Nguồn lao động

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng nấm rơm ở xã vĩnh thới huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 44)

Nguồn lao động là nhân tố tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất . Để tìm hiểu về nguồn lao động trong sản xuất nấm rơm chúng ta cần xét đến các chỉ tiêu: số nhân khẩu trong gia đình, số lao động nam và số lao động nữ tham

33

gia trực tiếp vào quá trình sản xuất nấm rơm. Kết quả khảo sát 60 hộ về tình hình sử dụng nguồn lực nông hộ được thể hiện ở bảng 4.10.

Bảng 4.10:Cơ cấu lao động gia đình tham gia sản xuất nấm rơm

ĐVT: người/ hộ Chỉ tiêu Giá trị nhỏ nhất Giá trị cao nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Số thành viên trong gia đình 2 8 3,9 1,12

Nam 1 4 1,45 0,65

Lao động trực tiếp sản

xuất Nữ 1 2 1,15 0,36

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Vĩnh Thới – huyện Lai Vung, 2013

Qua bảng 4.10 ta thấy, trung bình một hộ ở xã Vĩnh Thới có tổng số nhân khẩu là 3,9 người, trong đó hộ có đông nhân khẩu nhất là 8 người và ít nhất là 2 người. Ở xã Vĩnh Thới, mặt dù sản xuất nông nghiệp là nguồn thu nhập chính nhưng lực lượng lao động gia đình tham gia sản xuất nông nghiệp không cao, trung bình có 2,6 người/hộ, còn các thành viên còn lại chủ yếu là những người sống phụ thuộc như người già và người còn đi học; ngoài ra, còn có một lực lượng lao động đi làm trong các khu công nghiệp. Trong 2,6 người/hộ tham gia sản xuất nông nghiệp thì có 1,45 lao động nam và 1,12 lao động nữ, tỷ lệ lao động nam nữ chênh lệch nhau không nhiều đa số là vợ chồng cùng sản xuất nấm rơm.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng nấm rơm ở xã vĩnh thới huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 44)