3.4.2.1. Thời vụ:
Điều kiện ở tỉnh ta trồng nấm rơm hầu như quanh năm.
3.4.2.2. Chuẩn bị vật liệu:
Rơm, rạ khô : tối thiểu 300kg. Bể ngâm rơm rạ: Có thể xây bể để chứa nước tạm thời, vật liệu bằng gạch và xi măng cát. Bể không cần xây kiên cố, có chiều cao khoảng 60cm đáy có lỗ thoát nước.
Kệ lót đống ủ: Dùng tre hoặc gỗ đóng theo kiểu dát giường cách mặt đất 15 – 20cm. Nên đóng thành 2 tấm có chiều dài 1,5m x rộng 0,75m. Khi ủ đống, ghép hai tấm lại với nhau sẽ có hình vuông cạnh 1,5m.
Cọc tre hoặc gỗ có đường kính từ 10 – 15cm, chiều dài 2 – 2,2m, dùng để thông khí trong quá trình ủ nguyên liệu (cứ 1 đóng ủ 300 kg cần 1 cọc).
Nước sạch (nước sinh hoạt ăn, uống hàng ngày).
Nhiệt kế, ẩm kế, dụng cụ tưới: Bình ô hoa, bình phun sương, máy bơm… Khuôn gỗ hình thang có kích thước :
a) Chiều rộng đáy dưới 0,4m b) Chiều rộng đáy trên 0,3m c) Chiều dài đáy trên 1,1m
26
d) Chiều dài đáy dưới 1,2m e) Giờ hai đầu khuôn f) Chiều cao khuôn 0,4m
3.4.2.3. Xử lý nguyên liệu:
Rơm rạ được làm ướt trong nước vôi 0,35% (3,5kg vôi hòa với 1.000 lít nước) đánh đống ủ có cọc ở giữa, ủ 2 – 3 ngày đảo một lần, ủ tiếp 2 – 3 ngày.
Thời gian ủ kéo dài 4 – 6 ngày tùy theo tính chất của rơm. Khi đảo rơm lần 1 cần phải kiểm tra và chỉnh độ ẩm nguyên liệu. Cách kiểm tra và điều chỉnh như sau:
- Rơm rạ quá ướt (nước chảy thành dòng) cần hong phơi cho ráo nước. - Rơm rạ đủ ướt (vắt vài cọng rơm có nước chảy thành giọt ) là tốt
nhất.
- Rơm rạ khô (vắt không thấy chảy giọt nước nào) cần bổ sung thêm nước.
Sau khi chỉnh độ ẩm nguyên liệu tiếp tục ủ lại lần 2. Kệ ủ rơm cách mặt đất 15 – 20cm. Phía ngoài đống ủ nên dùng nilon hoặc bao dứa quay xung quanh để nhiệt độ đống ủ lên cao, (không che kín đỉnh, không trùm sát đất).
3.4.2.4. Cấy giống:
Kiểm tra giống trước khi cấy:
- Giống không bị nhiễm bệnh: Quan sát bên ngoài giống có màu trắng đồng nhất, sợi nấm mọc đều từ trên xuống dưới, không có màu xanh, đen, vàng… không có các vùng loang lổ.
- Giống có mùi thơm dễ chịu: Nếu có mùi chua, khó chịu là giống đã bị nhiễm khuẩn, nấm dại…
- Giống không già hoặc non. Sử dụng tốt nhất khi giống đã ăn kín hết đáy chai (hoặc túi) sau 3 – 4 ngày.
- Chuẩn bị mặt bằng: Chọn những chân ruộng cao, thoát nước tốt, chuẩn bị thành từng luống. Vệ sinh luống bằng tưới nước vôi lên bề mặt luống để diệt các loại côn trùng gây hại.
Nguyên liệu sau khi ủ đưa vào mô cấy giống. Trước khi vào mô, giũ rơm tơi, để nguội và thử, chỉnh độ ẩm khi đảo rơm lần 1. Rơm đã được ủ đúng tiêu chuẩn sẽ có màu vàng sẫm, mềm, độ ẩm 65 – 70%.
