Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình khung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học và cao đẳng tại Quyết định số 61/2007/QĐ - BGDĐT, ngày 16 tháng 10 năm 2007, chương trình bồi dưỡng NVSP với mục đích trang bị kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cơ bản cho các đối tượng chưa qua đào tạo sư phạm, theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hóa, nhằm bổ sung nguồn nhân lực và nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Chương trình bồi dưỡng NVSP ĐH xác định mục tiêu cụ thể như sau:
+ Cung cấp và trang bị về kiến thức
Sau khi hoàn thành khoá bồi dưỡng về NVSP người học có được:
- Kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục đại học; vai trò và sứ mệnh của giáo dục đại học , những xu hướng phát triển của giáo dục đại học hiện đại.
- Kiến thức cơ bản về tâm lý học dạy học, đặc điểm tâm lý người học, lý luận và phương pháp, kỹ năng dạy học đại học.
- Phương pháp cơ bản về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
+ Về kỹ năng
Khoá bồi dưỡng NVSP ĐH nhằm rèn luyện cho người học các kỹ năng sau: - Kỹ năng về xây dựng đề cương chi tiết môn học và soạn thảo các bài giảng cụ thể.
- Kỹ năng sư phạm cơ bản về phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên, phương pháp dạy học, phát triển chương trình giáo dục đại học, cách sử dụng các phương tiện kỹ thuật tiên tiến vào dạy học.
- Kỹ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá quá trình dạy học; kỹ năng đọc, viết, trình diễn và giao tiếp trong quá trình dạy học.
- Kỹ năng tổ chức và quản lý trường đại học (cấp bộ môn, khoa), quản lý sinh viên theo quy định và nhiệm vụ của giảng viên.
+ Về thái độ
Chương trình bồi dưỡng NVSP ĐH giúp người học:
- Hình thành ý thức nghề nghiệp, đạo đức và tác phong sư phạm mẫu mực của nhà giáo trong các cơ sở đại học.
- Hình thành lòng say mê và hứng thú trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
- Thể hiện thái độ khách quan, khoa học trong tổ chức và quản lý quá trình dạy học.
+ Các đối tượng được tham gia bồi dưỡng NVSP ĐH
1. Giảng viên các trường ĐH, CĐ chưa qua đào tạo nghiệp vụ sư phạm. 2. Những người có trình độ từ đại học trở lên, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, có nguyện vọng trở thành giảng viên các trường đại học, cao đẳng.
3. Những người đang làm việc tại các viện nghiên cứu khoa học, các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất có trình độ từ đại học trở lên, có nguyện vọng làm giảng viên thỉnh giảng tại các trường ĐH, CĐ.
4. Sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi các trường đại học, cao đẳng có phẩm chất tốt, có nguyện vọng trở thành giảng viên các trường ĐH, CĐ.
1.2.8. Học viên nghiệp vụ sư phạm đại học
Do đặc thù của NVSP ĐH, người học là những học viên đã có độ tuổi trưởng thành (là người lớn), thường là đang làm một việc gì đó trong tất cả các thành phần kinh tế của nước ta hiện nay. Người học là người lớn có đặc điểm:
- Có nhiều kinh nghiệm sống; - Có thực tế;
- Có thói quen lâu đời; - Có tính tự ái;
Do đặc thù công việc và tính chất của phải vừa đi làm, vừa đi học để chuẩn hóa kiến thức, thời gian làm việc chiếm chủ yếu thời gian hành chính của họ. Ngoài ra, phần lớn trong số họ đã lập gia đình, do đó ngoài giờ đi làm, họ còn phải bận gánh vác trọng trách công việc của cơ quan, vừa phải chăm sóc gia đình con cái... Phải những người biết sắp xếp thời gian công việc thật hợp lý và quyết tâm thì quỹ thời gian tự học mới được đảm bảo.
