Các mối quan hệ và các dòng chảy trong chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch tại siêu thị maximark cam ranh (Trang 33)

6. Bố cục của khóa luận

1.2.6.2. Các mối quan hệ và các dòng chảy trong chuỗi cung ứng

Mỗi thành viên trong chuỗi giữ mối quan hệ với những thành viên khác theo chiều ngang và cả chiều dọc. Làm thế nào để thiết lập các mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi và gắn chúng vào mục tiêu chung của tổ chức là một vấn đề được các nhà quản lý sản xuất luôn hướng đến.

 Các mối quan hệ

Theo tạp chí quốc tế về nghiên cứu sản xuất có 5 mức độ quan hệ trong chuỗi dựa vào mức độ tích hợp, theo thang đo tương đối này, một cực là mức độ tích hợp rất thấp (dạng thị trường rời rạc thuần túy), một cực là hệ thống tổ chức cấp bậc thuần túy (nơi các tổ chức tích hợp dọc hoàn toàn theo chức năng).

Hình 1.6. Các mức độ quan hệ trong chuỗi cung ứng

Các mối quan hệ bao gồm: mối quan hệ ngắn hạn, mối quan hệ trung và dài hạn. Ngoài ra còn thể hiện dưới dạng liên kết để chia sẻ lợi nhuận, liên minh dài hạn và tham gia mạo hiểm. Nhìn chung xét trong tương quan mối quan hệ, mỗi thành viên trong chuỗi phụ thuộc rất lớn vào nhau, mức độ tích hợp giữa các doanh nghiệp trong chuỗi dựa trên nền tảng của việc chia sẻ thông tin, mức độ chia sẻ liên quan đến quyết định thông tin nào được chia, ai được chia và chia sẻ như thế nào.

 Các dòng chảy trong chuỗi cung ứng

Theo Christopher, trong chuỗi cung ứng có 3 dòng chảy cơ bản xuyên suốt chiều dài của chuỗi là dòng sản phẩm/dịch vụ, dòng thông tin và dòng tiền.

+ Dòng sản phẩm/dịch vụ: là dòng chảy không thể thiếu được trong chuỗi, xuất phát từ các nhà cung cấp đầu tiên đến người tiêu dùng. Các nhà quản lý tập trung vào kiểm soát dòng nguyên liệu bằng cách sử dụng dòng thông tin sao cho dòng tiền đổ vào chuỗi là lớn nhất. Dòng nguyên liệu đi từ nhà cung cấp đầu tiên được xử lý qua các trung gian, được chuyển đến doanh nghiệp trung tâm để sản xuất ra thành phẩm và chuyển đến tay khách hàng thông qua các kênh phân phối. Dòng nguyên liệu chảy trong chuỗi ảnh hưởng rất lớn bởi cấu trúc vật lý của các thành viên trong chuỗi như máy móc, thiết bị

Hình 1.7. Dòng chảy trong chuỗi cung ứng

Nguồn: Martin Chrisopher (2000)

+ Dòng thông tin trong chuỗi: có tính 2 chiều gồm dòng đặt hàng từ phía khách hàng về phía trước chuỗi, mang những thông tin thị trường, đặc điểm sản phẩm, nhu cầu của khách hàng, và những ý kiến phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng sản

phẩm/dịch vụ; dòng phản hồi từ phía các nhà cung cấp: được nhận và xử lý thông qua bộ phận thu mua. Các thông tin phản hồi này phản ánh tình hình hoạt động của thị trường nguyên liệu, được xử lý rất kỹ trước khi chuyển tới khách hàng. Mức độ chia sẻ thông tin phụ thuộc đối tác chọn lựa để chia sẽ, dạng thông tin và chất lượng của thông tin. Có nhiều dạng thông tin trong chuỗi cung ứng: dạng thông tin chiến lược, chiến thuật, vận hành. Những thông tin được chia sẽ thường mang lại lợi ích cho các thành viên trong chuỗi, cụ thể: chia sẽ thông tin về vận chuyển hàng hóa sẽ giúp các tổ chức hậu cần cải thiện mức độ phục vụ khách hàng, chia sẽ thông tin sản xuất và bán hàng làm giảm mức tồn kho.

+ Dòng tiền: dòng tiền được đưa vào chuỗi bởi duy nhất người tiêu dùng khi họ đã nhận được sản phẩm/dịch vụ hoặc đầy đủ các chứng từ hóa đơn hợp lệ. Có thể thấy chính lợi nhuận đã liên kết các doanh nghiệp trong chuỗi lại với nhau. Chuỗi cung ứng tạo nên chuỗi giá trị trong đó các thành viên có cơ hội chia sẻ dòng tiền ở mức độ khác nhau tùy vào vai trò và vị thế của mỗi doanh nghiệp. Phần thấp nhất thuộc về các doanh nghiệp thực hiện các công đoạn sơ chế vì những công đoạn này tạo ra rất ít giá trị gia tăng cho sản phẩm. Như vậy, muốn tăng dòng tiền, phải nắm giữ các công đoạn chiếm hàm lượng kỹ thuật hoặc chất xám cao chứ không chỉ là việc bán rẻ sức lao động và nguồn tài nguyên sẵn có.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch tại siêu thị maximark cam ranh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)