Nguồn lực đất đai

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng nấm rơm ở xã vĩnh thới huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 45)

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất nấm rơm nói riêng thì đất đai không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được; ngoài ra, đất đai còn là điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng quy mô sản xuất của nông hộ. Trong bài nghiên cứu này thì diện tích đất sử dụng cho sản xuất nấm rơm thì không sử dụng nhiều chỉ cần với diện tích nhỏ thì nông hộ cũng sản xuất nấm rơm được. Đa số nông hộ sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất nấm rơm là tương đối ít chỉ khoảng từ (1.000 – 4.000) mét giồng, nên diện tích đất sản xuất nấm rơm chiếm diện tích rất thấp so với tổng diện tích đất dùng cho nông nghiệp. Qua điều tra diện tích đất của nông hộ thể hiện qua bảng 4.11.

34

Bảng 4.11:Diện tích đất của nông hộ điều tra

ĐVT: công (0.5 công = 1000 mét giồng)

Diện tích Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Đất nông nghiệp (công) 2 25 10,28 5,36 Đất trồng nấm rơm (1.000 m giồng) 1 3,6 1,63 0,62

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Vĩnh Thới – huyện Lai Vung, 2013

Với nguồn thu nhập chính chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp nên vào vụ Thu Đông hầu như tất cả các nông hộ đều sử dụng đất vườn, sân nhà để sản xuất nấm rơm để tránh ngập nước. Qua bảng 4.11 ta thấy, diện tích đất mà các nông hộ sở hữu không nhiều, trung bình một hộ gia đình ở đây sở hữu 10,28 công đất sản xuất; trong đó có trung bình 1630 mét giồng tương đương khoảng gần 1 công đất được sử dụng để canh tác nấm rơm vào vụ này. Ngoài ra, có sự chênh lệch rất lớn giữa hộ có diện tích trồng nấm rơm cao nhất (25 công) và thấp nhất là 2 công (4.000 mét giồng). Bên cạnh đó sự chênh lệch về độ lệch chuẩn của đất trồng và đất sản xuất nấm rơm là rất cao chênh lệch 4,44 cho ta thấy đất sử dụng cho sản xuất nấm rơm vẫn còn rất thấp chủ yếu sản xuất hộ gia đình và nhỏ lẻ.

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Vĩnh Thới – huyện Lai Vung, 2013

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện diện tích đất trồng nấm rơm của nông hộ điều tra Qua hình 4.11 cho ta thấy diện tích đất trồng nấm rơm từ 1 đến 2 ngàn mét giồng là chiếm tỉ lệ cao nhất đạt 72% trên 60 nông hộ điều tra, diện tích từ 2 đến 3 ngàn mét giồng chiếm tỉ lệ cũng khá cao đạt 20% trên tổng số hộ diều

72% 20%

8%

35

tra, còn với diện tích từ 3 đến 4 chiếm tỉ lệ thấp chiếm 8%. Từ đó cho ta thấy phần đông số nông hộ sản xuất nấm rơm với quy mô nhỏ lẽ.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng nấm rơm ở xã vĩnh thới huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 45)