Tuổi và số năm kinh nghiệm sản xuất

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng nấm rơm ở xã vĩnh thới huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 43)

Qua kết quả điều tra 60 hộ sản xuất nấm rơm cho thấy,độ tuổi trung bình của chủ hộ khá cao là 40,95 tuổi, trong đó nhỏ nhất là 25 tuổi và cao nhất là 61 tuổi.

Bảng 4.8:Tuổi và số năm sản xuất của chủ hộ

ĐVT: Năm Chỉ tiêu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Tuổi chủ hộ 25 61 40,95 3,18 Số năm kinh nghiệm 2 25 8,85 8,81

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Vĩnh Thới – huyện Lai Vung, 2013

Theo thống kê, kể từ năm 1990 đến nay, ngành trồng nấm ở nước ta phát triển khá nhanh về quy mô và thành phần chủng loại nấm. Hiện nay, Việt Nam được xếp là một trong 5 quốc gia phát triển nghề trồng nấm và đứng nhất khu vực Đông Nam Á. Nghề trồng nấm phát triển do nguồn nguyên liệu sản xuất tại địa phương phong phú như: rơm rạ, mùn cưa, bã mía, thân cây gỗ... Ngoài ra, nguồn lao động của địa phương dồi dào, thời tiết thuận lợi cho phép trồng được nhiều chủng loại nấm.Đến thời điểm này, nông dân huyện Lai Vung thu hoạch rộ nấm rơm vụ Thu Đông được 34/72ha, năng xuất đạt khoảng 13 tấn/ha tập trung ở các xã ven Sông Hậu như: Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa.

Qua đó, nghề trồng nấm mang đến cho người dân nguồn thu nhập khá. Một phần lớn là do người dân có kinh nghiệm sản xuất rất lâu đời nên năng suất nấm rơm hằng năm cũng khá ổn định cuộc sống cũng được nâng cao. Số năm kinh nghiệm nhiều nhất là 25 năm nhỏ nhất là 1 năm kinh nghiệm, số kinh nghiệm trung bình của 60 nông hộ là 6 năm. Kinh nghiệm sản xuất là một trong những yếu tố góp phần rất lớn dẫn đến sự thành công của một mô hình sản xuất, nó giúp người sản xuất sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

32 4.1.2 Trình độ học vấn của chủ hộ

Có nhiều yếu tố tác động đến quá trình sản xuất và trình độ học vấn của chủ hộ cũng là một chỉ tiêu được xem xét, bởi nó có thể ảnh hưởng đến khả năng ra quyết định và khả năng tiếp thu các kỹ thuật sản xuất của chủ hộ. Mặc dù quá trình sản xuất nấm rơm không cần đòi hỏi kỹ thuật cao, nhưng người trực tiếp sản xuất cần phải nắm được các kỹ thuật, cũng như những kinh nghiệm được truyền đạt lại để nhận biết các loại bệnh thường gặp ở nấm, bón các loại thuốc dưỡng, phun các loại thuốc phù hợp, đúng lúc, đúng liều lượng để cho năng suất nấm rơm được giữ ở mức ổn định. Sau đây là bảng thống kê trình độ học vấn của các chủ hộ sản xuất nấm rơm ở xã Vĩnh Thới – huyện Lai Vung:

Bảng 4.9:Trình độ học vấn của đối tượng điều tra

Trình độ học vấn Tần số Tỷ lệ (%) Không có đi học 3 5,00 Cấp I 18 30,00 Cấp II 24 40,00 Cấp III 12 20,00 Trên cấp III 3 5,00 Tổng 60 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Vĩnh Thới – huyện Lai Vung, 2013

Theo số liệu điều tra cho thấy, có khoảng 97% các chủ hộ điều tra được đi học, chỉ có 3% là không được đi học. Trong đó, phần lớn các chủ hộ có học vấn cấp I và cấp II chiếm tỷ lệ khoảng 70%,số hộ có học vấn cấp I chiếm 30% và trên cấp III chỉ chiếm 5%. Nhìn chung, trình độ học vấn của các chủ hộ cao,trình độ học vấn tập trung chủ yếu ở bậc tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông thì chủ hộ có khả năng tiếp thu tốt từ các lớp tập huấn, cán bộ khuyến nông ; ngoài ra còn có thể tự học hỏi, tìm tòi tư các tạp chí, truyền hình…điều này cũng đã góp phần không nhỏ vào việc tăng hiệu quả sản xuất của nông hộ. Nhưng qua kết quả điều tra đối với 60 nông hộ thì kinh nghiệm sản xuất nấm rơm của họ chủ yếu là học hỏi từ hàng sớm, kinh nghiệm vốn tự có và học hỏi từ gia đình.

