Theo kết quả phân tích thống kê mô tả, các khoản chi phí sản xuất trong mô hình được thể hiện trong bảng 4.15 như sau:
40
Bảng 4.15: Các khoản chi phí trong sản xuất nấm rơm của nông hộở xã Vĩnh Thới – Lai Vung – Đồng Tháp
ĐVT:1.000 đồng/1.000 mét giồng Các khoảng mục Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Tỷ lệ (%) Chi phí rơm 13.000 45.000 19.833,3 66,8
Chi phí meo giống 1.560 9.520 3.085,0 10,3
Chi phí thuốc dưỡng 95 462 179,6 0,7
Chi phí thuốc BVTV 120 1.800 360,8 1,2
Chi phí chăm sóc 3.390 9.650 5.239,5 17,6
Chi phí thu hoạch 540 1.620 822,0 2,8
Chi phí khác 55 650 177,5 0,6
Tổng 18.760 68.702 29.697,7 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Vĩnh Thới – Lai Vung, 2013
Theo số liệu điều tra thì trong quá trình sản xuất nấm rơm có phát sinh các khoản chi phí gồm: chi phí mua rơm, chi phí meo giống, chi phí thuốc dưỡng (phân chuyên dung), chi phí thuốc BVTV, chi phí chăm sóc (rải vôi chuẩn bị đất, ủ rơm, thu xếp mô và rắc meo, rải thuốc, tưới tiêu), chi phí thu hoạch (hái nấm) và chi phí khác (chi phí nhiên liệu, chi phí công cụ, dụng cụ…).
Qua bảng 4.15cho ta thấy, tổng chi phí sản xuất nấm rơm của nông hộ trung bình là 29.697.700 đồng/1.000 m giồng, khoản chi phí thấp nhất là 18.760.000 đồng/1.000 m giồng, giữa mức chi phí cao nhất và thấp nhất có sự chênh lệch là 49.942.000 đồng/1.000 mgiồng.Nguyên nhânlà do có sự chênh lệch về các khoản chi phí như rơm, meo giống, thuốc dưỡng, thuốc BVTV, lao động giữa các nông hộ. Các nông hộ khác nhau thì có mức sử dụng khác nhau tùy theo kinh nghiệm, diện tích cũng như mức độ tiếp thu kỹ thuật canh tác. Theo số liệu phân tích, các khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất là chi phí mua rơm, chi phí chăm sóc; còn các khoản chi phí khác chiếm tỷ trọng tương đối thấp hơn trong cơ cấu chi phí. Để nắm rõ hơn về mức độ ảnh hưởng của từng khoản chi phí vào cơ cấu chi phí sản xuất ta quan sát biểu đồ sau:
41
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Vĩnh Thới – huyện Lai Vung, 2013
Hình 4.3: Cơ cấu chi phí trong sản xuất nấm rơm của nông hộ điều tra
a/ Chi phí chuẩn bị đất
Chuẩn bị đất là khâu đầu tiên trong kế hoạch sản xuất 1 vụ mới. Theo các nông hộ phỏng vấn cho biết, đối với trồng nấm rơm thì khâu chuẩn bị đất thì cũng khá đơn giản không tốn kém nhiều chi phí, với những nơi đất mới trồng nấm thì không tốn chi phí cho vôi rãi đất, còn những mét giồng muốn trồng nấm lại thì phải chi tiền vôi để cải tạo và diệt một số loại vi khuẩn, con trùng trên mặt đất.
b/ Chi phí rơm
Trong một vụ sản xuất nấm rơm khoản chi phí đầu vào nặng vốn nhất đó chính là chi phí mua rơm. Nguyên nhân là vì trong vụ thu đông này hầu hết nông hộ sản xuất nấm rơm điều mua rơm nguyên liệu từ các thương lái mà các thương lái thì phải mua rơm từ các vùng ngoài nên chi phí của một ghe rơm khá cao. Qua điều tra trên 60 nông hộ thì chi phí mua rơm là cao nhất chiếm 66,8%.
