Tiềm năng tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng nấm rơm ở xã vĩnh thới huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 29)

 Tài nguyên đất

Đất đai của Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối thấp, nên làm mặt bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho sản xuất lương thực.

Đồng Tháp có 4 nhóm đất chính:

- Nhóm đất phù sa ( có diện tích 191.769 ha, chiếm 59,06% diện tích đất tự nhiên). Đây là nhóm đất thuộc đã trải qua lịch sử canh tác lâu dài, phân bố khắp 10 huyện thị ( trừ huyện Tân Hồng),

- Nhóm đất phèn ( có diện tích 84.382 ha, chiếm 25,99% diện tích tự nhiên), phân bố khắp 10 huyện, thị ( trừ thị xã Cao Lãnh),

- Nhóm đất xám ( có diện tích 28.150 ha, chiếm 8,67% diện tích tự nhiên), phân bố chủ yếu trên địa hình cao ở huyện Tân Hồng và huyện Hồng Ngự),

- Nhóm đất cát ( có diện tích 120 ha, chiếm 0,04% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở Động Cát và Gò Tháp, huyện Tháp Mười).

Hiện trạng sử dụng đất

Bảng 3.2: Thống kê hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Đồng Tháp thời điểm 01– 01- 2008 Danh mục Tổng diện tích (nghìn ha) Đất nông nghiệp (nghìn ha) Đất lâm nghiệp (nghìn ha) Đất chuyên dùng ( nghìn ha) Đất ở (nghìn ha) Cả nước 33.115,0 9.420,3 14.816,6 1.553,7 620,4 ĐBSCL 4.060,2 2.560,6 336,8 234.1 110,0 Đồng Tháp 337,5 529,5 14,9 19,7 13,8 Nguồn: Tổng cục thống kê.

18

 Tài nguyên rừng

Trước đây đa số các diện tích ẩm, lầy thấp ở Đồng Tháp Mười được bao phủ bởi rừng rậm, cây tràm được coi là đặc thù của Đồng Tháp Mười. Do khai thác không hợp lý đã giảm đến mức báo động, gây nên mất cân bằng sinh thái. Ngày nay, nguồn rừng chỉ còn quy mô nhỏ, diện ích rừng tràm còn dưới 10.000 ha. Động vật, thực vật rừng rất đa dạng có rắn, rùa, cá, tôm, trăn, cò, cồng cộc, đặc biệt là sếu cổ trụi. Theo số liệu thống kê năm 1999, diện tích rừng của tỉnh có: rừng tràm 8.912 ha (phân bổ chủ yếu ở huyện Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh), rừng bạch đàn 144 ha (ở huyện Tân Hồng). Phân theo công dụng có: rừng đặc dụng 2.821 ha (phân bổ ở Vườn Quốc Gia Tràm Chim, Khu di tích Xẻo Quýt, Gò Tháp), rừng phòng hộ 2.287 ha, rừng sản xuất 3.951 ha. Phân theo thành phần kinh tế: Nhà nước 5.851 ha, tập thể và tư nhân 3.208 ha. Số lượng cây phân tán được tăng dần qua các năm, bình quân mỗi năm trồng mới khoảng 3 triệu cây, đến 2002 toàn tỉnh đạt khoảng 64 triệu cây phân tán các loại.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng nấm rơm ở xã vĩnh thới huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 29)