4.1.3 Nguồn lao động

Nguồn lao động là nhân tố tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất . Để tìm hiểu về nguồn lao động trong sản xuất nấm rơm chúng ta cần xét đến các chỉ tiêu: số nhân khẩu trong gia đình, số lao động nam và số lao động nữ tham

33

gia trực tiếp vào quá trình sản xuất nấm rơm. Kết quả khảo sát 60 hộ về tình hình sử dụng nguồn lực nông hộ được thể hiện ở bảng 4.10.

Bảng 4.10:Cơ cấu lao động gia đình tham gia sản xuất nấm rơm

ĐVT: người/ hộ Chỉ tiêu Giá trị nhỏ nhất Giá trị cao nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Số thành viên trong gia đình 2 8 3,9 1,12

Nam 1 4 1,45 0,65

Lao động trực tiếp sản

xuất Nữ 1 2 1,15 0,36

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Vĩnh Thới – huyện Lai Vung, 2013

Qua bảng 4.10 ta thấy, trung bình một hộ ở xã Vĩnh Thới có tổng số nhân khẩu là 3,9 người, trong đó hộ có đông nhân khẩu nhất là 8 người và ít nhất là 2 người. Ở xã Vĩnh Thới, mặt dù sản xuất nông nghiệp là nguồn thu nhập chính nhưng lực lượng lao động gia đình tham gia sản xuất nông nghiệp không cao, trung bình có 2,6 người/hộ, còn các thành viên còn lại chủ yếu là những người sống phụ thuộc như người già và người còn đi học; ngoài ra, còn có một lực lượng lao động đi làm trong các khu công nghiệp. Trong 2,6 người/hộ tham gia sản xuất nông nghiệp thì có 1,45 lao động nam và 1,12 lao động nữ, tỷ lệ lao động nam nữ chênh lệch nhau không nhiều đa số là vợ chồng cùng sản xuất nấm rơm.

4.1.4 Nguồn lực đất đai

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất nấm rơm nói riêng thì đất đai không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được; ngoài ra, đất đai còn là điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng quy mô sản xuất của nông hộ. Trong bài nghiên cứu này thì diện tích đất sử dụng cho sản xuất nấm rơm thì không sử dụng nhiều chỉ cần với diện tích nhỏ thì nông hộ cũng sản xuất nấm rơm được. Đa số nông hộ sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất nấm rơm là tương đối ít chỉ khoảng từ (1.000 – 4.000) mét giồng, nên diện tích đất sản xuất nấm rơm chiếm diện tích rất thấp so với tổng diện tích đất dùng cho nông nghiệp. Qua điều tra diện tích đất của nông hộ thể hiện qua bảng 4.11.

34

Bảng 4.11:Diện tích đất của nông hộ điều tra

ĐVT: công (0.5 công = 1000 mét giồng)

Diện tích Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Đất nông nghiệp (công) 2 25 10,28 5,36 Đất trồng nấm rơm (1.000 m giồng) 1 3,6 1,63 0,62

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Vĩnh Thới – huyện Lai Vung, 2013

Với nguồn thu nhập chính chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp nên vào vụ Thu Đông hầu như tất cả các nông hộ đều sử dụng đất vườn, sân nhà để sản xuất nấm rơm để tránh ngập nước. Qua bảng 4.11 ta thấy, diện tích đất mà các nông hộ sở hữu không nhiều, trung bình một hộ gia đình ở đây sở hữu 10,28 công đất sản xuất; trong đó có trung bình 1630 mét giồng tương đương khoảng gần 1 công đất được sử dụng để canh tác nấm rơm vào vụ này. Ngoài ra, có sự chênh lệch rất lớn giữa hộ có diện tích trồng nấm rơm cao nhất (25 công) và thấp nhất là 2 công (4.000 mét giồng). Bên cạnh đó sự chênh lệch về độ lệch chuẩn của đất trồng và đất sản xuất nấm rơm là rất cao chênh lệch 4,44 cho ta thấy đất sử dụng cho sản xuất nấm rơm vẫn còn rất thấp chủ yếu sản xuất hộ gia đình và nhỏ lẻ.

