Biện pháp 3: Tăng cường công tác quản lý học viên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đại học của trường đại học giáo dục, đại học quốc gia hà nội (Trang 89)

Học viên chỉ là một yếu tố của quá trình đào tạo, nhưng lại có vị trí đặc biệt: họ vừa là đối tượng phục vụ vừa là lý do tồn tại của quá trình đào tạo. Quản lý học viên nhằm phát huy năng lực nội sinh, phát huy tính chủ động, sáng tạo của họ trong học tập và hướng các hoạt động của quá trình đào tạo tới đảm bảo quyền lợi phát triển cho người học.

3.3.3.1. Quản lý chuyên cần + Mục đích:

Học tập là quyền lợi và nhiệm vụ của học viên. Theo qui chế đào tạo, mỗi học viên được nghỉ tối đa 20% số giờ học của mỗi môn học. Tuy nhiên, còn nhiều học viên tại các lớp đào tạo NVSP ĐH chưa thực hiện tốt nhiệm vụ này. Hiện trạng bỏ giờ học gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập của học viên và đến chất lượng đào tạo của Trường. Cần thiết phải có biện pháp quản lý hữu hiệu nhằm hạn chế hiện trạng trên.

+ Nội dung và cách thức thực hiện:

- Các giảng viên và cán bộ quản lý chuyên trách của Trung tâm cần tích cực phối hợp trong việc quản lý học viên trong giờ học bằng hình thức điểm danh. - Tăng thêm giờ tự học cho học viên để họ có thể phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập cũng là một cách thức cần thiết phải thực hiện giúp học viên có điều kiện đảm bảo chuyên cần trong điều kiện vừa học vừa làm.

- Tăng cường đầu tư trang thiết bị làm tăng sự hấp dẫn của bài giảng, tạo giờ học sinh động, lôi cuốn hấp dẫn học viên gắn bó trường lớp.

- Kiên quyết thực hiện đúng qui chế học và thi, không cho phép những học viên không tham dự đủ 80% số giờ lên lớp dự thi cuối học phần.

3.3.3.2. Thiết lập hệ thống thông tin phản hồi

Thông tin phản hồi là dạng thông tin cần thiết, không thể thiếu trong công tác quản lý. Không có thông tin phản hồi nhà quản lý không thể nắm

bắt được thực trạng đối tượng quản lý, không có cơ sở để có được quyết định cần thiết trong công tác quản lý.

+ Mục đích:

Để hiểu rõ thực trạng đào tạo, nắm được nhu cầu của học viên. Các thông tin thu được từ đánh giá của học viên đã không chỉ giúp giảng viên tự điều chỉnh phương pháp mà còn giúp nhà trường điều chỉnh kịp thời các quyết định quản lý cũng như quá trình thực hiện nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu người học, người sử dụng về chất lượng đào tạo.

+ Nội dung và cách thức thực hiện :

Xây dựng quy trình thu thập và xử lý thông tin phản hồi:

- Tổ chức nghiên cứu nhu cầu học tập của học viên qua các hoạt động: định kỳ lấy ý kiến học viên về hiệu quả giảng dạy sau mỗi môn học, về các hoạt động phục vụ học tập trong nhà trường; lập sổ góp ý; hộp thư điện tử v.v.

- Tổ chức tìm hiểu thông tin phản hồi và giữ mối liên hệ với học viên đã tốt nghiệp. Đây là nguồn thông tin rất quan trọng, phản ánh khách quan về chất lượng đào tạo của nhà trường, về nhu cầu xã hội.

- Phân công, quy định trách nhiệm, quyền hạn cụ thể đối với cán bộ thực hiện. - Xác định yêu cầu về mục đích, tiến độ, nội dung cho từng loại thông tin. - Tạo lập ngân hàng thông tin phản hồi chính xác, kịp thời, đầy đủ và khách quan.

