6. Bố cục của khóa luận
2.3.3.1. Chính sách chất lượng và giá
Vào những năm đầu khi siêu thị mới ra đời với những cửa hàng mới mẻ, khang trang, hiện đại cùng với những hàng hóa cao cấp chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài với giá cả khá cao không phù hợp với túi tiền người dân. Đối tượng chủ yếu của các siêu thị này là bộ phận dân cư có thu nhập cao. Maximark Cam Ranh đã lựa chọn cho mình một hướng đi riêng, xây dựng một siêu thị vừa phù hợp với yêu cầu nâng cấp hoạt động bán lẻ lên một trình độ mới văn minh hiện đại, vừa đáp ứng nhu cầu đa dạng các mặt hàng của khách hàng với mức thu nhập khác nhau. Tại thị trường Cam Ranh, siêu thị Maximark hướng đến phục vụ nhiều tầng lớp khách hàng khác nhau (người lao động, cán bộ công nhân viên, người tiêu dùng thu nhập từ trung bình đến cao). Với sự khẳng định này Maximark đã xóa đi ấn tượng “siêu thị là nơi mua sắm cao cấp dành
cho người có tiền, “siêu thị là siêu giá”… làm cho siêu thị trở nên bình dân, gần gũi hơn với đại đa số quần chúng nhân dân, nhất là bà con lao động.
Trong quá trình kinh doanh và phục vụ của mình, Maximark luôn luôn trung thành với phương châm “Vì khách hàng mà phục vụ”. Ngay từ khi mới thành lập Maximark đã áp dụng chiến lược “ bình dân hóa” và “ đa dạng hóa” các mặt hàng kinh doanh, trở thành nơi cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống và tiêu dùng hàng ngày với chất lượng cao, giá cả phù hợp với trong một môi trường mua sắm văn minh, lịch sự, hầu hết người tiêu dùng đều có chung một nhận xét rằng đến siêu thị Maximark khách hàng cảm thấy rất dễ mua hàng và chọn lựa, hàng hóa rất đa dạng, giá cả chấp nhận được và điều quan trọng là thái độ phục vụ thân thiện dễ mến tạo nên cảm giác gần gũi ấm áp. Bên cạnh hướng tới giá cả phù hợp nhất cho khách hàng, Maximark cũng luôn chú trọng đến công tác bảo đảm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Trong quá trình kinh doanh, các mặt hàng rau củ sẽ được tiếp trục theo dõi và kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau. Sau khi rau được giao tận nơi tại siêu thị Maximark Cam Ranh, các nhân viên sẽ tiến hành tự kiểm tra, kiểm soát theo các quy trình của siêu thị về nhập hàng, bảo quản, trưng bày, bán hàng. Ngoài ra siêu thị còn tạo điều kiện thuận lợi và sẵn sàng hợp tác với các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, thường xuyên lắng nghe các ý kiến góp ý và các hướng dẫn của các cơ quan này để việc kiểm soát chất lượng hàng rau sạch được đảm bảo.
Hơn nữa, mục tiêu của kinh doanh thương mại là tạo ra lợi nhuận. Chính vì thế, việc mua hàng hóa bên cạnh có nguồn hàng đảm bảo yêu cầu thị giá cả là 1 yếu tố quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí kinh doanh và lợi nhuận của siêu thị. Ngoài ra, giá cả là vấn đề mang tính chiến lược luôn được chú trọng và quan tâm hàng đầu, các chính sách giá đúng cho phép doanh nghiệp có thể định giá và quản lý có hiệu quả trong kinh doanh. Làm thế nào để có thể cân đối giữa giá mua và giá bán ra từ đó quyết định đến khoảng lợi nhuận mà siêu thị thu được. Chính vì thế, công tác thu mua mặt hàng rau xanh của siêu thị ngoài việc quan tâm đến số lượng, chất lượng nguồn hàng, thì giá mua cũng rất được quan tâm, như đã nói ở trên, siêu thị sẽ chọn nhà cung cấp có giá mua phù hợp cùng với chất lượng đảm bảo.
Sau đó tất cả các mặt hàng rau, củ, quả, trái cây sau khi được siêu thị mua về sẽ nhân theo tỷ lệ nhất định do tổng công ty đưa xuống. Sau khi nhân với tỷ lệ nhất định
do tổng công ty đưa xuống, siêu thị sẽ so sánh với giá của các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn, xem xét sự tương quan trong giá thành cũng như giá bán với chất lượng sản phẩm của họ, quan sát tìm hiểu thái độ của khách hàng về tương quan giá và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh cũng như của bản thân siêu thị. Thông qua so sánh đó, siêu thị sẽ có sự điều chỉnh phù hợp với mục tiêu giá bán ra của siêu thị sẽ bằng hoặc thấp hơn giá bên ngoài thị trường để có giá hấp dẫn nhất cho người tiêu dùng và phục vụ tốt nhất nhu cầu về rau xanh cho khách hàng thân thiết của mình.