Các thành phần trong chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch tại siêu thị maximark cam ranh (Trang 27)

6. Bố cục của khóa luận

1.2.5. Các thành phần trong chuỗi cung ứng

Các thành phần trong chuỗi cung ứng bao gồm:

Sản xuất: là năng lực của chuỗi cung ứng để sản xuất và tồn trữ sản phẩm. Các phương tiện sản xuất là nhà máy và nhà kho. Các quyết định của doanh nghiệp sẽ phải trả lời các câu hỏi: thị trường muốn mua loại sản phẩm nào? Cần bao nhiêu sản phẩm và khi nào? Hoạt động này bao gồm việc lập kế hoạch sản xuất chính theo công suất nhà máy, cân đối công việc, quản lí chất lượng và bảo trì thiết bị.

Hàng tồn kho: Hàng tồn kho có mặt trong suốt chuỗi cung ứng và bao gồm từ nguyên liệu đến bán thành phẩm, đến thành phẩm được các nhà sản xuất, các nhà phân phối và nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng nắm giữ. Doanh nghiệp cần phải quyết định khi cân nhắc giữa tính sẵn sàng đáp ứng với hiệu quả. Tồn kho một lượng hàng lớn cho phép chuỗi cung ứng đáp ứng nhanh với những thay đổi về nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, việc sản xuất và lưu trữ bảo quản hàng tồn kho tốn kém. Tồn kho cũng phụ thuộc vào đặc tính bảo quản lưu kho, vòng đời của nguyên liệu, bán

thành phẩm. Trong một chuỗi cung ứng, doang nghiệp thường phải trả lời các câu hỏi sau: Ở mỗi giai đoạn trong một chuỗi cung ứng cần tồn kho những mặt hàng nào? Cần dự trữ bao nhiêu nguyên liệu, bán thành phẩm?

Định vị (vị trí): Định vị là việc chọn địa điểm về mặt địa lý của các phương tiện chuỗi cung ứng bao gồm các quyết định liên quan đến những hoạt động được thực hiện của từng phương tiện. Ở đây, sự cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh với tính hiệu quả được thể hiện ở quyết định tập trung các hoạt động ở một vài vị trí nhằm giảm được chi phí nhờ quy mô và hiệu quả, hay phân bố các hoạt động ở nhiều vị trí gần với khách hàng và nhà cung cấp để hoạt động đáp ứng nhanh hơn. Các quyết định về định vị phụ thuộc vào các nhân tố: Chi phí phương tiện, chi phí nhân công, kỹ năng sẵn có của lực lượng lao động, các điều kiện cơ sở hạ tầng, thuế và thuế quan, và sự gần gũi với các nhà cung cấp và khách hàng. Các quyết định này có tác động mạnh mẽ đến các chi phí và đặc tính của chuỗi cung ứng, đồng thời cũng phản ánh chiến lược cơ bản của doanh nghiệp trong việc xây dựng và phân phối sản phẩm ra thị trường.

Vận chuyển: Vận chuyển là việc di chuyển mọi thứ từ nguyên vật liệu cho đến thành phẩm giữa các điều kiện khác nhau trong chuỗi cung ứng. Trong vận chuyển sự cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh với tính hiệu quả được thể hiện qua việc chọn lựa các phương thức vận chuyển. Thông thường có 6 phương thức vận chuyển cơ bản mà doanh nghiệp có thể lựa chọn:

 Đường biển: Giá thành rẻ, thời gian vận chuyển dài, bị giới hạn về địa điểm giao nhận (cảng biển).

 Đường sắt: Giá thành rẻ, thời gian vận chuyển trung bình, bị giới hạn về địa điểm giao nhận.

 Đường bộ: Nhanh, thuận tiện.

 Đường hàng không: là phương thức vận chuyển nhanh và đáp ứng nhanh, nhưng giá thành cao, có phần bị giới hạn bởi tính có sẵn của các sân bay tích hợp.

 Dạng điện tử: là cách vận chuyển nhanh nhất và rất linh hoạt, giá thành rẻ, tuy nhiên bị giới hạn về loại hàng hóa vận chuyển (dữ liệu, âm thanh, hình ảnh…).

 Đường ống: là phương thức tối hiệu quả nhưng bị giới hạn loại hàng hóa (chất lỏng, chất khí…).

Với cách thức vận chuyển có các đặc thù, ưu nhược điểm khác nhau, vì vậy các nhà quản lý cần lập ra lộ trình và mạng lưới di chuyển sản phẩm dựa trên nguyên tắc

chung là giá trị sản phẩm càng cao (như mặt hàng điện tử, dược phẩm,..) mạng lưới vận chuyển càng nhấn mạnh tính đáp ứng nhanh và giá trị sản phẩm thấp có thể bảo quản lâu (như gạo, gỗ,…) thì mạng lưới vận chuyển càng nhấn mạnh đến tính hiệu quả.

Thông tin: Thông tin là nền tảng đưa ra quyết định liên quan đến bốn yếu tố dẫn dắt chuỗi cung ứng đã đề cập ở trên, là sự kết nối giữa tất cả các hoạt động và sản xuất hoạt động trong chuỗi cung ứng. Khi sự kết nối này là một sự kết nối vững chắc (tức là thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ), các mắt xích trong chuỗi cung ứng sẽ có các quyết định chính xác cho hoạt động riêng của họ. Đây cũng là xu hướng tối đa hóa tính lợi nhuận toàn chuỗi cung ứng. Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, thông tin đều được sử dụng vì hai mục đích. Thứ nhất, thông tin sử dụng để phối hợp các hoạt động hằng ngày (quyết định kế hoạch sản xuất, mức tồn kho, lộ trình vận chuyển và vị trí lưu trữ). Thứ hai, thông tin dùng để tiên đoán và lập kế hoạch sản xuất dài hạn và thỏa mãn nhu cầu tương lai, đặc biệt trong việc rút lui khỏi thị trường cũ hay thâm nhập thị trường mới. Xét về tổng thể chuỗi cung ứng, sự cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh với tính hiệu quả mà các công ty thực hiện là một trong các quyết định về lượng thông tin có thể chia sẻ với các đối tác khác trong chuỗi và lượng thông tin phải giữ bí mật. Thông tin về cung cầu sản phẩm phản hồi từ khách hàng, dự báo thị trường và kế hoạch sản xuất mà các công ty chia sẻ với nhau càng nhiều thì chuỗi cung ứng đáp ứng càng nhanh. Tuy nhiên, công khai thông tin thế nào là hợp lý để tránh tiết lộ cho đối thủ canh tranh là một vấn đề mà các đối tác trong chuỗi cần lưu ý.

Hình 1.2. Sơ đồ năm yếu tố dẫn dắt chủ yếu của một chuỗi cung ứng

TÍNH ĐÁP ỨNG NHANH và TÍNH HIỆU QUẢ

Sự kết hợp hoàn hảo giữa tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả trong từng yếu tố dẫn dắt cho phép một chuỗi cung ứng “tăng đầu vào đồng thời giảm hàng tồn kho và chi phí sản xuất.”

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch tại siêu thị maximark cam ranh (Trang 27)