6. Bố cục của khóa luận
1.4. Đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng
1.4.1. Đánh giá hiệu suất nội bộ
Hiệu quả nội bộ liên quan đến khả năng hoạt động của chuỗi cung ứng để tạo ra mức lợi nhuận thích hợp. Đối với điều kiện thị trường khác nhau, dịch vụ khách hàng và mức lợi nhuận sẽ khác nhau trong từng loại thị trường. Trong thị trường phát triển có nhiều rủi ro, lợi nhuận biên tế cần phải cao để chứng minh cho việc đầu tư thời gian và tiền bạc. Trong thị trường trưởng thành có thay đổi hay rủi ro thì lợi nhuận biên tế sẽ thấp hơn. Những thì trường này đem lại cơ hội kinh doanh cao và tạo nên lợi nhuận nhiều hơn.
Hiệu quả nội bộ là khả năng của công ty hay chuỗi cung ứng sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận ngay khi có thể. Tài sản bao gồm những thứ có giá trị sở hữu như là máy tính, thiết bị tồn kho và tiền mặt. Một số thước đo hiệu quả nội bộ phổ biến là:
Giá trị hàng tồn kho:
Các chuỗi cung ứng hay công ty luôn tìm nhiều cách để giảm lượng tồn kho mà vẫn đáp ứng dịch vụ khách hàng ở mức độ cao. Điều này có nghĩa là cố gắng cân đối lượng hàng tồn sẵn có (mức cung) với việc bán hàng (mức cầu) và không có hàng tồn kho vượt quá.
Vòng quay hàng tồn kho:
Phương pháp này đo lường lợi ích hàng tồn kho bằng cách theo dõi tốc độ hàng bán ra trong thời gian một năm. Tỉ lệ vong quay hàng tồn kho càng cao thì càng tốt.
Vòng quay hàng tồn kho = Chi phí bán hàng hằng năm/ Gía trị hàng tồn kho trung bình hàng năm
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu – ROS.
ROS là một hệ đo lường rõ nét về hoạt động đang vận hành. ROS đo lường việc quản lý chi phí cố định, chi phí biến đổi và lợi nhuận ròng theo mức doang thu, chỉ số ROS càng cao thì càng tốt.
ROS = LNTT/ Doanh thu
Vòng quay tiền mặt
Đây là thời gian từ khi một công ty chi trả tiền nguyên vật liệu cho nhà cung cấp cho đến khi công ty nhận tiền từ khách hàng của mình. Vòng quay tiền mặt = số ngày tồn kho + Thời gian khách hàng nợ khi mua hàng – khoảng thời gian chi trả trung bình trong mua hàng Chu kì này càng ngắn càng tốt.
1.4.2. Đánh giá dịch vụ khách hàng
Mức phục vụ khách hàng đo lường khả năng chuỗi cung ứng đáp ứng những mong đợi của khách hàng. Dựa vào loại thị trường công ty đang phục vụ, khách hàng có những mong đợi khác nhau đối với dịch vụ cung ứng. Khách hàng trong một số thị trường đòi hỏi và chi trả cho việc giao hàng nhanh với lượng mua nhỏ cũng như mức độ sẵn có về sản phẩm cao. Khách hàng trong các thị trường khác sẽ chấp nhận chờ lâu hơn để mua sản phẩm và sẽ mua với số lượng lớn. Bất kể thị trường nào đang được phục vụ, chuỗi cung ứng phải đáp ứng các mong đợi của khách hàng trong thị trường đó.
Dịch vụ khách hàng liên quan đến khả năng dự báo, nắm bắt và đáp ứng nhu cầu các sản phẩm theo cá nhân và giao hàng đúng hẹn. Việc đo lường này cho biết công ty biết được mức độ phục vụ khách hàng và chuỗi cung ứng đáp ứng thị trường tốt như thế nào. Có hai bộ hệ thống đo lường dịch vụ khách hàng của công ty hay chuỗi cung ứng là thiết lập để tồn kho – BST(Build to Stock) và thiết lập theo đơn đặt hàng – BTO (Build to Order).
Thiết lập để tồn kho – BTS: Đơn vị phổ biến trong BTS là :
Tỉ lệ hoàn thành đơn hàng
Tỉ lệ giao hàng đúng hạn.