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Vĩnh Thới – huyện Lai Vung, 2013

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện diện tích đất trồng nấm rơm của nông hộ điều tra Qua hình 4.11 cho ta thấy diện tích đất trồng nấm rơm từ 1 đến 2 ngàn mét giồng là chiếm tỉ lệ cao nhất đạt 72% trên 60 nông hộ điều tra, diện tích từ 2 đến 3 ngàn mét giồng chiếm tỉ lệ cũng khá cao đạt 20% trên tổng số hộ diều

72% 20%

8%

35

tra, còn với diện tích từ 3 đến 4 chiếm tỉ lệ thấp chiếm 8%. Từ đó cho ta thấy phần đông số nông hộ sản xuất nấm rơm với quy mô nhỏ lẽ.

4.1.5 Nguồn vốn

Trong kinh tế hộ nông dân thì nguồn vốn được hiểu là giá trị của tất cả tài sản đầu vào được dùng vào quá trình sản xuất của nông hộ. Hay nói cách khác là toàn bộ khả năng của nông hộ dùng trong quá trình tái sản xuất.Nguồn vốn của nông hộ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của nông hộ. Vốn trong sản xuất nông nghiệp là toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuê các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp, từ đó ta có thể thấy được nguồn vốn có khả năng quyết định quy mô và khả năng sản xuất của nông hộ.

Nguồn vốn của nông dân chủ yếu xuất phát từ hai nguồn: vốn tự tích lũy hoặc vốn vay. Nhưng trong quá trình điều tra thì 100% nông hộ đều sử dụng nguồn vốn tích lũy, bởi theo một vài nông dân cho biết: nấm rơm là cây dễ trồng, chi phí phân thuốc, chăm sóc bỏ ra thông thường không nhiều, cao nhất là chi phí mua rơm,giá của 1 ghe rơm thấp nhất là 13triệu đồng. Ngoài ra, trên địa bàn xã có nhiều đại lý bán vật tư nông nghiệp dưới hình thức bán chịu với giá cả cao hơn giá thực (nhưng ở mức có chấp nhận được) cho đến khi thu hoạch mới thanh toán nếu nông dân có nhu cầu. Chi phí mua rơm chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng chi phí sản xuất theo điều tra trên 60% nông hộ nhưng họ có khả năng chi trả được. Do chi phí đầu vào cũng không cao so với nguồn vốn cơ bản của nông hộ nên tình trạng thiếu vốn sản xuất hầu như không xảy ra.

4.1.6 Tình hình tập huấn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất xuất

Mục đích của tập huấn là truyền bá kiến thức, kinh nghiệm sản xuất cho từng hộ nông dân, từ đó giúp họ đưa ra những quyết định đúng đắn trước những tình huống bất ngờ trong quá trình sản xuất. Do sản xuất nấm rơm đã xuất hiện khá lâu đời ở huyện Lai Vung nên đa số nông hộ đã có ít nhiều kinh nghiệm sản xuất từ ông bà, cha mẹ truyền lại hoặc học hỏi từ hàng sớm nên hầu hết người dân ở xã Vĩnh Thới qua điều tra thì đa số họ không có đi tập huấn hoặc tham gia bất cứ các lớp tập huấn nào. Qua quá trình phỏng vấn thì gần 100% nông hộ tự sản xuất bằng kinh nghiệm của bản thân hoặc học hỏi từ người quen, được các nông hộ cho biết có hai nguyên nhân chủ yếu khiến các nông hộ không tham gia các lớp tập huấn: một là, họ không có thời gian để tham dự; hai là, họ không nắm được thông tin cụ thể về thời gian và địa điểm diễn ra tập huấn. Từ đó, đòi hỏi chính quyền các cấp cần phải quan tâm nhiều hơn nữa trong quá trình phổ biến kiến thức về sản xuất hiệu quả cho nông dân.

36 4.1.7 Thị trường đầu vào

* Nguồn cung meo giống

Meo giống là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng tăng năng suất và chất lượng sản phẩm; vì vậy, nguồn cung cấp meo giống là vấn đề cần được chú ý. Qua khảo sát trên 60 hộ có 93% nông hộ trong vùng khảo sát mua giống từ các cơ sở bán meo nhỏ lẽ (chủ yếu là các cơ sở bán meo của hộ gia đình ) và một số hộ sử dụng nguồn giống tự sản xuất chiếm 7%.