1.2.9. Giáo dục người lớn
+ Khái niệm về Giáo dục người lớn
Giáo dục người lớn (Adult Education) là một thuật ngữ chỉ toàn bộ những quá trình giáo dục có tổ chức, bất kể nội dung, trình độ và phương pháp gì, chính quy hay không chính quy, kéo dài hay thay thế giáo dục ban đầu ở trường phổ thông và đại học hoặc trong thực tập nghề mà nhờ đó, những ai được coi là người lớn, sẽ phát triển được khả năng của họ, làm giàu thêm tri thức, nâng cao chất lượng chuyên môn hay tay nghề hoặc họ sẽ phát triển theo phương hướng mới đem lại những thay đổi về thái độ và hành vi trong sự phát triển của cá nhân và sự tham gia của cá nhân vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
+ Đặc điểm hoạt động học của người lớn
Sự học tập của người lớn là quá trình người dạy tạo điều kiện, tạo cơ hội cho người học lĩnh hội những kiến thức, kĩ năng và nhận thức. Động cơ học tập của người lớn chủ yếu là nhằm cải thiện chất lượng công việc, cải thiện chất lượng cuộc sống và để được xã hội, cơ quan và nhà nước thừa nhận.
So với hoạt động học tập của học sinh phổ thông, việc học tập của học viên nói riêng và học tập của người lớn có nhiều điểm khác.Trước hết hoạt động học tập của học sinh và học viên cũng là quá trình nhận thức nhằm chiếm lĩnh những tri thức trong kho tàng trí tuệ của nhân loại. Điểm khác nhau là khi tiến hành hoạt động học tập, học viên không thể chỉ nhận thức thông thường mà tiến hành hoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứu
trên cơ sở tư duy độc lập, sáng tạo phát triển ở mức độ cao để chuẩn bị cho một ngành nghề nhất định có chuyên môn năng lực cao. Vì vậy, hoạt động học tập của học viên còn gọi là hoạt động học tập nghề nghiệp. Vốn học vấn tiếp thu được trong thời kỳ này hết sức quan trọng vì nó là công cụ để họ tiến hành tham gia vào lĩnh vực nghề nghiệp sau này và là nền tảng cho hoạt động tự học, tự nghiên cứu. Một điều khác nữa so với hoạt động học tập của học sinh phổ thông thì hoạt động học tập của học viên mang tính tự giác, tích cực chủ động hơn. Học viên ngoài giờ lên lớp theo chương trình chính khoá, họ còn phải tích cực đọc thêm sách và tài liệu tham khảo để tự phát triển kiến thức cho mình, tranh thủ sự giúp đỡ của giảng viên để đào sâu kiến thức chuyên môn. Có như vậy, sau khi ra trường họ mới vững vàng trong công việc của mình.
Bảng 1.1: So sánh hoạt động học tập của người lớn với học sinh phổ thông
Diễn giải Việc học của người lớn Việc học của học sinh phổ thông.
Phương pháp
học
- Học theo kinh nghiệm bản thân. - Học viên đóng vai trò chính, tham gia tích cực vào hoạt động nhận thức. Người dạy đóng vai trò người điều khiển, thúc đẩy quá trình nhận thức của người học.
- Học viên ghi chép theo nhu cầu và cách hiểu của mình. - Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên và học viên, giữa các học viên với nhau là cơ sở cho việc học. - Mỗi học viên có trách nhiệm trong việc học của mình.
- Học nhằm nâng cao trình độ hiểu
- Học theo sự chỉ dẫn của thầy: Thầy dạy gì, trò học nấy theo thời khoá biểu đã định sẵn.
- Tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Thầy giáo đóng vai trò rất quan trọng.
- Phải ghi chép đầy đủ, kkhuyến khích vở sạch chữ đẹp.
- Kiến thức được truyền thụ cho học viên qua thuyết trình là chính - Học sinh ít có trách nhiệm với việc học.
-Học để biết. Giáo viên kiểm soát lớp học để đảm bảo toàn bộ nội dung kiến thức quy định trong chương trình đã được truyền thụ.
biết để có thể làm việc tốt hơn. - Giữa các học viên trong lớp có thể có sự khác nhau về tuổi tác và trình độ.
- Độ tuổi và trình độ tương đối đồng đều. Động cơ học tập của học viên - Xuất phát từ bản thân học viên, học mang tính chất tự nguyện.
- Học viên sẽ tham gia nhiệt tình nếu chủ đề học thú vị. - Người lớn thấy được khả năng áp dụng ngay kiến thức mới vào thực tiễn.
- Học để tự phát triển và để cải thiện đời sống.
