Mặc dù sản xuất nấm rơm có được nhiều thuận lợi và cho về lợi nhận cao, song bên cạnh đó, các nông hộ sản xuất cũng gặp phải không ít khó khăn.
Bảng 5.21: Những khó khan khi tham gia mô hình sản xuất nấm rơm vụ Thu Đông
Yếu tố Tần số Tỷ lệ (%)
Thiếu rơm 7 11.67
Thiếu meo giống 9 15
Thiếu vốn đầu tư 5 8,33
Giá cả đầu vào cao 9 15
Thiếu kinh nghiệm sản xuất 10 16,67
Giá bán không ổn định 15 25
Thời tiết 5 8.33
Tổng 60 100
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Vĩnh Thới – huyện Lai Vung, 2013
Qua bảng 5.21 ta thấy, có nhiều yếu tố đầu vào gây khó khăn trong quá trình sản xuất, gồm: thiếu rơm là chiếm phần đông số ý kiến (chiếm 11,67% ý kiến), thiếu meo giống và giá cả đầu vào cao (chiếm 15% ý kiến), thiếu vốn đầu tư và thời tiết (chiếm 8,33% ý kiến cho mỗi yếu tố), thiếu kinh nghiệm sản xuất (chiếm 16,67% ý kiến) và giá cả không ổn định (chiếm 25%) là vấn đề mà các nông hộ lo lắng nhiều nhất chuyện “ được mùa thì mất giá ” luôn quanh quẳn bên cạnh người nông dân.
Ngoài ra, nông hộ còn gặp khó khăn về thị trường đầu ra, bên cạnh là phát triển mạnh nghề trồng nấm nhưng khâu tiêu thụ sản phẩm không ổn định là do diện tích sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự liên kết giữa các nông hộ nên thị trường đầu ra bấp bênh, không có nơi tiêu thụ ổn định. Khi vào vụ thu hoạch giá cả thường không ổn định (chiếm 25% ý kiến), nông dân không có sự
55
lựa chọn cho đầu ra sản phẩm, chủ yếu là bán ngay cho các thương lái sau khi thu hoạch cùng với nguồn thông tin về giá cả không được cập nhật kịp thời nên thường bị các thương lái ép giá.