đổi.
4.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NÔNG HỘ TRỒNG NẤM RƠM Ở XÃ VĨNH THỚI, LAI CỦA CÁC NÔNG HỘ TRỒNG NẤM RƠM Ở XÃ VĨNH THỚI, LAI VUNG – ĐỒNG THÁP
4.4.1 Cơ sở lý luận các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất nấm rơm nói riêng, thì lợi nhuận là mục tiêu cuối mà nông dân muốn có được khi sản xuất. Năng suất và giá bán là hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, năng suất càng cao thì lợi nhuận nông hộ thu về càng nhiều nhưng phải kèm theo giá bán ở mức cao. Ngoài ra, các khoản chi phí phí (rơm, meo giống, phân chuyên dụng, thuốc BVTV, chăm sóc, LĐ thuê) cũng có tác động lớn đến mức sinh lời của nông hộ sản xuất; chi phí bỏ ra càng nhiều thì sẽ làm năng suất tăng lên nhưng sẽ làm giảm lợi nhuận của các nông hộ, chúng có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Vì thế, các yếu tố trên được đưa vào phương trình hồi quy để phân tích để biết được mức độ ảnh hưởng của chúng đến lợi nhuận của nông hộ sản xuất nấm rơm.
4.4.2 Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ hộ
Phương trình hồi quy có dạng:
Y = b + b1X1 + b2X2 + b3X3 + b4X4 + b5X5
Trong đó,
- Biến phụ thuộc Y (kg/công): là lợi nhuận mà nông hộ đạt được. - Các biến độc lập:
+ X1: Chi phí rơm nguyên liệu (đồng/1.000m giồng) + X2: Chi phí meo giống (đồng/1.000mgiồng)
+ X3: Chi phí phân chuyên dụng (đồng/1.000m giồng) + X4: Chi phí thuốc BVTV (đồng/1.000mgiồng) + X5: Chi phí chăm sóc (đồng/1.000m giồng)
Sau khi qua xử lý các số liệu thu thập được từ 60 hộ bằng phần mềm SATA, ta thu được kết quả về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến lợi nhuận như sau:
51
Bảng 4.19: Kết quả phân tích hồ quy các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận
Yếu tố Hằng số Mức ý nghĩa
(P_value)
Hằng số -2.950,563 0,002
Chi phí rơm -0,616** 0,020
Chi phí meo giống 4,463** 0,001
Chi phí phân chuyên dụng
-12,047ns 0,734
Chi phí thuốc BVTV 8,896** 0,003
Chi phí chăm sóc 1,268ns 0,621
Biến phụ thuộc Năng suất
Hệ số R2 0,292
Hệ số R2hiệu chỉnh 0,226
Sig.F 0,002
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Vĩnh Thới – huyện Lai Vung, 2013
Chú thích,**,ns : lần lượt có mức ý nghĩa thông kê tương ứng 5% và không ý nghĩa. Tham khảo phụ lục 2.
Qua bảng 4.19 cho thấy, Sig.F của mô hình là 0,002 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% rất nhiều nên mô hình có ý nghĩa, các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Hệ số R2 = 0,292, cho thấy 29,2% sự thay đổi của lợi nhuận thu được từ trồng nấm rơm do ảnh hưởng bởi chi phí rơm,chi phí meo giống,chi phí phân chuyên dụng, chi phí thuốc BVTV, chi phí chăm sóc, còn lại 70,8% bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác chưa được xét đến. Với yếu tố phóng đại phương sai (VIF) của các biến trong mô hình là 3,41 nhỏ hơn rất nhiều so với 10 nên chứng tỏ mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.
Phương trình hồi quy về ảnh hưởng của các biến độc lập (Xi) lên biến phụ thuộc Y (Y) được tổng hợp từ bảng 4.19 là:
Y = - 2.950,563 – 0,616X1 + 4,463X2 – 12,047X3 + 8,896X4 + 1,268X5 (2)
Theo kết quả hồi quy, với 5 biến được đưa vào mô hình thì các biến chi phí rơm, chi phí meo giống, chi phí thuốc BVTV, chi phí chăm sóc có ý nghĩa đối với mô hình (với mức ý nghĩa < 5%).
52
Qua bảng 4.19 ta thấy, hệ số của các biến chi phí có ý nghĩa đối với mô hình (chi phí rơm, chăm sóc) mang dấu (-), đồng nghĩa với việc chúng ảnh hưởng tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Các biến được giải thích cụ thể như sau:
+ Chi phí meo giống (X2): Trong phương trình (2), hệ số β2 = 0,001 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, nếu các yếu tố khác trong mô hình không đổi, khi chi phí meo giống tăng (giảm) 1 đơn vị thì sẽ làm tăng (giảm) 4,463 đồng lợi nhuận.
+ Chi phí thuốc BVTV (X4): Trong phương trình (2), hệ số β4 = 0,003 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, nếu các yếu tố khác trong mô hình không đổi, khi chi phí thuốc BVTV tăng (giảm) 1 đơn vị thì lợi nhuận mà nông hộ thu được sẽ tăng (giảm) 8,896đồng/1000 m giồng.
Bên cạnh đó, chi phí rơm và chi phí chăm sóc là 1 nhân tố ảnh hưởng tỷ lệ nghịch với lợi nhuận, nhưng chi phí rơm mới có mức độ ảnh hưởng tới lợi nhuận.
+ Chi phí rơm (X1): Trong phương trình (2), hệ số β1 = 0,020 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, nếu các yếu tố khác trong mô hình không đổi, khi chi phí phân bón tăng (giảm) 1 đơn vị thì sẽ làm giảm (tăng) 0,616 đồng lợi nhuận.
Tóm lại, từ kết quả hồi quy ta thấy các yếu tố được đưa vào mô hình thì có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến lợi nhuận chúng đều tác động ở mức độ tin cậy rất cao (ở mức α = 5%). Trong đó, các yếu tố chi phí meo, chi phí thuốc BVTV,ảnh hưởng tỷ lệ thuận với lợi nhuận, nên trong quá trình sản xuất ta nên chú ý tăng các loại chi phí này một cách hợp lý để đạt được lợi nhuận tối đa. Bên cạnh đó, có một yếu tố chi phí rơm,có ảnh hưởng tỷ lệ nghịch với lợi nhuận,nên trong quá trình sản xuất ta nên chú ý giảm các loại chi phí này ở mức tối thiểu để đạt được lợi nhuận tối đa. Trong sản xuất nông nghiệp chung và sản xuất nấm rơm nói riêng, hiện tượng “được mùa, mất giá” là thường xuyên xảy ra. Ta không thể chủ động trong việc điều chỉnh giá cả loại nông phẩm này vì vậy cần phải có sự can thiệp của các ngành, các cấp trong việc kiềm giá không cho giá nấm rơm biến động mạnh (rớt giá đến mức quá thấp), hạn chế tình trạng nông dân bị thương lái ép giá do không có nơi tiêu thụ hay phương tiện tồn trữ, ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của các nông hộ sản xuất.
53 CHƯƠNG 5
MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢTÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG NẤM RƠM TẠI XÃ
VĨNH THỚI HUYỆN LAI VUNG - TỈNH ĐỒNG THÁP
5.1 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT NẤM RƠM CỦA NÔNG HỘ