Chỉ số tài chính thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu, lợi nhuận, thu nhập, tổng chi phí, chi phí chưa có chi phí LĐGĐ và số ngày công lao động. Các chỉ tiêu tài chính của mô hình sản xuất nấm rơm được thể hiện trong bảng 4.17 như sau:
Bảng 4.17: Các tỷ số tài chính trong sản xuất nấm rơm
Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình DT/CP Lần 0,774 2,355 1.255 TN/CP Lần -0,183 1,445 0,324 LN/CP Lần -0,226 1,355 0,255 LN/DT Lần -0,292 0,575 0,142 TN/CP chưa LĐGĐ Lần -10,156 3,299 1,144 TN/NCLĐ 1.000 đồng/1.000 m giồng/ngày công -404,571 2.989,333 486,095
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Vĩnh Thới – huyện Lai Vung, 2013
Theo bảng 4.17, ý nghĩa của các tỷ số tài chính được giải thích như sau:
+ Tỷ số trung bình của doanh thu/chi phí bằng 1,255 có nghĩa là nếu nông hộ bỏ ra 1 đồng chi phí để đầu tư sản xuất nấm rơm thì sẽ thu được 1,255 đồng doanh thu. Tỷ số này lớn hơn 1 chứng tỏ sản xuất nấm rơm vụ Thu Đông của các nông hộ ở xã Vĩnh Thới có hiệu quả tài chính. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại chưa cao đồng nghĩa với việc nông hộ vẫn còn gặp khó khăn trong sản xuất và chưa khai thác hết giá trị của loại nấm này. Do doanh thu và chi phí tỷ lệ nghịch với nhau nên khi doanh thu tăng thì chi phí giảm và ngược lại. Đối với những hộ có kinh nghiệm canh tác tốt kết hợp với các điều kiện thuận lợi sẽ làm chi phí ở mức tối thiểu vì thế tỷ số doanh thu/chi phí sẽ tăng lên, cao nhất là 2,355 lần. Ngược lại, những hộ sản suất không có sự kết hợp tối ưu các yếu tố đầu vào cũng như gặp khó khăn về đầu ra sản phẩm sẽ làm cho chi phí
45
và doanh thu chênh lệch không nhiều nên tỷ số doanh thu/chi phí nhỏ, thấp nhất là 0,774 lần.
+ Tỷ số trung bình của thu nhập/chi phí bằng 0,324 có nghĩa là nếu bỏ ra 1 đồng chi phí để đầu tư sản xuất nấm rơm thì sẽ đem về cho nông hộ 0,324 đồng thu nhập. Ta thấy tỷ số này mang giá trị dương chứng tỏ rằng sản xuất nấm rơm ở xã Vĩnh Thới đạt hiệu quả tài chính. Tỷ số thu nhập/chi phí có thể dao động (tăng, giảm) tùy vào hiệu quả sản xuất của từng nông hộ. Nếu nông hộ sử dụng lao động gia đình là chính, giảm lượng phân thuốc ở mức tối thiểu sẽ làm cho chi phí sản xuất thấp và sản phẩm được mua với giá cao góp phần tăng thu nhập sẽ làm cho tỷ số thu nhập/chi phí tăng cao nhất, 1,445 lần. Ngược lại, tỷ số thu nhập/chi phí sẽ có giá trị thấp nhất là – 0,183 lần do chi phí quá cao làm cho hộ sản xuất bị lỗ.
+ Tỷ số trung bình của lợi nhuận/chi phí (lợi nhuận/ tổng chi phí sản xuất) bằng 0,255, có nghĩa là nếu nông hộ bỏ ra 1 đồng chi phí để đầu tư sản xuất nấm rơm thì sẽ đem về 0,255 đồng lợi nhuận. Tỷ số lợi nhuận/chi phí có giá trị lớn nhất là 1,355 lần và nhỏ nhất là – 0,226 lần. Mặc dù tỷ số lợi nhuận/chi phí có giá trị nhỏ nhất mang dấu âm nhưng xét về giá trị trung bình thì mô hình sản xuất nấm rơm vụ Thu Đông của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu vẫn đạt hiệu quả về mặt tài chính (tỷ số trung bình > 0).
+ Tỷ số trung bình của lợi nhuận/doanh thu bằng 0,142, có nghĩa là trong 1 đồng doanh thu mà nông hộ sản xuất nấm rơm thu được sẽ có 0,142 đồng lợi nhuận sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí. Với giá trị trung bình lớn hơn 0 nên sản xuất đạt hiệu quả tài chính. Tỷ số lợi nhuận/doanh thu cao nhất là 0,575 lần cho thấy nông hộ sản xuất đạt hiệu quả cao. Ngược lại, khi nông hộ sản xuất kém hiệu quả (lợi nhuận < 0) thì tỷ số giữa lợi nhuận và doanh thu có giá trị thấp, thấp nhất là - 0,292 lần.
+ Tỷ số trung bình của thu nhập/chi phí bằng 1,144 có nghĩa là nếu bỏ ra 1 đồng chi phí chưa tính chi phí LĐGĐ để sản xuất nấm rơm thì nông hộ sẽ thu được 1,144 đồng thu nhập. Ngoài ra, tỷ số thu nhập/chi phí lớn hơn 0 cho thấy sản xuất đạt hiệu quả về mặt tài chính. Tuy nhiên, trong bài phân tích ta chỉ có thể xét tỷ số này ở giá trị trung bình vì có hộ sản xuất kém hiệu quả (thu nhập nhỏ hơn 0) nên tỷ số thu nhập/chi phí không có ý nghĩa với tỷ số có giá trị lớn nhất và nhỏ nhất.
+ Tỷ số trung bình của thu nhập/ngày công LĐGĐ bằng 486,095 có nghĩa là nếu nông hộ sản xuất nấm rơm bỏ ra 1 ngày công lao động gia đình thì sẽ thu về được 486,095 đồng thu nhập. Đối với các nông hộ chỉ sử dụng nguồn lao động thuê là chính và có sự chênh lệch lớn trong thu nhập (thu nhập
46
cao nhất là 2.989,333 đồng và thấp nhất là – 404,571 đồng) thì tỷ số này không có ý nghĩa về tỷ số có giá trị nhỏ nhất và lớn nhất; bởi vì tỷ số này phụ thuộc vào cả 2 yếu tố là thu nhập và số ngày công lao động gia đình mà nông hộ bỏ ra.
Qua các chỉ tiêu tài chính, nhìn chung các nông hộ sản xuất nấm rơm ở xã Vĩnh Thới đạt hiệu quả về mặt tài chính vì giá trị trung bình của các tỷ số tài chính đều dương.
4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT TRỒNG NẤM RƠMCỦA CÁC NÔNG HỘ Ở XÃVĨNH THỚI– LAI