KHÁI QUÁT VỀ TỈNH ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng nấm rơm ở xã vĩnh thới huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 28)

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý:

Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở đầu nguồn sông. Phía Bắc giáp với tỉnh Long An, phía tây bắc giáp tỉnh Preyveng thuộc Campuchia, phía nam giáp An Giang và Cần Thơ.Tỉnh Đồng Tháp có đường biên giới quốc gia giáp với Campuchia với chiều dài khoảng 50 km từ Hồng Ngự đến Tân Hồng, với 4 cửa khẩu là Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước. Hệ thống đường quốc lộ 30, 80, 54 cùng với quốc lộ N1, N2 gắn kết Đồng Tháp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực.

Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Đồng Tháp đạt gần 1.673.200 người, mật độ dân số đạt 495 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 297.200 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.376.000 người.

* Địa hình:

Đồng tháp có địa hình tương đối bằng phẳng, cao từ 1- 2 m so với mực nước biển. Hệ thống kênh rạch chằng chịt, đất đai thường xuyên được phù sa bồi đắp, nguồn nước ngọt quanh năm, không bị nhiễm mặn. Độ cao giảm từ Bắc xuống Nam từ Tây sang Đông. Sông Tiền chia cắt Đồng Tháp thành 2 khu vực:

- Vùng phía Bắc sông Tiền còn gọi là Đồng Tháp Mười, có diện tích là 250.731ha. Ở đây là vùng đất thấp, có nơi thấp hơn mực nước biển nên được phù sa bồi đắp hàng năm và là vùng sản xuất lúa tập trung của tỉnh.

- Vùng phía Nam sông Tiền có diện tích tự nhiên 73.074ha nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, trong đó có huyện Lai Vung địa hình có dạng long mán hướng dốc từ hai bên bờ sông vào giữa độ cao trung bình từ 0.8 - 1m. Do có địa hình thấp nên mùa lũ tháng 9, 10 hằng năm thường bị ngập nước khoảng 1m.

* Khí hậu:

Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

17

Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ngày. Lượng mưa trung bình từ 1.170 – 1.520 mm, tập trung vào mùa mưa, chiếm 90 – 95% lượng mưa cả năm. Những đặt điểm về khí hậu như trên tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện.

3.1.2 Tiềm năng tài nguyên thiên nhiên

 Tài nguyên đất

Đất đai của Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối thấp, nên làm mặt bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho sản xuất lương thực.

Đồng Tháp có 4 nhóm đất chính:

- Nhóm đất phù sa ( có diện tích 191.769 ha, chiếm 59,06% diện tích đất tự nhiên). Đây là nhóm đất thuộc đã trải qua lịch sử canh tác lâu dài, phân bố khắp 10 huyện thị ( trừ huyện Tân Hồng),

- Nhóm đất phèn ( có diện tích 84.382 ha, chiếm 25,99% diện tích tự nhiên), phân bố khắp 10 huyện, thị ( trừ thị xã Cao Lãnh),

- Nhóm đất xám ( có diện tích 28.150 ha, chiếm 8,67% diện tích tự nhiên), phân bố chủ yếu trên địa hình cao ở huyện Tân Hồng và huyện Hồng Ngự),

- Nhóm đất cát ( có diện tích 120 ha, chiếm 0,04% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở Động Cát và Gò Tháp, huyện Tháp Mười).

Hiện trạng sử dụng đất

Bảng 3.2: Thống kê hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Đồng Tháp thời điểm 01– 01- 2008 Danh mục Tổng diện tích (nghìn ha) Đất nông nghiệp (nghìn ha) Đất lâm nghiệp (nghìn ha) Đất chuyên dùng ( nghìn ha) Đất ở (nghìn ha) Cả nước 33.115,0 9.420,3 14.816,6 1.553,7 620,4 ĐBSCL 4.060,2 2.560,6 336,8 234.1 110,0 Đồng Tháp 337,5 529,5 14,9 19,7 13,8 Nguồn: Tổng cục thống kê.

18

 Tài nguyên rừng

Trước đây đa số các diện tích ẩm, lầy thấp ở Đồng Tháp Mười được bao phủ bởi rừng rậm, cây tràm được coi là đặc thù của Đồng Tháp Mười. Do khai thác không hợp lý đã giảm đến mức báo động, gây nên mất cân bằng sinh thái. Ngày nay, nguồn rừng chỉ còn quy mô nhỏ, diện ích rừng tràm còn dưới 10.000 ha. Động vật, thực vật rừng rất đa dạng có rắn, rùa, cá, tôm, trăn, cò, cồng cộc, đặc biệt là sếu cổ trụi. Theo số liệu thống kê năm 1999, diện tích rừng của tỉnh có: rừng tràm 8.912 ha (phân bổ chủ yếu ở huyện Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh), rừng bạch đàn 144 ha (ở huyện Tân Hồng). Phân theo công dụng có: rừng đặc dụng 2.821 ha (phân bổ ở Vườn Quốc Gia Tràm Chim, Khu di tích Xẻo Quýt, Gò Tháp), rừng phòng hộ 2.287 ha, rừng sản xuất 3.951 ha. Phân theo thành phần kinh tế: Nhà nước 5.851 ha, tập thể và tư nhân 3.208 ha. Số lượng cây phân tán được tăng dần qua các năm, bình quân mỗi năm trồng mới khoảng 3 triệu cây, đến 2002 toàn tỉnh đạt khoảng 64 triệu cây phân tán các loại.