27
- Đặt khuôn theo diện tích hiện có sao cho thuận lợi khi đi lại chăm sóc nấm và tiết kiệm diện tích. Đặt mô cách mô từ 25 – 30cm.
- Trải một lớp rơm rạ vào khuôn dày 7 – 10cm. Cấy một lớp giống viền xung quanh thành khuôn, cách mép 3 – 5cm. Tiếp tục làm như vậy đủ 3 lớp. Lớp trên cùng (lớp thứ 4) rải giống rộng đều khắp trên bề mặt cũng cách thành mô 3 – 5cm, sau đó phủ lớp áo lên mặt mô dày 3 – 5cm, lớp áo ngoài này có độ ẩm cao hơn lớp trong để giữ ẩm.
- Cấy xong mỗi lớp ta dùng tay ấn chặt nhất là quanh thành khuôn.
- Trung bình một tấn rơm rạ khô trồng được trên dưới 75 – 80 mô nấm. Lượng giống nấm dùng khoảng 12kg/1 tấn nguyên liệu giống làm trên cơ chất bằng hạt.
3.4.2.5. Chăm sóc mô nấm đã cấy giống:
Cần che phủ thêm một lớp rơm rạ khô trên bề mặt mô nấm, Lớp rơm rạ này còn rất tốt, xếp theo một chiều, phủ theo kiểu lợp mái nhà. Chiều dày lớp phủ 4 – 5 cm.Tất cả các bề mặt của những mô ở mép ngoài khu vực trồng cũng cần che phủ bằng lớp rơm phủ áo, kiểm tra nếu thấy mô nấm bị khô có thể tưới trực tiếp lên lớp áo phủ nhiều lần trong ngày, sao cho lớp rơm phía ngoài của mô nấm không bị khô, mất nước.
Để tránh mưa và tiện cho việc chăm sóc mô nấm, có thể cắm các cọc tre hoặc đan thành “chiếc lồng” cách mặt mô nấm 10 – 15cm, phía ngoài bọc một lớp nilon, phía trên cùng phủ rơm rạ khô càng tốt.
Nhiệt độ mô nấm trong những ngày đầu khoảng 44 – 460C là tốt nhất. Sau khi cấy giống 5 ngày, đảo áo mô lần 1, tưới phun sương, tạo ẩm trong mô. Lớp rơm áo có thể dùng ở đó, máy bơm để tưới. Sau cấy giống 7 ngày, đảo áo mô lần 2, tưới đón nấm sau đó phủ lại. Ngày thứ 8 – 9 nấm ra nụ đinh ghim. Ngày thứ 11 – 12, nấm lớn hái bói thu sản phẩm.
3.4.2.6. Cách thu hái nấm:
Kể từ lúc trồng (cấy giống) đến khi hái hết đợt 1 khoảng 15 – 17 ngày. Nấm ra rộ từ ngày thứ 12 đến 15. Hái nấm còn ở giai đoạn hình trứng là tốt nhất, bảo đảm chất lượng và năng suất cao. Một ngày hái nấm 2 – 3 lần. Những ngày nắng nóng, nhiệt độ không khí cao, nấm phát triển rất nhanh, vì vậy quan sát nấm hơi nhọn đầu là hái được. Nấm thường mọc từng cụm, ta có thể hái cả cụm hoặc hái tỉa nhưng không để ảnh hưởng đến những chân nấm con.
28
Nấm hái đợt 1 khoảng 3 – 4 ngày. Năng suất 70 – 80%, sau 7 – 8 ngày ra tiếp đợt 2. Năng suất nấm đợt 2 khoảng 15 – 25%.Một đợt nuôi trồng (từ lúc xử lý nguyên liệu đến khi kết thúc thu hái) khoảng 25 – 30 ngày. Sau mỗi đợt nuôi trồng dọn vệ sinh sạch sẽ: tưới nước vôi (giống vôi quét tường) để 3 – 4 ngày lại trồng đợt tiếp theo.Năng suất nấm dao động từ 12 – 20% so với nguyên liệu khô (một tấn rơm rạ cho thu hoạch khoảng 120 – 200kg nấm tươi). Năng suất nấm cao hay thấp tùy thuộc vào chất lượng giống nấm, kỹ thuật nuôi trồng và yếu tố khí hậu.
