6. Bố cục của khóa luận
2.2.2.2. Thương lái
a. Đặc điểm
Rau sạch được hình thành từ các hộ trồng rau. Khi rau được thu hoạch, các hộ trồng rau sẽ vận chuyển rau đến bán cho thương lái.
Các thương lái thường có địa điểm sơ chế, dán bao bì, có xe tải vận chuyển, có văn phòng giao dịch riêng, cùng với một lực lượng nhân công đông đảo.
Quy mô hoạt động của hộ kinh doanh Nguyễn Thị Sáu là nhỏ hơn các công ty rau quả do chỉ hoạt động trong khu vực thành phố Cam Ranh. Trung bình, siêu thị lấy rau từ hộ kinh doanh Nguyễn Thị Sáu từ 6 -12 tấn/ tháng.
b. Nhiệm vụ
Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Sáu sẽ thu mua từ các hộ nông dân trồng rau (mua quanh năm). Theo đơn đặt hàng của siêu thị, họ hợp đồng lại với người nông dân bằng cam kết đặt hàng về chủng loại, số lượng, riêng giá cả phụ thuộc vào biến động thị trường. Sau đó thu mua và cung ứng cho siêu thị. Cô Sáu thu mua tại điểm sơ chế của mình. Nông dân tự mang đến và hàng đã tự sơ chế.
Như đã trình bày ở phần người nông dân, các khâu sau thu hoạch rất quan trọng, để đảm bảo chất lượng phần lớn thương lái đảm trách các khâu này. Họ cũng tham gia vào các quá trình cắt, tỉa, phân loại, bó, đóng gói, dán nhãn, vận chuyển. Tuy nhiên so với người nông dân, các khâu này được tiến hành theo một qui trình chặt chẽ và kĩ lưỡng hơn với qui mô lớn và tập trung hơn. Sau khi nhận rau từ người nông dân, hộ kinh doanh Sáu sẽ sơ chế bằng cách rửa sạch và phân loại. Hao hụt ở khâu này khoảng từ 10 -15%. Sau đó họ sẽ đóng gói trong các tui nilon và vận chuyển thẳng đến siêu thị Maximark Cam Ranh, họ có thể vận chuyển bằng xe tải hoặc xe máy (trong trường hợp số lượng đặt trong ngày ít). Để giảm thiểu hao hụt, họ xếp rau vào rổ nhựa có thể chồng lên nhau mà không bị dập nát.