3.1.3 Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch

Tiềm năng phát triển kinh tế

- Là một tỉnh nông nghiệp, Đồng Tháp sản xuất nhiều lương thực và các loại nông, thủy sản có giá trị xuất khẩu. Đất đai Đồng Tháp màu mỡ bởi phù sa do hai con sông Tiền và sông Hậu cung cấp hàng năm, xóm làng trù phú giữa bốn bề cây cối xanh tươi. Vì thế Đồng Tháp được biết đến như một vựa lúa của cả nước. Ở đây có giống lúa nổi một loài lúa mọc tự nhiên từ tháng 4, tháng 5 đến tháng 10 thu hoạch mà không cần chăm bón. Đồng Tháp cũng là vùng đầy triển vọng về các loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, bông, thuốc lá, đậu tương và cây ăn trái như xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, quít Lai Vung, bưởi Phong Hòa, chôm chôm, vú sữa, mãng cầu có quanh năm.

- Vùng đất Đồng Tháp Mười ngày xưa nổi tiếng hoang vu với lắm bưng, trần, đìa, bàu, với bạt ngàn đưng, lác, năng, sen, súng và lau, sậy,…Đây là giang sơn của các loài động vật hoang dại như: rắn, rùa, chuột ếch, chim muông, cua, cá sấu.

Giờ đây về thăm Đồng Tháp du khách như trở về với cội nguồn thiên nhiên bởi bầu không khí trong lành, mát mẻ của những cánh đồng lúa phì nhiêu, đi trên những chiếc xuồng ba lá trên sông rạch để đến với khu di tích cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, đài liệt sĩ, khu di tích Gò Tháp, di tích kiến trúc cổ Kiến An Cung, vườn chim thiên nhiên lạ mắt ở Tháp Mười, vườn sếu quý hiếm ở Tam Nông, khu căn cứ Xẻo Quít, làng hoa kiểng Tân Qui Đông, các vườn cây ăn trái Cao Lãnh, Châu Thành, Lai Vung, Thạnh Hưng…

19

Tiềm năng du lịch

Tỉnh có nhiều điểm du lịch, như khu di tích Gò Tháp, khu di tích Xẻo Quýt, Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Vườn Quốc gia Tràm Chim, Vườn Cò Tháp Mười, Làng hoa cảnh Tân Quy Đông (Vườn hồng Sa Đéc)... Bên cạnh đó, tỉnh còn có các tuyến du lịch liên tỉnh, đưa khách nước ngoài từ thành phố Hồ Chí Minh; tuyến ngoại tỉnh, chủ yếu đưa khách trong tỉnh đi thăm quan các tỉnh khác như Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang...

3.1.4 Giao thông

Loại hình giao thông chủ yếu trên địa bàn là đường thủy và đường bộ, Nên rất thuận lợi cho việc vân chuyển hàng hóa củng như phát triển công – nông – lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

3.2 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN LAI VUNG - TỈNH ĐỒNG THÁP

Huyện Lai Vung là một huyện của tỉnh Đồng Tháp.Lai Vung nằm ở trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam của Tỉnh Đồng Tháp, có vị trí hết sức quan trọng, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, nằm kề với khu công nghiệp Sa Đéc, ngang khu công nghiệp Trà Nóc thuộc Cần Thơ và tiếp giáp với các trung tâm đô thị lớn của vùng như thành phố Cần Thơ, thành phố Long Xuyên (thuộc An Giang) rất thuận lợi cho việc thu hút đầu tư phát triển.Huyện có đặc sản nổi tiếng là quýt hồng và nem chua.

3.2.1 Đặc điểm tự nhiên

Vị Trí địa lý

Huyện nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, liền kề với khu công nghiệp Sa Đéc, ngang khu công nghiệp Trà Nóc (thành phố Cần Thơ) và tiếp giáp với các trung tâm đô thị lớn của vùng như thành phố Cần Thơ, thành phố Long Xuyên (An Giang). Mạng lưới giao thông thủy lợi rất thuận lợi, đường huyện dài trên 100 km đã được trải nhựa, các tỉnh lộ 851, 852, 853 nối liền với quốc lộ 50 và 80. Huyện có đặc sản nổi tiếng là quýt hồng và nem chua. Quýt hồng Lai Vung có màu đỏ vàng , vị chua ngọt, hương thơm độc đáo, sản lượng ổn định mỗi năm là 40.000 tấn/năm. Nem Lai Vùng thì nổi tiếng khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long với các thương hiệu tên tuổi như: Chiến Ngoan, Hoàng Oanh, Ba Liêm...