3.4.2.7. Tiêu thụ nấm rơm:
Khi hái nấm xong, nấm rơm vẫn tiếp tục phát triển, nếu để thêm vài tiếng sau, từ giai đoạn hình trứng nấm có thể bị nở ô, vì vậy cần tiêu thụ nhanh trong 3 – 4 giờ đồng hồ. Dụng cụ đựng nấm cần thoáng, không để quá nhiều nấm (chiều cao dụng cụ tối đa 25cm). Muốn để nấm qua ngày thì bảo quản ở nhiệt độ 10 – 150C.
3.4.2.8. Sâu bệnh và cách phòng chống:
- Nấm dại (nấm mực) do độ ẩm nguyên liệu quá cao. Loại này không gây hại nhưng cạnh tranh dinh dưỡng của nấm rơm, cần điều chỉnh độ ẩm nguyên liệu lúc đem trồng, hạn chế tưới khi chăm sóc.
- Các loại nấm mốc (mốc xanh, vàng, đen,…) loại này nguy hiểm, nguyên nhân có thể do nguyên liệu bị nhiễm bệnh từ trước. Nhà xưởng vệ sinh không sạch sẽ, khu vực nuôi trồng ẩm thấp, đã trồng nấm nhiều lần… Cần loại bỏ những mô đã bị bệnh ra xa khu vực nuôi trồng thậm chí đem chôn sâu hoặc đốt để ngăn chặn nguồn bệnh lây lan.
- Côn trùng phá hoại (chuột, gián, kiến, mối…) dùng thuốc bẫy chuột, gián, kiến … tại khu vực nuôi trồng nấm.
3.4.2 Giá trị dinh dưỡng của nấm rơm
Nấm rơm là loại giàu dinh dưỡng, cứ 100g nấm rơm khô chứa tới 21 – 37g đạm. Thành phần đạm có trong nấm rơm chứa đủ các loại acide amine tối cần thiết cho cơ thể, hơn cả trong thịt bò và đậu tương. Trong 100g nấm rơm tươi chứa 90% nước, 3,6% đạm, 0,3% chất béo, 3,2% chất dinh đường, 1.1% chất xơ (cellulose), 0,8% tro, 28mg% Ca, 80mg% P, 1,2% Fe, các vitamin A, B1,B2, C, D…. Cứ 100g nấm rơm tươi cho cơ thể 31 calorie.
3.4.5 Giá trị kinh tế của nấm rơm
Hiện nay, mô hình trồng nấm rơm đã giúp bà con huyện Lai Vung cải thiện đời sống, một số hộ vươn lên thoát nghèo, tạo điều hiện giải quyết việc
29
làm cho nhiều lao động, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Nấm rơm là loại rau củ có giá trị xuất khẩu rất cao, loại nấm rơm chủ yếu xuất khẩu là nấm rơm muối và đóng hộp các nước xuất khẩu sang là mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Italia, Trung Quốc, Hàn Quốc,… góp phần rất vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Lai Vung là vung chuyên canh hoa màu và cây ăn trái lớn của tỉnh Đồng Tháp. Trong nhiều mô hình trồng màu có một mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao trong vài năm gần đây là nấm rơm.
Bảng 3.7: Diện tích, năng suất, sản lượng nấm rơm huyện Lai Vung giai đoạn 2010 – 2012
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Diện tích (ha) 500 500 395
Năng suất (tấn/ha) 18 19 20
Sản lượng (tấn) 9.000 9.500 7900
Chênh lệch (2011/2010) Chênh lệch (2012/2011)
Chỉ tiêu Tuyệt đối Tương đối
(%)
Tuyệt đối Tương đối
(%)
Diện tích (ha) 0 0,0 - 105 - 21,0
Năng suất (tấn/ha) 1 5,6 1 5,3
Sản lượng (tấn) 500 5,6 -1.600 -16,8
Nguồn: Trạm BVTV huyện Lai Vung, 2013
Nhìn chung giai đoạn từ năm 2010 đến 2011 diện tích nấm rơm vẫn ổn định là 500 ha. Nhưng năm 2012 diện tích trồng nấm rơm có xu hướng giảm xuống còn 395 ha, sở dĩ diện tích nấm rơm là do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do chi phí trồng nấm quá cao, rủi ro trong canh tác, đầu ra cho nấm thương phẩm thiếu ổn định. Nhưng đến Quí 2 năm 2013, diện tích nấm tăng trở lại là 400 ha.
