Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng nấm rơm ở xã vĩnh thới huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 59)

Để hiểu rõ hơn về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất của các nông hộ ta sử dụng phần mềm SATA để xử lý số liệu và hàm Cobb- Douglas. Các nhân tố cho rằng có ảnh hưởng đến năng suất sản xuất gồm: số năm kinh nghiệm, số lượng rơm , số lượng meo giống, số lượng phân chuyên dung, chi phí thuốc BVTV, tổng ngày công lao động được xử lý và cho kết quả như sau:

Hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng:

LnY = b + b1LnX1 + b2LnX2 + b3LnX3 + b4LnX4 + b5LnX5 + b6LnX6

Trong đó,

- LnY là biến phụ thuộc: là Ln [năng suất nấm rơm (kg/1.000 mgiồng)] mà nông hộ đạt được.

- Các biến độc lập:

+ LnX1: Ln [Số năm kinh nghiệm (năm)]

+ LnX2: Ln [Số lượng rơm sử dụng (kg/1.000m giồng)] + LnX3: Ln [Số lượng meo giống (kg/1.000m giồng)]

+ LnX4: Ln [Số lượng phân chuyên dụng (kg/1.000m giồng)] + LnX5: Ln [Chi phí thuốc BVTV (đồng/1.000m giồng)]

+ LnX6: Ln [Tổng số ngày công lao động (ngày/1.000m giồng/vụ)] Sau đây là bảng kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất nấm rơm của các nông hộ ở xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp:

48

Bảng 4.18: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất

Yếu tố Hệ số Mức ý nghĩa

(P_value)

Hằng số -2,749 0,000

Số năm kinh nghiệm 0,070ns 0,369

Số lượng rơm 0,657** 0,012

Số lượng meo 0,473** 0,000

Số lượng phân chuyện dụng 0,182** 0,026

Chi phí thuốc BVTV 0,095** 0,007

Tổng ngày công lao động -0,277ns 0,205

Biến phụ thuộc Năng suất

(LnY)

Hệ số R2 0,703

Hệ số R2 hiệu chỉnh 0,669

Sig.F 0,000

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Vĩnh Thới – huyện Lai Vung, 2013

Chú thích: **,ns : lần lượt có mức ý nghĩa thông kê tương ứng 5%và không có ý nghĩa. Tham khảo phụ lục 1.

Dựa theo kết quả phân tích ANOVA cho thấy Sig.F = 0,000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa α = 5% nên mô hình có ý nghĩa và các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y. Với yếu tố phóng đại phương sai (VIF) của các biến trong mô hình là 1,26nhỏ hơn rất nhiều so với 10 nên chứng tỏ mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Hệ số xác định R2 = 0,703 cho thấy 70,3% sự thay đổi của năng suất nấm rơm được giải thích bởi các yếu tố kinh nghiệm, số lượng rơm, số lượng meo giống, số lượng phân chuyên dung, chi phí thuốc BVTV, tổng ngày công lao động Còn lại 29,7% là do ảnh hưởng của các nhân tố khác không được xét trong mô hình.

Ta có phương trình hồi quy các yếu tố LnXi ảnh hưởng đến năng suất (LnY):

LnY = - 2,749 + 0,070LnX1 + 0,657LnX2 + 0,473LnX3 + 0,182LnX4 + 0,095LnX5 – 0,277LnX6 (1)

Theo bảng 4.18 thì chỉ có 5 nhân tố ảnh hưởng đến năng suất gồm LnX2(số lượng rơm), LnX3(số lượng meo giống), LnX4(số lượng phân), LnX5(số lượng thuốc BVTV), ảnh hưởng với mức ý nghĩa nhỏ hơn 10% .

49

Giải thích các biến có ý nghĩa thống kê trong phương trình (1):

+ Số lượng rơm (LnX2):

Chọn rơm cũng rất quan trọng nó ảnh hưởng khá lớn đến năng suất nấm trồng sau này, để trồng nấm có năng suất nấm cao, nông hộ chỉ sử dụng rơm rạ mới, không bị nhiễm nấm dại, mốc, vi khuẩn… Với hệ số β2 = 0.657 trong phương trình (1) với mức ý nghĩa là 5% cho ta biết rằng, nếu các yếu tố khác trong mô hình không đổi, khi số lượng rơm tăng lên 1% thì sẽ làm cho năng suất tăng lên 0,657%, đừng vì mức ý nghĩa như trên mà sử dụng quá nhiều rơm sẽ làm tăng chi phí sản xuất còn tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển ảnh hưởng tới năng suất.

+ Số lượng meo giống (LnX3):

Chọn meo giống là khâu quan trọng, nó có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất nấm trồng sau này. Chọn meo giống tốt, đúng tuổi, không nhiễm tạp khuẩn sẽ cho năng suất cao và chất lượng nấm tốt.Là nguyên liệu trực tiếp phục vụ cho sản xuất, góp phần quyết định chất lượng và năng suất nông phẩm. Trong phương trình (1) có hệ số β3 = 0,473 với mức ý nghĩa là 5%, nếu các yếu tố khác trong mô hình không đổi, khi tăng 1% số lượng meo giống sẽ làm tăng 0,473% năng suất. Không nên lạm dụng giống quá nhiều thì ngoài việc làm cho chi phí sản xuất tăng thêm còn làm cho sâu bệnh có cơ hội phát triển (trung bình trên 1.000 m giồng chỉ nên rắc từ 6 – 8 bao meo) sẽ tố hơn nếu không sẽ có tác dụng ngược lại.

+ Số lượng phân chuyên dụng(LnX4):

Hệ số của biến LnX4 có ý nghĩa thống kê trong mô hình thì lượng phân chuyên dụng được sử dụng có ảnh hưởng đến năng suất của vụ và ảnh hưởng theo tỷ lệ thuận. Phương rình (1) cho ta hệ số β4 = 0,182 và ở mức ý nghĩa 5%, nếu các yếu tố khác trong mô hình không thay đổi, khi tăng 1% lượng phân chuyên dụng thì năng suất nấm rơm tăng 0,182%. Nếu áp dụng đúng quy trình và sử dụng đúng liều lượng phân chuyên dụng thì năng suất sẽ tăng còn không thì sẽ ngược lại.

+ Chi phí thuốc BVTV (LnX5):

Cũng là yếu tố không kém phần quan trọng cũng có ảnh hưởng đến năng suất và điều này đã được chứng minh trong kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất. Trong phương trình (1), hệ số β5 = 0,095 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, nếu các yếu tố khác trong mô hình không đổi, khi tăng 1% chi phí thuốc BVTV thì năng suất của vụ nấm sẽ tăng 0,095%. Nếu

50

nông hộ biết khi nào nên tăng hoặc giảm chi phí thuốc thì năng suất sẽ thay đổi.

4.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NÔNG HỘ TRỒNG NẤM RƠM Ở XÃ VĨNH THỚI, LAI

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng nấm rơm ở xã vĩnh thới huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 59)