+ Khái niệm về Giáo dục người lớn
Giáo dục người lớn (Adult Education) là một thuật ngữ chỉ toàn bộ những quá trình giáo dục có tổ chức, bất kể nội dung, trình độ và phương pháp gì, chính quy hay không chính quy, kéo dài hay thay thế giáo dục ban đầu ở trường phổ thông và đại học hoặc trong thực tập nghề mà nhờ đó, những ai được coi là người lớn, sẽ phát triển được khả năng của họ, làm giàu thêm tri thức, nâng cao chất lượng chuyên môn hay tay nghề hoặc họ sẽ phát triển theo phương hướng mới đem lại những thay đổi về thái độ và hành vi trong sự phát triển của cá nhân và sự tham gia của cá nhân vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
+ Đặc điểm hoạt động học của người lớn
Sự học tập của người lớn là quá trình người dạy tạo điều kiện, tạo cơ hội cho người học lĩnh hội những kiến thức, kĩ năng và nhận thức. Động cơ học tập của người lớn chủ yếu là nhằm cải thiện chất lượng công việc, cải thiện chất lượng cuộc sống và để được xã hội, cơ quan và nhà nước thừa nhận.
So với hoạt động học tập của học sinh phổ thông, việc học tập của học viên nói riêng và học tập của người lớn có nhiều điểm khác.Trước hết hoạt động học tập của học sinh và học viên cũng là quá trình nhận thức nhằm chiếm lĩnh những tri thức trong kho tàng trí tuệ của nhân loại. Điểm khác nhau là khi tiến hành hoạt động học tập, học viên không thể chỉ nhận thức thông thường mà tiến hành hoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứu
trên cơ sở tư duy độc lập, sáng tạo phát triển ở mức độ cao để chuẩn bị cho một ngành nghề nhất định có chuyên môn năng lực cao. Vì vậy, hoạt động học tập của học viên còn gọi là hoạt động học tập nghề nghiệp. Vốn học vấn tiếp thu được trong thời kỳ này hết sức quan trọng vì nó là công cụ để họ tiến hành tham gia vào lĩnh vực nghề nghiệp sau này và là nền tảng cho hoạt động tự học, tự nghiên cứu. Một điều khác nữa so với hoạt động học tập của học sinh phổ thông thì hoạt động học tập của học viên mang tính tự giác, tích cực chủ động hơn. Học viên ngoài giờ lên lớp theo chương trình chính khoá, họ còn phải tích cực đọc thêm sách và tài liệu tham khảo để tự phát triển kiến thức cho mình, tranh thủ sự giúp đỡ của giảng viên để đào sâu kiến thức chuyên môn. Có như vậy, sau khi ra trường họ mới vững vàng trong công việc của mình.
Bảng 1.1: So sánh hoạt động học tập của người lớn với học sinh phổ thông
Diễn giải Việc học của người lớn Việc học của học sinh phổ thông.
Phương pháp
học
- Học theo kinh nghiệm bản thân. - Học viên đóng vai trò chính, tham gia tích cực vào hoạt động nhận thức. Người dạy đóng vai trò người điều khiển, thúc đẩy quá trình nhận thức của người học.
- Học viên ghi chép theo nhu cầu và cách hiểu của mình. - Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên và học viên, giữa các học viên với nhau là cơ sở cho việc học. - Mỗi học viên có trách nhiệm trong việc học của mình.
- Học nhằm nâng cao trình độ hiểu
- Học theo sự chỉ dẫn của thầy: Thầy dạy gì, trò học nấy theo thời khoá biểu đã định sẵn.
- Tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Thầy giáo đóng vai trò rất quan trọng.
- Phải ghi chép đầy đủ, kkhuyến khích vở sạch chữ đẹp.
- Kiến thức được truyền thụ cho học viên qua thuyết trình là chính - Học sinh ít có trách nhiệm với việc học.
-Học để biết. Giáo viên kiểm soát lớp học để đảm bảo toàn bộ nội dung kiến thức quy định trong chương trình đã được truyền thụ.
biết để có thể làm việc tốt hơn. - Giữa các học viên trong lớp có thể có sự khác nhau về tuổi tác và trình độ.
- Độ tuổi và trình độ tương đối đồng đều. Động cơ học tập của học viên - Xuất phát từ bản thân học viên, học mang tính chất tự nguyện.
- Học viên sẽ tham gia nhiệt tình nếu chủ đề học thú vị. - Người lớn thấy được khả năng áp dụng ngay kiến thức mới vào thực tiễn.
- Học để tự phát triển và để cải thiện đời sống.
- Tác động bên ngoài, áp lực của gia đình, xã hội. Học mang tính chất bắt buộc, kỉ luật nghiêm. - Học sinh không thấy ngay được những lợi ích của việc học và khả năng áp dụng kiến thức thu nhận được vào thực tiễn.
- Học để cho các kì thi. Lựa chọn nội dung đào tạo.
- Học viên tự đề xuất, chọn nội dung chương trình học.
- Nội dung chương trình học nhằm giải quyết những vấn đề gặp trong cuộc sống, trong công việc của họ.
- Lý thuyết đi đôi với thực hành, coi trọng thực hành.
- Các môn học do Bộ Giáo dục - đào tạo quy định. Khối lượng kiến thức được quy định cụ thể cho từng cấp học.
- Học lý thuyết là chính, ít thực hành.
Học qua kinh nghiệm được hiểu là một quá trình học thông qua những kinh nghiệm trực tiếp của bản thân từ các hoạt động thực tiễn trong cuộc sống. Những kinh nghiệm đó được phân tích, tổng kết và quay trở lại áp dụng ngay vào các hoạt động thực tiễn. Do đó cách học của người lớn là:
- Học tự nguyện và tích cực; - Học qua quan sát;
- Học bằng cách khái quát hóa theo ý hiểu; - Học qua thực nghiệm.
Sơ đồ 1.3: Người lớn học qua kinh nghiệm