Bảng 4.12: Nguồn meo giống sử dụng trong sản xuất

Nguồn thông tin Tần số Tỷ lệ (%)

Mua (*) 56 93,0

Tự sản xuất giống 4 7,0

Tổng 60 100

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Vĩnh Thới – huyện Lai Vung, 2013

Kết quả bảng 4.12 cho thấy, có 56 hộ chọn mua meo giống để sản xuất (93%) là do họ sản xuất với quy mô nhỏ lẻ và có 4 hộ là sử dụng nguồn giống tự sản xuất (7%) là do nhà họ sản xuất meo giống bán hoặc là nơi cung cấp meo giống. Qua quá trình phỏng vấn nông hộ được biết, tuy mua meo giống ở địa phương nhưng chất lượng giống vẫn cao đáp ứng được nhu cầu sản xuất của nông hộ.

Tình hình sử dụng các loại meo giống của nông hộ được thể hiện qua hình 4.2 như sau:

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Vĩnh Thới – huyện Lai Vung, 2013

Hình 4.2: Cơ cấu meo giống được các nông hộ sử dụng

Qua hình 4.2 ta thấy, loại meo giống thuần nông là được nông hộ sử dụng nhiều nhất chiếm 75% trên 60 nông hộ, tại vì loại giống thuần nông được nông

37

dân đã sử dụng từ lâu, có chất lượng nên họ đã quên với kĩ thuật trồng loại giống này. Bên cạnh đó có một số nông hộ khác sử dụng loại giống mới đó là 5 sai gòn (chiếm 25%) cũng khá cao, lý do người ta sử dụng meo giống 5 sai gon là gì giá bán sản phẩm cao và là loại giống mới lạ.

* Nguồn cung vật tư nông nghiệp

Khác với các loại cây trồng khác, nấm rơm thì sử dụng ít phân bón hơn chỉ sử dụng thuốc dưỡng loại phân chuyên dung cho sản xuất. Theo kết quả phỏng vấn thì 100% nông hộ điều mua phân, thuốc tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp gần nhà. Các nguyên nhân chính khi chọn các cửa hàng này được các nông hộ đưa ra là có sản phẩm nhanh chóng khi cần, thuận tiện, đầy đủ các chủng loại, được giao hàng đến tận nhà, ngoài ra còn có thể mua với hình thức trả vào cuối vụ. Bên cạnh các mặt tích cực trên thì cũng có vài mặt tiêu cực là giá cả các loại vật tư này đều do người bán quyết định, giá cả không thể kiểm soát được; ngoài ra, vấn đề về chất lượng vẫn chưa được kiểm soát, vẫn còn hiện tượng phân bón, thuốc dưỡng …. kém chất lượng, gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như thu nhập của bà con nông dân.

* Kỹ thuật canh tác và nguồn thông tin sản xuất

Ngoài các yếu tố đầu vào ( meo giống, rơm, phân bón…) còn kỹ thuật canh tác và nguồn thông tin canh tác không kém phần quan trọng. Qua các nguồn thông tin ta có thể biết được những thông tin cần thiết về sản xuất nấm rơm như các giai đoạn trồng và chăm sóc nấm rơm; cách ủ rơm, cách thu xếp mô và rắc meo, mật độ gieo trồng thích hợp; các thời kỳ sâu, bệnh có thể xuất hiện; nên bón phân, phun thuốc với loại và liều lượng như thế nào là thích hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây nấm. Qua thực tế trên 60 nông hộ thì họ không học kỹ thuật canh tác từ cán bộ khuyến nông nào mà họ chỉ học hỏi kinh nghiệm sản xuất từ gia đình truyền lại hoặc từ hàng xớm, nên năng suất và chất lượng nấm vẫn còn hạng chế.

4.1.8 Thị trường đầu ra

Qua điều tra thực tế thì nấm rơm sau khi thu hoạch, hầu hết nông hộ điều bán hết nấm rơm cho thương lái. Khi nông hộ thu hoạch xong thì thương lái lại mua hết nấm rơm nguyên nhân nông hộ bán hết 1 đợt cho thương lái là vì nấm rơm rất khó bảo quản dễ bị hư, úng… đặc biệt là thu hoạch để với thời gian lâu nấm sẽ bung dù làm cho nấm mất chất lượng giá bán sẽ không được cao ảnh hưởng tới thu nhập.

38

4.1.9 Kế hoạch sản xuất trong thời gian tới

Qua kết quả điều 60 nông hộ thì được biết kết quả kế hoạch sản xuất trong thời gian tới của các nông hộ điều tra được thể hiện qua bảng 4.13 như

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng nấm rơm ở xã vĩnh thới huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 43)