Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đại học của trường đại học giáo dục, đại học quốc gia hà nội (Trang 54)

1) Đào tạo cử nhân

+ Về mô hình đào tạo giáo viên trung học phổ thông

Việc đào tạo giáo viên trung học phổ thông dựa trên sự kết hợp sức mạnh tổng hợp của Đại học Quốc gia Hà Nội theo mô hình mở, “kế tiếp”: mô hình 3+1 và 4+1.

Sơ đồ 2.2. Mô hình đào tạo giáo viên của Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN.

- Mô hình 3+1 được thiết kế với thời gian 3 năm đào tạo kiến thức cơ bản tại các trường thành viên của ĐHQGHN và 1 năm trang bị kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ sư phạm tại Trường Đại học Giáo dục.

Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên Trường ĐH Khoa học Xã hội & NV Trường ĐH Giáo dục Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4 Bằng cử nhân sư phạm = +

Để thực hiện mô hình mở, “kế tiếp” 3+1, Trường Đại học Giáo dục sử dụng thế mạnh của ĐHQGHN là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu sinh. Trường Đại học mạnh hàng đầu của cả nước, đặc biệt về các ngành học cơ bản để tạo ra năng lực chuyên môn giỏi, vững chắc cho các thầy cô giáo tương lai dưới sự hướng dẫn của các giáo sư, các nhà giáo đầu ngành của cả nước. Trong phần rèn luyện kỹ năng sư phạm, Trường Đại học Giáo dục hợp tác với các nhà khoa học giáo dục trong và ngoài ĐHQGHN để trang bị cho học viên những kiến thức mới nhất về khoa học nghiệp vụ sư phạm, cơ sở khoa học về mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo các bậc học, tổ chức trường lớp trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam. Song song với những kiến thức đó, Trường Đại học Giáo dục đặc biệt chú ý trang bị cho học viên các phương pháp, công nghệ dạy học tiên tiến, hiện đại, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và tương ứng với điều kiện hội nhập quốc tế với phương châm là giúp các giáo viên tương lai từ bỏ cách dạy học chỉ truyền đạt kiến thức một chiều, chuyển sang dạy cách học, cách chủ động tổ chức quá trình nhận thức thay vì tiếp thu thụ động.

+ Về chương trình và tổ chức đào tạo

Đào tạo chính quy:

- Chương trình đào tạo cử nhân sư phạm theo mô hình 3+1 các ngành Sư phạm: Toán học, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngữ Văn, và Lịch sử.

- Tổ chức và quy mô đào tạo:

Đối với mô hình 3+1: Từ năm 2000 đến nay, Trường Đại học Giáo dục được giao cho triển khai đào tạo giáo viên theo mô hình kế tiếp 3+1. Một điểm đáng ghi nhận của việc đào tạo giáo viên tại Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN là 100% học viên được hướng dẫn làm khoá luận tốt nghiệp và bảo vệ kết quả nghiên cứu trước Hội đồng.

Qui mô đào tạo cử nhân sư phạm hệ chính qui từ 1.150 đến 1.200 học viên/ năm. Đến nay, số lượng sinh viên đã tốt nghiệp hệ đào tạo này tính đến tháng 6/2007 là 853 học viên.

Đào tạo không chính quy:

- Chương trình đào tạo cử nhân hệ không chính qui các ngành: Sư phạm Toán - tin, Sư phạm Tin học.

- Tổ chức và quy mô đào tạo:

Trường Đại học Giáo dục đã liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài ĐHQGHN tổ chức các khoá đào tạo đại học hệ tại chức và chuyên tu các chuyên ngành: Sư phạm Tin học và Sư phạm Toán tin tại một số địa phương. Qui mô đào tạo đại học hệ không chính qui các ngành này là 80 học viên/năm. Đến nay đã có 297 học viên tốt nghiệp.

2) Đào tạo chuyên gia về lý luận và phương pháp dạy học các bộ môn Toán học, Hoá học, Vật lý, Sinh học, Ngữ văn và lịch sử ở trình độ thạc sĩ

Các chương trình đào tạo được thẩm định bởi Hội đồng Trường học chuyên ngành tương ứng. Từ năm học 2005-2006, Trường Đại học Giáo dục được giao nhiệm vụ đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn: Toán học, Vật lý, Hoá học, Sinh học với quy mô 125 học viên. Năm học 2007-2008, Trường đã triển khai đào tạo thêm 2 chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học các bộ môn: Ngữ văn, Lịch sử.