c/ Chi phí meo giống
Meo giống là yếu tố quan trọng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng xuất của vụ thu hoạch. Chi phí meo giống cao hay thấp thì phụ thuộc vào số lượng gieo trồng và giá. Theo số liệu thực tế, meo giống chủ yếu được mua từ các cơ sở bán meo nhỏ lẽ với giá meo giống dao động từ 260 – 320 ngàn đồng/bao , một bao meo giống khoảng 130 bịch meo. Bình quân trên 1.000 mét giồng thì sử dụng khoảng 8 bao meo giống tùy theo nông hộ sử dụng. Trung bình sử dụng cho 1.000 mét giồng đầu tư khoảng trên 2 triệu, theo
Chi phí rom 66.8% Chi phí meo gi?ng 10.3% Chi phí thu?c du? ng 0.7% Chi phí thu?c BVTV 1.2% Chi phí cham sóc 17.6% Chi phí thu ho?ch 2.8% Chi phí khác 0.6%
42
thống kê trên 60 nông hộ thì chi phí trung bình sử dụng meo giống là 3.085.000 đồng.
d/ Chi phí thuốc dưỡng (phân chuyên dụng)
Khác với các loại cây trồng khác, đối với nấm rơm thì không sử dụng các loại phân bón có chứa các hàm lượng N,K,P, đạm,… mà nấm rơm chỉ sử dụng những loại phân chuyên dùng, dung riêng cho việc sản xuất nấm rơm như: Piotit, Bioted… cácloại thuốc dưỡng này có giá bán cũng rẽ và dễ sử dụng. Qua điều tra chi phí thuốc dưỡng chỉ chiếm 0,7% trong toàn bộ chi phí sản xuất.Trung tâm KNKN Kiên Giang đã sản xuất và nếu sử dụng thêm phân Bioted nấm, năng suất nấm tăng từ 2-4 lần so với cách sản xuất truyền thống của nông dân.
e/ Chi phí thuốc BVTV
Cũng như phân chuyên dụng thuốc BVTV chỉ sử dụng các loại thuốc BVTV cho riêng cây nấm, nhưng chi phí cao hơn phân chuyên dụng chiếm 1,2 vẫn thấp hơn rất nhiều so với tổng chi phí. Các loại thuốc BVTV trừ bệnh phổ rộng như VIVIL 5SC, VIXAZOL 275 SC, Pit, HVI 101, Rong Biển, F95, PAM…, liều lượng 15-20 ml/bình 8 lít nước, đều có thể trừ được các loại nấm mốc.
f/ Chi phí chăm sóc
Tuy nấm rơm là loại cây dễ trồng, ít sử dụng phân bón, thuốc BVTV nhưng phải làm đúng công đoạn, kĩ thuật trồng thì mới đảm bảo được năng suất nấm. Nông hộ phải bỏ ra rất nhiều công lao động trong một vụ sản xuất như: ủ rơm, xếp mô rắc meo, rãi thuôc, tưới tiêu,… . Qua thống kê chi phí chăm sóc chiếm 17,6% trong tổng chi phí vụ sản xuất nấm.
g/ Chi phí thu hoạch
Đây là khoản chi phí cuối cùng của nông hộ sản xuất nấm rơm. Chi phí thu hoạch chủ yếu là thuê mướn nhân công hái nấm rơm. Tùy theo thời điểm mà chi phí thuê mướn cao hay thấp, nhưng trên thực tế thì chi phí này với giá dao động từ 90 – 100 ngàn đồng. Chi phí thu hoạch bình quân là 822.000 đồng/1.000 mét giồng, khoản chênh lệch chi phí này giữa các nông hộ không nhiều, chi phí thu hoạch cao nhất là 1.620.000 đồng và thấp nhất là 540.000 đồng.
h/ Chi phí khác
Chi phí khác bao gồm chi phí nhiên liệu, công cụ, dụng cụ tưới tiêu,….trên thực tế thì chi phí này không cao và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng
43
chi phí sản xuất. Trung bình 1.000 mét giồng sản xuất thì các nông hộ phải bỏra 100 – 200 ngàn đồng cho chi phí này, chiếm 0.6% chi phí trong vụ Thu Đông này.