Sản lượng nấm 2010 tăng so với năm 2011, cụ thể năm 2011 là 9.500 ha tăng 500 tấn (5,6%). Năm 2012 do chi phí trồng nấm cao nên sản lượng nấm giảm xuống còn 7.900 ha, giảm 1.600 ha so với năm 2011. Nhưng đến Quí 2 năm 2013 sản lượng nấm có xu hướng tăng trở lại 9.783 tấn, sở dĩ tăng trở lại là do thời gian gần đây nông dân có đầu vào ổn định Công ty CP Việt Mỹ chủ yếu thu mua, chế biến nấm tươi và xuất khẩu hàng tươi sang thị trường Mỹ, thay cho các sản phẩm nấm muối như trước đây các Công ty khác đã làm (Sở NN &PTNT, 2013).
30
Năng suất nấm rơm từ năm 2010 đến 2012 tăng đều qua các năm, cụ thể là năm 2010 là 18 tấn/ha đến năm 2011 là 19 tấn/ha, năm 2012 là 20 tấn/ha. Tang năng suất là do người dân áp dụng kỹ thuật canh tác tiến bộ và thời tiết thuận lợi. Đặc biết đến Quí 2 năm 2013 thì năng suất nấm tăng lên 24,5 tấn/ha.
31 CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 TỔNG QUAN VỀ HỘ SẢN XUẤT THEO MÔ HÌNH TRỒNG NẤM RƠM RƠM
4.1.1 Độ tuổi và số năm kinh nghiệm sản xuất
Qua kết quả điều tra 60 hộ sản xuất nấm rơm cho thấy,độ tuổi trung bình của chủ hộ khá cao là 40,95 tuổi, trong đó nhỏ nhất là 25 tuổi và cao nhất là 61 tuổi.
Bảng 4.8:Tuổi và số năm sản xuất của chủ hộ
ĐVT: Năm Chỉ tiêu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Tuổi chủ hộ 25 61 40,95 3,18 Số năm kinh nghiệm 2 25 8,85 8,81
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Vĩnh Thới – huyện Lai Vung, 2013
Theo thống kê, kể từ năm 1990 đến nay, ngành trồng nấm ở nước ta phát triển khá nhanh về quy mô và thành phần chủng loại nấm. Hiện nay, Việt Nam được xếp là một trong 5 quốc gia phát triển nghề trồng nấm và đứng nhất khu vực Đông Nam Á. Nghề trồng nấm phát triển do nguồn nguyên liệu sản xuất tại địa phương phong phú như: rơm rạ, mùn cưa, bã mía, thân cây gỗ... Ngoài ra, nguồn lao động của địa phương dồi dào, thời tiết thuận lợi cho phép trồng được nhiều chủng loại nấm.Đến thời điểm này, nông dân huyện Lai Vung thu hoạch rộ nấm rơm vụ Thu Đông được 34/72ha, năng xuất đạt khoảng 13 tấn/ha tập trung ở các xã ven Sông Hậu như: Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa.