3) Về đào tạo chuyên ngành Quản lý giáo dục

a) Đào tạo cử nhân

Chương trình đào tạo cử nhân quản lý giáo dục hệ không chính quy được thẩm định bởi Hội đồng Khoa học chuyên ngành thuộc ĐHQGHN.

Trường ĐH Giáo dục liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài ĐHQGHN tổ chức các khoá đào tạo đại học hệ tại chức và chuyên tu ngành Quản lý giáo dục. Do ĐHQGHN có chủ trương giảm quy mô đào tạo không

chính quy nên Trường ĐH Giáo dục đã giảm quy mô từ 220 học viên/năm xuống còn 150 học viên/năm. Đến nay đã có 423 học viên tốt nghiệp.

b) Đào tạo chuyên gia về Quản lý giáo dục ở trình độ thạc sĩ

Năm 2001, Đại học Quốc gia Hà Nội giao cho Trường Đại học Giáo dục tổ chức đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Giáo dục. Do ĐHQGHN có chủ trương phát triển theo định hướng đại học nghiên cứu nên quy mô đào tạo sau đại học tăng dần so với các năm trước. Hiện nay, quy mô đào tạo là 152 học viên, đã có 540 học viên tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ. Ngoài ra, Trường Đại học Giáo dục đang triển khai 4 chương trình đào tạo liên kết quốc tế ở trình độ thạc sĩ gồm: Quản lý giáo dục; Quản lý và Lãnh đạo giáo dục; Quản lý Hệ thống Thông tin; Quản trị kinh doanh.

c) Đào tạo chuyên gia về Quản lý giáo dục ở trình độ tiến sĩ

Năm 2002, Trường Đại học Giáo dục được giao đào tạo tiến sĩ ngành Quản lý giáo dục. Trường là cơ sở đầu tiên ở Việt Nam triển khai chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục. Đến năm 2007, quy mô đào tạo là 94 NCS. Hiện đã có hơn 30 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án và được cấp bằng tiến sĩ.

4) Về đào tạo cán bộ Giáo dục tư vấn hướng nghiệp và cán bộ Giáo dục sức khoẻ tinh thần trẻ em và vị thành viên ở trình độ thạc sĩ

a) Chương trình đào tạo thạc sĩ Tâm lý và Thực hành hướng nghiệp (Master in Psycology and profesional orientation)

Chương trình được thiết kế bởi các chuyên gia nước ngoài thuộc Viện Nghiên cứu Lao động và Hướng nghiệp, Đại học CNAM, Cộng hoà Pháp với Trường Sư phạm. Chương trình được Đại học CNAM, Cộng hoà Pháp thẩm định và công nhận. Đội ngũ giảng dạy gồm các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Lao động và Hướng nghiệp, Đại học CNAM, Cộng hoà Pháp và giảng viên Trường Đại học Giáo dục thực hiện.

Bằng tốt nghiệp thạc sĩ do Viện Nghiên cứu Lao động và Hướng nghiệp, Đại học CNAM, Cộng hoà Pháp cấp.

b) Chương trình đào tạo Giáo dục sức khoẻ tinh thần trẻ em và vị thành niên (Master of Clinical Psychology)

Chương trình được thiết kế bởi các chuyên gia nước ngoài thuộc Đại học Vanderbuilt, Hoa Kỳ và giảng viên Trường ĐH Giáo dục. Chương trình được Hội đồng Khoa học và đào tạo chuyên ngành của ĐHQGHN thẩm định, công nhận và được giảng dạy bởi các chuyên gia của Hoa Kỳ, Úc và các giảng viên Trường ĐH Giáo dục

Bằng tốt nghiệp thạc sĩ do ĐHQGHN cấp.

Các chương trình trên được triển khai bắt đầu từ năm học 2007-2008.

5) Về đào tạo nghiệp vụ sư phạm và bồi dưỡng ngắn hạn

Từ năm 2001, Trường bắt đầu tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đại học, Lý luận và phương pháp giảng dạy đại học và Giáo dục học. Đến nay, Trường đang triển khai 8 chương trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ .

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đại học của trường đại học giáo dục, đại học quốc gia hà nội (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)