Giá trị tổng các đơn hàng bị trả lại và số đơn hàng trả lại.
Tần suất và thời gian các đơn hàng bị trả lại
BTS là nơi mà các sản phẩm phổ biến cung cấp đến khách hàng hay thị trường rộng lớn. Các sản phẩm này như văn phòng phẩm, dụng cụ dọn dẹp, vật liệu xây dựng… Khách hàng mong muốn nhận được sản phẩm bất cứ khi nào họ cần. Chuỗi cung ứng cho dòng sản phẩm này đáp ứng nhu cầu bằng cách tồn trữ hàng hóa trong kho để luôn có sẵn để bán.
Thiết lập theo đơn hàng – BTO (Build to order) Các đơn vị phổ biến trong BTO là:
Thời gian đáp ứng yêu cầu khách hàng
Tỉ lệ hoàn thành đúng hạn.
Giá trị và số lượng đơn hàng bị trễ.
Số lượng hàng bị trả lại và sửa chữa.
BTO là nơi sản phẩm được cung ứng theo yêu cầu khách hàng. Đây là trường hợp một sản phẩm được tạo ra dựa trên đơn hàng cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu riêng biệt của khách hàng. Ví dụ như trường hợp Dell Computer lắp ráp máy tính cá nhân phù hợp với đơn hàng cá nhân và yêu cầu kỹ thuật của khách hàng…
1.4.3. Đánh giá tính linh hoạt của nhu cầu
Tiêu chí này đo lường khả năng đáp ứng nhanh sự thay đổi về nhu cầu sản phẩm. Công ty hay chuỗi cung ứng có thể xử lý nhanh mức độ gia tăng hơn về nhu cầu hiện tại. Nhu cầu linh hoạt thường được yêu cầu nhiều trong thị trường tăng trưởng.
Nhu cầu linh hoạt mô tả khả năng công ty đáp ứng yêu cầu mới về số lượng, chủng loại sản phẩm với khả năng thực hiện nhanh chóng. Một số thước đo về nhu cầu linh hoạt:
Thời gian chu kỳ hoạt động:
Tiêu chí này đo lường khoảng thời gian thực hiện hoạt động chuỗi cung ứng cũng như thời gian hoàn thành đơn hàng, thiết kế sản phẩm, dây chuyền sản xuất hay bất cứ hoạt động nào hỗ trợ cho chuỗi cung ứng phục vụ.
Mức gia tăng tính linh hoạt
Đó là khả năng của công ty hay chuỗi cung ứng đáp ứng nhanh chóng khối lượng đơn hàng tăng thêm. Mức linh hoạt gia tăng có thể đo lường là mức phần trăm gia tăng vượt hơn nhu cầu mong đợi đối với một sản phẩm được xem xét.
Đây là khả năng cung cấp nhanh chóng cho khách hàng những sản phẩm thêm vào mà sản phẩm không thuộc nhóm sản phẩm thường được cung cấp. Rất nguy hiểm khi cố gắng cung cấp cho khách hàng những sản phẩm mới không liên quan và có ít điểm chung với sản phẩm hiện có. Tuy nhiên, khi mà sự linh hoạt bên ngoài được quản lý tài giỏi, thì đây là cơ hội để tìm được khách hàng mới và bán nhiều hơn cho khách hàng hiện tại.
1.4.4. Đánh giá sự phát triển sản phẩm
Vấn đề này bao hàm cả khả năng của công ty và chuỗi cung ứng tiếp tục phát triển cùng với thị trường. Nó đo lường khả năng phát triển và phân phối sản phẩm mới một cách hợp lý. Khả năng này rất cần thiết để phục vụ thị trường đang phát triển.
Hệ thống đo lường khả năng của công ty hay chuỗi cung ứng về thiết kế, sản xuất và phân phối sản phẩm mới để phục vụ thị trường. Khả năng giữ vững tốc độ phát triển với thị trường có thể được đo lường qua:
% tổng sản phẩm bán ra đã được giới thiệu trước đó.
% tổng doanh số sản phẩm bán ra đã được giới thiệu trước đó.
Tổng thời gian phát triển và phân phối sản phẩm mới.