Qua đó, nghề trồng nấm mang đến cho người dân nguồn thu nhập khá. Một phần lớn là do người dân có kinh nghiệm sản xuất rất lâu đời nên năng suất nấm rơm hằng năm cũng khá ổn định cuộc sống cũng được nâng cao. Số năm kinh nghiệm nhiều nhất là 25 năm nhỏ nhất là 1 năm kinh nghiệm, số kinh nghiệm trung bình của 60 nông hộ là 6 năm. Kinh nghiệm sản xuất là một trong những yếu tố góp phần rất lớn dẫn đến sự thành công của một mô hình sản xuất, nó giúp người sản xuất sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
32 4.1.2 Trình độ học vấn của chủ hộ
Có nhiều yếu tố tác động đến quá trình sản xuất và trình độ học vấn của chủ hộ cũng là một chỉ tiêu được xem xét, bởi nó có thể ảnh hưởng đến khả năng ra quyết định và khả năng tiếp thu các kỹ thuật sản xuất của chủ hộ. Mặc dù quá trình sản xuất nấm rơm không cần đòi hỏi kỹ thuật cao, nhưng người trực tiếp sản xuất cần phải nắm được các kỹ thuật, cũng như những kinh nghiệm được truyền đạt lại để nhận biết các loại bệnh thường gặp ở nấm, bón các loại thuốc dưỡng, phun các loại thuốc phù hợp, đúng lúc, đúng liều lượng để cho năng suất nấm rơm được giữ ở mức ổn định. Sau đây là bảng thống kê trình độ học vấn của các chủ hộ sản xuất nấm rơm ở xã Vĩnh Thới – huyện Lai Vung:
Bảng 4.9:Trình độ học vấn của đối tượng điều tra
Trình độ học vấn Tần số Tỷ lệ (%) Không có đi học 3 5,00 Cấp I 18 30,00 Cấp II 24 40,00 Cấp III 12 20,00 Trên cấp III 3 5,00 Tổng 60 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Vĩnh Thới – huyện Lai Vung, 2013
Theo số liệu điều tra cho thấy, có khoảng 97% các chủ hộ điều tra được đi học, chỉ có 3% là không được đi học. Trong đó, phần lớn các chủ hộ có học vấn cấp I và cấp II chiếm tỷ lệ khoảng 70%,số hộ có học vấn cấp I chiếm 30% và trên cấp III chỉ chiếm 5%. Nhìn chung, trình độ học vấn của các chủ hộ cao,trình độ học vấn tập trung chủ yếu ở bậc tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông thì chủ hộ có khả năng tiếp thu tốt từ các lớp tập huấn, cán bộ khuyến nông ; ngoài ra còn có thể tự học hỏi, tìm tòi tư các tạp chí, truyền hình…điều này cũng đã góp phần không nhỏ vào việc tăng hiệu quả sản xuất của nông hộ. Nhưng qua kết quả điều tra đối với 60 nông hộ thì kinh nghiệm sản xuất nấm rơm của họ chủ yếu là học hỏi từ hàng sớm, kinh nghiệm vốn tự có và học hỏi từ gia đình.
4.1.3 Nguồn lao động
Nguồn lao động là nhân tố tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất . Để tìm hiểu về nguồn lao động trong sản xuất nấm rơm chúng ta cần xét đến các chỉ tiêu: số nhân khẩu trong gia đình, số lao động nam và số lao động nữ tham
33
gia trực tiếp vào quá trình sản xuất nấm rơm. Kết quả khảo sát 60 hộ về tình hình sử dụng nguồn lực nông hộ được thể hiện ở bảng 4.10.
Bảng 4.10:Cơ cấu lao động gia đình tham gia sản xuất nấm rơm
ĐVT: người/ hộ Chỉ tiêu Giá trị nhỏ nhất Giá trị cao nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Số thành viên trong gia đình 2 8 3,9 1,12
Nam 1 4 1,45 0,65
Lao động trực tiếp sản
xuất Nữ 1 2 1,15 0,36
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Vĩnh Thới – huyện Lai Vung, 2013
Qua bảng 4.10 ta thấy, trung bình một hộ ở xã Vĩnh Thới có tổng số nhân khẩu là 3,9 người, trong đó hộ có đông nhân khẩu nhất là 8 người và ít nhất là 2 người. Ở xã Vĩnh Thới, mặt dù sản xuất nông nghiệp là nguồn thu nhập chính nhưng lực lượng lao động gia đình tham gia sản xuất nông nghiệp không cao, trung bình có 2,6 người/hộ, còn các thành viên còn lại chủ yếu là những người sống phụ thuộc như người già và người còn đi học; ngoài ra, còn có một lực lượng lao động đi làm trong các khu công nghiệp. Trong 2,6 người/hộ