung), chi phí thuốc BVTV, chi phí chăm sóc (rải vôi chuẩn bị đất, ủ rơm, thu xếp mô và rắc meo, rải thuốc, tưới tiêu), chi phí thu hoạch (hái nấm) và chi phí khác (chi phí nhiên liệu, chi phí công cụ, dụng cụ…).

Qua bảng 4.15cho ta thấy, tổng chi phí sản xuất nấm rơm của nông hộ trung bình là 29.697.700 đồng/1.000 m giồng, khoản chi phí thấp nhất là 18.760.000 đồng/1.000 m giồng, giữa mức chi phí cao nhất và thấp nhất có sự chênh lệch là 49.942.000 đồng/1.000 mgiồng.Nguyên nhânlà do có sự chênh lệch về các khoản chi phí như rơm, meo giống, thuốc dưỡng, thuốc BVTV, lao động giữa các nông hộ. Các nông hộ khác nhau thì có mức sử dụng khác nhau tùy theo kinh nghiệm, diện tích cũng như mức độ tiếp thu kỹ thuật canh tác. Theo số liệu phân tích, các khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất là chi phí mua rơm, chi phí chăm sóc; còn các khoản chi phí khác chiếm tỷ trọng tương đối thấp hơn trong cơ cấu chi phí. Để nắm rõ hơn về mức độ ảnh hưởng của từng khoản chi phí vào cơ cấu chi phí sản xuất ta quan sát biểu đồ sau:

41

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Vĩnh Thới – huyện Lai Vung, 2013

Hình 4.3: Cơ cấu chi phí trong sản xuất nấm rơm của nông hộ điều tra

a/ Chi phí chuẩn bị đất

Chuẩn bị đất là khâu đầu tiên trong kế hoạch sản xuất 1 vụ mới. Theo các nông hộ phỏng vấn cho biết, đối với trồng nấm rơm thì khâu chuẩn bị đất thì cũng khá đơn giản không tốn kém nhiều chi phí, với những nơi đất mới trồng nấm thì không tốn chi phí cho vôi rãi đất, còn những mét giồng muốn trồng nấm lại thì phải chi tiền vôi để cải tạo và diệt một số loại vi khuẩn, con trùng trên mặt đất.

b/ Chi phí rơm

Trong một vụ sản xuất nấm rơm khoản chi phí đầu vào nặng vốn nhất đó chính là chi phí mua rơm. Nguyên nhân là vì trong vụ thu đông này hầu hết nông hộ sản xuất nấm rơm điều mua rơm nguyên liệu từ các thương lái mà các thương lái thì phải mua rơm từ các vùng ngoài nên chi phí của một ghe rơm khá cao. Qua điều tra trên 60 nông hộ thì chi phí mua rơm là cao nhất chiếm 66,8%.

c/ Chi phí meo giống

Meo giống là yếu tố quan trọng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng xuất của vụ thu hoạch. Chi phí meo giống cao hay thấp thì phụ thuộc vào số lượng gieo trồng và giá. Theo số liệu thực tế, meo giống chủ yếu được mua từ các cơ sở bán meo nhỏ lẽ với giá meo giống dao động từ 260 – 320 ngàn đồng/bao , một bao meo giống khoảng 130 bịch meo. Bình quân trên 1.000 mét giồng thì sử dụng khoảng 8 bao meo giống tùy theo nông hộ sử dụng. Trung bình sử dụng cho 1.000 mét giồng đầu tư khoảng trên 2 triệu, theo

Chi phí rom 66.8% Chi phí meo gi?ng 10.3% Chi phí thu?c du? ng 0.7% Chi phí thu?c BVTV 1.2% Chi phí cham sóc 17.6% Chi phí thu ho?ch 2.8% Chi phí khác 0.6%

42

thống kê trên 60 nông hộ thì chi phí trung bình sử dụng meo giống là 3.085.000 đồng.

d/ Chi phí thuốc dưỡng (phân chuyên dụng)

Khác với các loại cây trồng khác, đối với nấm rơm thì không sử dụng các loại phân bón có chứa các hàm lượng N,K,P, đạm,… mà nấm rơm chỉ sử dụng những loại phân chuyên dùng, dung riêng cho việc sản xuất nấm rơm như: Piotit, Bioted… cácloại thuốc dưỡng này có giá bán cũng rẽ và dễ sử dụng. Qua điều tra chi phí thuốc dưỡng chỉ chiếm 0,7% trong toàn bộ chi phí sản xuất.Trung tâm KNKN Kiên Giang đã sản xuất và nếu sử dụng thêm phân Bioted nấm, năng suất nấm tăng từ 2-4 lần so với cách sản xuất truyền thống của nông dân.

e/ Chi phí thuốc BVTV

Cũng như phân chuyên dụng thuốc BVTV chỉ sử dụng các loại thuốc BVTV cho riêng cây nấm, nhưng chi phí cao hơn phân chuyên dụng chiếm 1,2 vẫn thấp hơn rất nhiều so với tổng chi phí. Các loại thuốc BVTV trừ bệnh phổ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng nấm rơm ở xã vĩnh thới huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 47)