Đất đai

Nhìn chung huyện Lai Vung sử dụng đất nông nghiệp là chủ yếu 19.488 ha (81,73%) vào năm 2011 trên tổng số là 23.844 ha, đất chuyên dùng là 3.120

20

ha chiếm (13,46%) vào năm 2011, đất ở là 1.146 ha, chiếm (4,8%) năm 2011. Bảng 3.3 thể hiện cơ cấu sử dụng đất huyện Lai vung.

Bảng 3.3: Tình hình sử dụng đất ở huyện Lai Vung, tỉnh năm 2011 và 2012 ĐVT: ha Năm 2011 Năm 2012 Khoản mục Diện tích Tỷ trọng (%) Diện tích Tỷ trọng (%) Đất nông nghiệp 19.488 81,73 19.470 81,65 Đất chuyên dùng 3.210 13,46 3.219 13,50

Đất khu dân cư (đất ở) 1.146 4,81 1.155 4,85

Tổng 23.844 100,00 23.844 100,00

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lai Vung, 2012

Đến năm 2012, hầu như tình hình sử dụng đất ở huyện Lai Vung không thay đổi, đất nông nghiệp là 19.470 ha chiếm (81,65%) giảm 0,08% so với năm 2011, đất chuyên dùng là 3.219 ha chiếm (13,50%) tăng 0,04% so với năm 2011, đất ở là 1.155 chiếm (4,85%) tăng 0,04% so với năm 2011. Nguyên nhân diện tích đất nông nghiệp giảm nhẹ do tốc độ đô thị hóa đang tăng lên.

3.2.2 Đơn vị hành chính

Quận Lai Vung được thành lập từ ngày 01-04-1916, thuộc tỉnh Vĩnh Long, do tách ra từ Quận Sa Đéc. Ngày 29 tháng 02 năm 1924, quận Lai Vung thuộc tỉnh Sa Đéc, bao gồm 2 tổng: An Phong với 5 làng, An Thới với 8 làng.

Sau năm 1956, tỉnh Sa Đéc bị giải thể, địa bàn quận Lai Vung nhập vào tỉnh Kiến Phong. Năm 1966, tỉnh Sa Đéc được tái lập, địa bàn huyện Lai Vung ngày nay thuộc quận Lấp Vò, tỉnh Sa Đéc lúc ấy. Sau năm 1975, Lấp Vò là huyện của tỉnh Đồng Tháp. Ngày 05 tháng 01 năm 1981, Hội đồng Chính phủ Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 4-CP, đổi tên huyện Lấp Vò thành huyện Thạnh Hưng.

Ngày 27-06-1989, Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 77/HĐBT, chia huyện Thạnh Hưng thuộc tỉnh Đồng Tháp thành hai huyện lấy tên là huyện Thạnh Hưng và huyện Lai Vung. Huyện Lai vung có 11 xã bao gồm Tân Dương, Hòa Thành, Long Thắng, Hòa Long, Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa, Phong Hòa, gồm 23.864 diện tích và 142.267 nhân khẩu, huyện lỵ đặt tại xã Hòa Long.

21

Năm 1999, thị trấn Lai Vung được thành lập trên cơ sở tách ra từ xã Hoà Long. Huyện Lai Vung có chiều dài 328 km2, 165.000 người (2007) và 12 đơn vị hành chính bao gồm thị trấn Lai Vung và 11 xã như: Tân Phước, Long Hậu, Tân Dương, Hòa Thành, Hòa Long, Tân Thành, Long Thắng, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa, Phong Hòa như hiện nay.

3.2.3 Tình hình kinh tế-xã hội

3.2.3.1 Tình hình kinh tế

Theo thông tư từ Website huyện Lai Vung năm 2009, GDP của cả huyện ước đạt 1.069 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), tăng 15,51% so với năm 2008; trong đó nông nghiệp đạt 516 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2010 GDP huyện ước đạt 664 tỷ đồng, tăng 10,59% so với cùng kỳ năm 2009. Và đến 6 tháng đầu năm 2013, tình hình sản xuất công nghiệp thương mại, dịch vụ huyện Lai Vung có nhiều khởi sắc, tuy nhiên, với mức tăng trưởng kinh tế 7,9% được đánh giá là thấp nhất so với vài năm gần đây và thấp xa so với mục tiêu 15%. Ước tính tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 2.000 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hoá thương mại đạt trên 1.800 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2012. Công tác xây dựng cơ bản triển khai đúng kế hoạch, hoàn thành 40% số lượng công trình với trên 90 tỷ đồng. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt gần 99,3%. Tai nạn giao thông và một số tệ nạn xã hội giảm hơn trước.