- Xử lý, phân tích thông tin hữu hiệu, đưa ra các quyết định quản lý chính xác, kịp thời

3.3.4. Biện pháp 4: Xây dựng kế hoạch quản lý học tập của học viên cho từng khoá bồi dưỡng cấp chứng chỉ NVSP ĐH

3.3.4.1. Mục đích của biện pháp

Nhằm có được một kế hoạch quản lý học tập cho mỗi lớp, mỗi khoá Kết hợp với quy trình quản lý chung đã được đề ra, xây dựng một kế hoạch cụ thể cho lớp, khoá đó. Có được kế hoạch quản lý học tập của mỗi lớp,

chúng ta sẽ xác định được các công việc phải làm đối với từng lớp cụ thể, xác định được nội dung công việc cần phải đạt đến đâu về chất lượng, thời gian hoàn thành, điều kiện thực hiện, tránh được những sai sót, hạn chế được những nhược điểm của lớp, phát huy được đặc thù chung của lớp nhằm đạt được mục tiêu đào tạo bồi dưỡng đã đề ra.

3.3.4.2. Nội dung biện pháp

Có thể nói xây dựng kế hoạch cho mỗi một công việc là rất cần thiết, đó chính là sự chuẩn bị kĩ lưỡng, chi tiết, là “kịch bản” chỉ đạo toàn bộ quá trình tiến hành công việc, để công việc đó diễn ra và đạt được mục tiêu, kết quả như dự định.

Như chúng ta đã biết, đối tượng người học cấp chứng chỉ NVSP ĐH rất đa dạng và phức tạp, nhiều độ tuổi, nhiều ngành nghề, nhiều hoàn cảnh và trình độ khác nhau. Do đó, để quản lý quá trình học tập của họ là rất phức tạp, khó khăn và khó đạt được kết quả nếu không có một kế hoạch chi tiết dựa trên các yếu tố riêng và yêu cầu chung của mục tiêu khoá học.

3.3.4.3. Điều kiện thực hiện

Trong quy chế làm việc và quản lý đào tạo của Trường quy định bắt buộc cán bộ phụ trách lớp phải lập kế hoạch quản lý quá trình học tập của học viên. Trong kế hoạch phải xây dựng theo những yêu cầu quy định, phải có những mẫu biểu quy định chung của Trường. Lãnh đạo phụ trách chỉ đạo và giám sát việc lập và thực hiện kế hoạch học tập của học viên các lớp. Hàng năm có tổng kết đánh giá việc thực hiện hoạt động quản lý này.

3.3.5. Biện pháp 5: Hoàn thiện hệ thống quản lý hồ sơ các khóa bồi dưỡng Nghiệp vụ sư phạm đại học

+ Mục đích biện pháp

Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động học tập của học viên bằng các công cụ, phương tiện hỗ trợ.

+ Nội dung và cách thức thực hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trung tâm phải có quy định về hệ thống hồ sơ sổ sách và các công cụ quản lý học tập học viên như: Sổ điểm danh hàng ngày trên lớp, Sổ ghi đầu bài, Sổ theo dõi ý thức học tập của học viên, Nhật kí học tập của lớp, Sổ điểm... và các công cụ và phương tiện kiểm tra giám sát ý thức học tập của học viên như: Phiếu kiểm diện hàng ngày theo mẫu, danh sách kiểm diện có dán ảnh từng học viên để hạn chế các trường hợp đi học hộ, phiếu phản ánh thông tin học tập của học viên.

+ Điều kiện thực hiện

Các hệ thống hồ sơ sổ sách này phải trở thành quy định bắt buộc đối với cán bộ phụ trách lớp trong việc quản lý lớp nói chung và quản lý học tập của học viên nói riêng. Nhà trường phải là người giám sát việc thực hiện chế độ này. Hàng tuần, hàng tháng phải kiểm tra việc thực hiện chế độ hồ sơ sổ sách quản lý học tập học viên và có những kết luận, rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời.

3.3.6. Biện pháp 6: Phối hợp với các cơ sở liên kết đào tạo tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy - học, nâng cao hiệu quả ứng dụng công vật chất phục vụ hoạt động dạy - học, nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy và học

+ Đề xuất với các cơ sở liên kết tăng cường và quản lý tốt cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học

- Mục đích của biện pháp: Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, hỗ trợ các biện pháp quản lý khác hoạt động học của học viên khi tiến hành.

