Tình hình sử dụng đất trồng cây rau màu (nấm rơm) của huyện

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng nấm rơm ở xã vĩnh thới huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 34)

Nhìn chung do sự dịch chuyển cơ cấu nông nghiệp và thực hiện đưa cây màu xuống ruộng nên diện tích một số cây màu tăng (dưa hấu tăng nhiều nhất). Riêng do giá khoai lang biến động mạnh, do thương lái ép giá và hiện tượng sản xuất khoai lang thì nhiều nhưng không có đầu ra nên làm cho đa số nông dân trồng bị lỗ. Cụ thể diện tích một số cây màu thể hiện ở bảng :

23

Bảng 3.5: Diện tích của một số hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày huyện Lai Vung giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng năm 2013

ĐVT: ha Hoa màu và cây

CNNN Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2013

Bắp 73 97,50 53,8 41,00 Khoai Lang 192 150,30 166,8 42,00 Vừng (mè) 1.767 1.785,00 1.463,0 1.407,60 Nấm rơm 500 500,00 395,0 400,00 Huệ 50 83,20 81,0 236,10 Dưa hấu 118 178,80 200,0 59,60

Nguồn: Trạm BVTV huyện Lai Vung, 2013

Qua số liệu trên cho thấy: diện tích cây màu có xu hướng tăng là dưa hấu, cụ thể năm 2011 diện tích dưa hấulà 192 ha, năm 2011 tăng 60,8 ha (51,53%) so với cùng kỳ năm 2010, đến năm 2012 tăng 21,2 ha (11,86%) so với năm 2010. Đa số các cây màu còn lại đều giảm, nhưng giảm nhiều nhất là nấm rơm, cụ thể năm 2010 là 500 ha, đến năm 2012 giảm còn 395 ha, giảm 95 ha (19%) , nhưng trong khoảng thời gian gần đây diện tích nấm rơm đã có xu hướng tăng trở lại nhờ được các doanh nghiệp thu mua với giá và đầu ra ổn định.

Tính đến sáu tháng năm 2013 diện tích nấm rơm đạt 400 ha. Đây là điều khởi sắc cho mô hình sản xuất nấm rơm huyện Lai Vung.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng nấm rơm ở xã vĩnh thới huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 34)