3.2.3.2 Tình hình xã hội

Giáo dục

Năm học 2009 – 2010 tỷ lệ học sinh được công nhận hoàn thành bậc tiểu học đạt 99,86%, tiểu học đạt 95,4%, tốt nghiệp phổ thông đạt 62,7%. Tuy nhiên giáo dục vẫn chua hoàn thiện và toàn diện tỷ lệ học sinh bỏ học vẫn còn nhiều 823 học sinh.

Y tế

Cơ sở vật chất trang thiết bị bệnh viên huyện và trạm y tế xã được đầu tư xây dựng ngày càng hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân tuyến cơ sở.

3.2.4 Dân số và lao động

Tình hình dân số ở huyện Lai Vung cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất. Người nông dân ở đây thu nhập chủ yếu từ việc làm nông. Hoạt động sản xuất này người già hay trẻ em đều có thể làm được. Bởi vậy dân số

22

là nguồn lực dồi dào cho việc sản xuất ngành nông nghiệp. Tình hình dân số ở huyện Lai Vung được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.4: Tình hình dân số ở huyện Lai Vung năm 2012

Đơn vị Diện tích (Km2) Dân số (Người) Mật độ dân số

(Người/ Km2) Tân Dương 15,64 11.342 726 Hòa Thành 18,59 8.832 475 Tân Phước 16,53 13.383 810 Long Hậu 24,61 21.442 871 Tân Thành 17,72 15.949 900 Long Thắng 31,15 13.539 435 Vĩnh Thới 19,58 15.535 793 Hòa Long 18,07 11.318 626 Tân Hòa 19,69 13.835 703 Định Hòa 17,31 9.938 574 Phong Hòa 32,07 18.093 564 Thị trấn Lai Vung 7,48 8.226 1.100 Tổng số 238,44 161.432 677

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lai Vung, 2012

Theo số liệu thống kê năm 2012 ở bảng 3.4 thì tổng diện tích toàn huyện Lai Vung là 238,44 km2, tổng dân số là 161.432 người, tổng mật độ dân số là 677 người/km2. Trong đó xã Phong Hòa có diện tích lớn nhất là 32,07 km2 và Thị trấn Lai Vung có diện tích thấp nhất 7,48 km2. Về dân số thì xã chiếm dân số cao nhất là xã Long Hậu với 21.442 người, thấp nhất là Thị trấn Lai Vung với 8.226 người. Nhưng Thị trấn Lai Vung lại có mật độ dân số cao nhất với 1.100 người/km2, xã có mật độ dân số thấp nhất lại là xã Long Thắng với 435 người/km2.

3.2.5 Tình hình sử dụng đất trồng cây rau màu (nấm rơm) của huyện

Nhìn chung do sự dịch chuyển cơ cấu nông nghiệp và thực hiện đưa cây màu xuống ruộng nên diện tích một số cây màu tăng (dưa hấu tăng nhiều nhất). Riêng do giá khoai lang biến động mạnh, do thương lái ép giá và hiện tượng sản xuất khoai lang thì nhiều nhưng không có đầu ra nên làm cho đa số nông dân trồng bị lỗ. Cụ thể diện tích một số cây màu thể hiện ở bảng :

23

Bảng 3.5: Diện tích của một số hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày huyện Lai Vung giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng năm 2013

ĐVT: ha Hoa màu và cây

CNNN Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2013

Bắp 73 97,50 53,8 41,00 Khoai Lang 192 150,30 166,8 42,00 Vừng (mè) 1.767 1.785,00 1.463,0 1.407,60 Nấm rơm 500 500,00 395,0 400,00 Huệ 50 83,20 81,0 236,10 Dưa hấu 118 178,80 200,0 59,60

Nguồn: Trạm BVTV huyện Lai Vung, 2013

Qua số liệu trên cho thấy: diện tích cây màu có xu hướng tăng là dưa hấu, cụ thể năm 2011 diện tích dưa hấulà 192 ha, năm 2011 tăng 60,8 ha (51,53%) so với cùng kỳ năm 2010, đến năm 2012 tăng 21,2 ha (11,86%) so với năm 2010. Đa số các cây màu còn lại đều giảm, nhưng giảm nhiều nhất là nấm rơm, cụ thể năm 2010 là 500 ha, đến năm 2012 giảm còn 395 ha, giảm 95 ha (19%) , nhưng trong khoảng thời gian gần đây diện tích nấm rơm đã có xu

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng nấm rơm ở xã vĩnh thới huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)