- Nội dung biện pháp: Phòng học phải được bố trí phù hợp với số lượng học viên của từng lớp, đảm bảo đủ chỗ ngồi cho tất cả các học viên trong lớp, tránh tình trạng để học viên ngồi chen chúc trong một phòng hẹp, không đủ chỗ ngồi, thiếu ánh sáng, chật chội, phải bố trí yêu cầu đặc trưng môn học...

- Điều kiện thực hiện: Trong khi làm hợp đồng thỏa thuận triển khai đào tạo Trường cần nêu rõ có điều khoản về cơ sở vật chất, trang thiết bị phải đảm bảo theo yêu cầu đã nêu ở trên.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động dạy và học

- Mục đích của biện pháp: Ứng dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả quản lý, giảm bớt công sức, nhân lực cho chi phí công tác quản lý học tập của học viên.

- Nội dung biện pháp

Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động dạy và học như lắp đặt hệ thống camera ở từng phòng học, giúp giáo viên chủ nhiệm gián tiếp theo dõi việc học của học viên trên lớp và cả việc dạy, quản lý lớp của giảng viên. Ở mức độ lí tưởng hơn, các phòng học đều được trang bị các thiết bị ghi âm để ghi âm lại toàn bộ bài giảng của thầy quan từng buổi học giúp những học viên vì lí do khách quan không đến được lớp buổi học đó có thể bố trí nghe lại băng bài giảng vào thời gian thích hợp.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý học tập của học viên còn thể hiện ở chỗ sử dụng các phần mềm tin học hỗ trợ trong việc quản lý hồ sơ, điểm tích luỹ của học viên. Giữa Trường với các cơ sở liên kết, cơ quan của học viên đều phải được nối mạng Internet và thường xuyên trao đổi thông tin quản lý với Trường.

- Điều kiện và tổ chức thực hiện

Nguồn kinh phí phải dồi dào, cơ sở vật chât như phòng học, lớp học, hệ thông máy tính các phòng làm việc, hệ thống âm thanh ánh sáng, mạng Internet, mạng LAN nội bộ cơ quan... phải được trang bị đầy đủ. Cán bộ, giáo viên phải được đào tạo và tập huấn sử dụng mới có khả năng vận hành sử dụng và khai thác các thiết bị này có hiệu quả trong quản lý học tập học viên.

3.3.7. Biện pháp 7: Tăng cường đổi mới hình thức dạy học, phương pháp kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học viên. kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học viên.

3.3.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, sử dụng những phương pháp dạy học cho người lớn.

Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt động học nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần tạo ra tính đồng bộ trong các khâu của quá trình đào tạo, cho công tác quản lý thực hiện đều tay ở tất cả các khâu trong quá trình dạy học.

Thông qua đổi mới phương pháp giảng dạy, công tác kiểm tra đánh giá kết quả học của học viên, giúp học viên phát huy tính chủ động sáng tạo và sự đam mê trong tiếp thu lĩnh hội kiến thức. Đổi mới trong công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên sẽ tạo cho học viên ý thức học tập tự giác, tích cực, hạn chế tiêu cực vi phạm trong thi cử, loại bỏ suy nghĩ “cào bằng” trong đánh giá, phát huy tốt năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học viên. Học viên phải học nghiêm túc, hiểu sâu và toàn diện các kĩ năng. Đổi mới trong công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên sẽ cho kết quả học tập “thật”, để từ đó học viên sẽ có những biện pháp để điều chỉnh cách học để đạt được mục tiêu học tập. Đồng thời qua kiểm tra, nhà quản lý sẽ đánh giá được thực trạng hoạt động đào tạo, trên cơ sở đó là một trong những điều kiện để ra quyết định điều chỉnh, bổ sung nhằm nâng cao chất lượng học tập và hiệu quả đào tạo.

3.3.7.2. Nội dung của biện pháp

- Đổi mới phương pháp dạy học là việc sử dụng và kết hợp có hiệu quả các phương pháp, phương tiện dạy học để đạt được mục tiêu bài học. Hạn chế tình trạng dạy “chay”, dạy kiểu thầy đọc trò chép... đang diễn ra phổ biến ở các địa phương như hiện nay.