1.5. GAP của Việt Nam
Ngày 28/12/2007 Bộ Nông Nghiệp & PTNT ra Quyết định số 106/2007/QĐ- BNN, ban hành về quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn. Kèm theo Quyết Định số 106 Bộ có ban hành Quy Định về quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn. Trong điều 2 của Quy Định có nêu rõ: Quy trình sản xuất rau an toàn theo hướng GAP
Ngày 28/01/2008 Bộ Nông Nghiệp&PTNT ra Quyết định số 379/2008/QĐ- KHCN, ban hành VietGAP: Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam (Good Agricultural Practices for production of fresh fruit and vegetables in Vietnam).
Trong giới thiệu VietGAP, Bộ Trưởng Cao Đức Phát có nói: VietGAP được biên soạn dựa theo ASEANGAP, Hệ thống phân tích nguy cơ và xác định điểm kiểm soát trọng yếu (Hazard Analysis Critical Control Point: HACCP), các hệ thống thực hành sản xuất nông nghiệp tốt quốc tế được công nhận như: EUREPGAP/GLOBALGAP (EU), FRESHGAP (Úc) và luật của Việt Nam về vệ sinh an toàn thực phẩm, VietGAP đáp ứng yêu cầu của người sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu thụ các sản phẩm rau, quả an toàn. Ngài còn nói: "Người Việt Nam không thể ăn thực phẩm kém an toàn hơn người Châu Âu".
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của VietGAP
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy trình này áp dụng để sản xuất rau, quả tươi an toàn nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm rau, quả, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội của người lao động trong sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch.
2. Đối tượng áp dụng: VietGap áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận sản phẩm rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam nhằm:
Tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong sản xuất và quản lý an toàn thực phẩm.
Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất và được chứng nhận VietGAP.
Đảm bảo tính minh bạch, truy nguyên được nguồn gốc của sản phẩm. Nâng cao chất lượng và hiệu quả cho sản xuất rau, quả tại Việt Nam.
Nội dung của VietGAP
Quy trình này áp dụng để sản xuất rau quả tươi an toàn nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm rau, quả, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội của người lao động trong sản xuất, thu họach và sau thu hoạch.
Ba vấn đề chính xuyên suốt trong quá trình thực hiện VietGAP
1. Thực hiện quy trình sản xuất đồng ruộng theo IPM/ICM, nhằm làm giảm áp lực dùng thuốc BVTV để bảo vệ môi trường, bảo vệ sản phẩm được an toàn.
2. Quá trình sản xuất (từ sản xuất đồng ruộng đến thu hái, đóng gói, bảo quản đến vận chuyển) phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP, nhằm giám sát quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng không bị những nguy hại vi sinh vật, hóa học và vật lý. HACCP được phát triển bởicông ty Pillsbury để đảm bảo an toàn thực phẩm cho Chương trình không gian Hoa Kỳ vào đầu năm 1960.
3. Quản lý sản xuất, tiêu thụ sản phẩm phải rõ ràng, minh bạch. Sản phẩm bán ra thị trường phải chứng minh được nguồn gốc.
Mười hai nội dung quy trình thực hành VietGAP 1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất.
3. Quản lý đất.
4. Phân bón và chất phụ gia. 5. Nước tưới.
6. Hóa chất (Bao gồm cả thuốc BVTV). 7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. 8. Quản lý và xử lý chất thải.
9. Người lao động.
10. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm. 11. Kiểm tra nội bộ.