- Do đặc điểm học tập của người lớn khác với học sinh phổ thông, nên phương pháp dạy học cũng cần sát với đối tượng. Các phương pháp dạy học tích cực người lớn có hiệu quả được sử dụng nhiều hiện nay như: Phương pháp bể cá, phương pháp sàng lọc, trò chơi sư phạm, phương pháp hỏi đáp, phương pháp công đoạn, phương pháp hỏi chuyên gia, phương pháp nêu ý kiến ghi lên bảng...

- Đổi mới kiểm tra đánh giá học tập của học viên là nội dung kiểm tra đánh giá cần đảm bảo các yêu cầu: Xác định đúng mục đích yêu cầu của từng chương, từng bài, xác định đúng nội dung kiến thức trọng tâm, hệ thống câu hỏi khai thác được nội dung kiến thức trọng tâm hợp đối tượng, phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học viên.

- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên bao gồm kiểm tra cả tình hình thực hiện nền nếp học tập, tinh thần thái độ đối với học tập, sự chuyên cần, kỷ luật trong học tập. Coi trọng cả đánh giá quá trình, thường xuyên và thi kiểm tra hết môn trên các yếu tố đề thi, kiểm tra hết môn, công tác coi thi, chấm thi hết môn, thực tập tốt nghiệp, thi tốt nghiệp. Kiểm tra chất lượng học tập các môn học theo đề chung, tổ chức nghiêm túc việc ra đề thi, coi thi, chấm thi.

- Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá thông qua bên thứ ba - người sử dụng lao động như các doanh nghiệp, các cơ quan, trường học, các tổ chức khác của xã hội, những tổ chức kiểm định công nhận chất luợng đào tạo của Bộ giáo dục và đào tạo, các tổ chức kiểm định đánh giá để đánh giá khách quan chất lượng đào tạo, đồng thời qua giảng viên có điều kiện kiểm chứng lại các mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo để từ đó sửa đổi bổ sung nội dung, đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp nhằm nâng cao kết quả tiếp thu của học viên.

3.7.3.3. Cách thức tiến hành

Việc ra đề thi của giảng viên cần phải bao phủ kiến thức, với thời lượng làm bài từ khoảng 60 đến 120 phút trong một đề thi cần đánh giá được mức độ nhận thức: nhớ - hiểu - áp dụng - phân tích. Xây dựng ngân hàng câu hỏi theo hệ thống, tạo bộ đề thi trên các câu hỏi có sẵn trong ngân hàng câu hỏi, việc tạo này là ngẫu nhiên theo mức độ khó dần của đề thi và thực hiện tạo trên máy tính. Quản lý và lưu trữ toàn bộ đề thi của tất cả các môn thi. Nên sử dụng từ 2 đề thi trở lên cùng mức độ đánh giá để hạn chế

hiện tượng nhìn bài nhau trong giờ kiểm tra. Công tác coi thi phải đảm bảo nghiêm túc, công bằng, đủ số giám thị theo quy định. Công tác chấm thi: cần chấm tập thể một số bài để hoàn thiện đáp án và phát hiện sai sót. Thực hiện thời gian công bố điểm thi theo quy chế và quy định dạy và học đảm bảo tính pháp lý công khai, công bằng, dân chủ.

Tiếp cận với cách đánh giá chất lượng đào tạo thông qua bên thứ ba: Sản phẩm của giáo dục đào tạo khác với sản phẩm của các ngành sản xuất, kinh doanh dịch vụ khác. Sản phẩm của giáo dục đào tạo đó là sự phát triển bền vững, sự thông hiểu kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp. Đó chính là thước đo quan trọng cho chất lượng học tập của học viên. Cơ hội của học viên sau khi học xong làm được việc có thể ứng dụng những kiến thức đã học vào đaon vị mình là động lực quan trọng cho học viên phấn đấu học tập khi còn trong khoá học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.7.3.4.Điều kiện thực hiện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đại học của trường đại học giáo dục, đại học quốc gia hà nội (Trang 89)