12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Đứng trước những nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ nếu không thực hiện theo qui trình nông nghiệp an toàn - GAP (Good Agricultural Practices), nông sảnViệt Nam sẽ tiếp tục bị sa sút kim ngạch xuất khẩu và gặp khó khăn ngay ở thị trường nội địa vì không thể cạnh tranh với hàng ngoại và người trồng cây lương thực, thực phẩm phải đối mặt với những quy định khi gia nhập WTO. Đó là nhận định của nhiều chuyên gia thương mại khi bàn về vấn đề nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới. Việc áp dụng GAP lại càng trở nên cấp thiết.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM RAU CỦA SIÊU THỊ MAXIMARK CAM RANH
2.1. Giới thiệu về siêu thị Maximark – 2067 Đại Lộ Hùng Vương – thành phố Cam Ranh Cam Ranh
2.1.1 Một vài nét về siêu thị
Tên chi nhánh : Trung Tâm Thương Mại Maximark Cam Ranh Địa chỉ : 2067 Đại Lộ Hùng Vương – Tp. Cam Ranh Điện thoại : 058 3 953 388
Fax : 058 3 956 288
Mã số thuế : 0300992066003
Email : maximark.cr@maximark.com.vn Website : http://maximark.com.vn
Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh hàng tiêu dùng và lương thực thực phẩm, thời trang, sách cho văn phòng phẩm, ẩm thực…
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Siêu thị Maximark tại 2067 Hùng Vương Cam Ranh được thành lập vào ngày 3/4/2011. Siêu thị Maximark Cam Ranh được xây dựng trên 8.000m2 gồm bốn tầng được trang bị hệ thống thiết bị hiện đại, hệ thống phòng cháy, chữa cháy, kho đông, kho mát đúng tiêu chuẩn…
Tầng 1: Khu vực tự chọn (cung cấp cho khách hàng hơn 20.000 mặt hàng thuộc các nhóm hàng công nghệ, thực phẩm tươi sống, chế biến, đông lạnh, hóa mỹ phẩm, đồ dùng gia đình… Hàng hóa ở đây rất phong phú với nhiều chủng loại giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn)
Tầng 2 và 3: Khu vực kinh doanh tổng hợp các mặt hàng quần áo, thời trang, giầy dép, sách,… với sự có mặt của nhiều thương hiệu nổi tiếng, khu ẩm thực, gia dụng, giải trí, trò chơi thiếu nhi…
Tầng 4: Khu vực cho thuê mặt bằng để tổ chức các sự kiện, tiệc cưới, hội nghị….
Mục tiêu của trung tâm thương mại Cam Ranh đặt ra để phục vụ tốt khách hàng đó là đưa chợ vào với mô hình văn minh hiện đại. Chính vì thế, trung tâm đã dành một diện tích lớn với hệ thống tủ mắt, tủ cấp đông quy mô để cung cấp cho khách hàng các
loại thực phẩm chế biến, thực phẩm tươi sống như : cá, thịt… các loại rau sạch với giá cả phải chăng… Ngoài ra, tại đây còn có quầy bán cơm và thức ăn chế biến sẵn để phục vụ khách hàng.
Bước đầu thành lập, siêu thị gặp không ít những khó khăn, trình độ kỹ thuật chuyên môn và công tác quản lý còn non trẻ, tuy nhiên cùng với cố gắng của đội ngũ nhân viên Trung Tâm Thương Mại Maximark Cam Ranh vẫn đáp ứng đầy đủ và tốt đối với nhu cầu của người dân. Các loại hàng hóa và sản phẩm có chất lượng cao đều được đưa đến tay người tiêu dùng.
Qua những bước đầu khó khăn, giờ đây Trung Tâm Thương Mại Maximark Cam Ranh đang trên đà phát triển. Với cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ nhân viên năng động và sáng tạo tìm ra các phương thức để giữ chân các khách hàng thân thiết cũng như thu hút các khách hàng mới đã giúp cho công ty có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Mỗi tháng có hơn 5.000 lượt khách đến tham quan và mua sắm tại đây với doanh thu trung bình 6 tỷ đồng/ tháng. Trung tâm thương mại Maximark Cam Ranh đã trở thành địa điểm mua sắm thu hút khách hàng, đây là địa điểm đáng tin cậy của cư dân và du khách, góp phần quan trọng trong mạng lưới bán lẻ của tỉnh, tham gia bình ổn thị trường.
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ2.1.3.1. Chức năng 2.1.3.1. Chức năng
Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Đầu Tư An Phong tại Cam Ranh chuyên cung cấp các mặt hàng tiêu dùng, may mặc, văn phòng phẩm, thực phẩm đáp ứng tiêu dùng của người dân.
Tiến hành các hoạt động mua, bán hàng hóa nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn cho Chi Nhánh.
2.1.3.2. Nhiệm vụ
Có nhiệm vụ cung ứng các loại hàng hóa thiết yếu, hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu sinh hoạt
Thực hiện tốt và đầy đủ các quy định và nghĩa vụ đối với công ty mẹ và nhà nước.
Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ quản lý cho nhân viên và tạo điều kiện tốt cho họ làm việc, gắn bó, phát huy năng lực để đưa công ty ngày càng