- Tác động bên ngoài, áp lực của gia đình, xã hội. Học mang tính chất bắt buộc, kỉ luật nghiêm. - Học sinh không thấy ngay được những lợi ích của việc học và khả năng áp dụng kiến thức thu nhận được vào thực tiễn.
- Học để cho các kì thi. Lựa chọn nội dung đào tạo.
- Học viên tự đề xuất, chọn nội dung chương trình học.
- Nội dung chương trình học nhằm giải quyết những vấn đề gặp trong cuộc sống, trong công việc của họ.
- Lý thuyết đi đôi với thực hành, coi trọng thực hành.
- Các môn học do Bộ Giáo dục - đào tạo quy định. Khối lượng kiến thức được quy định cụ thể cho từng cấp học.
- Học lý thuyết là chính, ít thực hành.
Học qua kinh nghiệm được hiểu là một quá trình học thông qua những kinh nghiệm trực tiếp của bản thân từ các hoạt động thực tiễn trong cuộc sống. Những kinh nghiệm đó được phân tích, tổng kết và quay trở lại áp dụng ngay vào các hoạt động thực tiễn. Do đó cách học của người lớn là:
- Học tự nguyện và tích cực; - Học qua quan sát;
- Học bằng cách khái quát hóa theo ý hiểu; - Học qua thực nghiệm.
Sơ đồ 1.3: Người lớn học qua kinh nghiệm
1.2.10. Liên kết đào tạo, bồi dưỡng
1.2.10.1. Liên kết
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hoá - Thông tin (1998 ) do Nguyễn Như Ý chủ biên, thuật ngữ "liên kết" được định nghĩa là: "Kết lại với nhau từ nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ nhằm mục đích nào đó". Khái niệm liên kết phản ánh các mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc lẫn nhau giữa các thành phần trong một tổ chức, hoặc giữa các tổ chức với nhau nhằm hướng đến một mục tiêu chung. Tính hướng đích là tiêu điểm, là cơ sở và động lực của các mối liên kết giữa chúng. Sự liên kết giữa các tổ chức theo một mục đích nào đó (lợi ích chung, giả thuyết một vấn đề chung...) tạo nên một sức mạnh mới, khả năng mới mà từ thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ không thể có. Tuỳ theo từng loại hình mà có các mối liên kết bên trong hoặc liên kết bên ngoài của một tổ chức (nhà trường, doanh nghiệp, trường đại học) trong bối cảnh và môi trường kinh tế nhất định. Nói đến liên kết là nói đến các nội dung sau :
- Mục đích, mục tiêu liên kết: Phản ánh lợi ích, mong muốn chung và cụ thể của từng tổ chức, thành phần tham gia liên kết như lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội, lợi ích môi trường phát triển...
Kinh nghiệm
Vận dụng Hồi tưởng
- Các thành phần, tổ chức liên kết: bao gồm các thành phần, tổ chức độc lập, có tư cách pháp nhân thuộc nhiều loại hình, tổ chức kinh tế - xã hội, giáo dục - đào tạo, cơ quan quản lý nhà nước tham gia với những vai trò vị trí nhất định trong liên kết.
- Các hình thức liên kết : Tuỳ theo mục đích và tính chất liên kết mà có thể có hình thức thành lập các tổ chức liên doanh, thoả thuận phối hợp thực hiện các dự án nghiên cứu hay phát triển các sản phẩm dịch vụ, các hợp đồng kinh tế trong hợp tác nghiên cứu, đào tạo và bồi dưỡng nhân lực, nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm mới...
- Các nội dung liên kết: Tuỳ thuộc vào mục đích, đối tượng và hình thức liên kết mà có các nội dung liên kết khác nhau bao gồm từ các nội dung các hoạt động liên kết : đầu tư, hỗ trợ tài chính, đào tạo và bồi dưỡng nhân lực, nghiên cứu khoa học-công nghệ đến các hoạt động sản xuất- kinh doanh với vai trò, vị trí, trách nhiệm tham gia theo thoả thuận của các bên tham gia liên kết
- Cơ chế liên kết: Là cách thức tổ chức, quản lý và các nguyên tắc vận hành các mối liên kết bảo đảm đạt được mục tiêu mong muốn và trách nhiệm, quyền, lợi ích của các bên tham gia liên kết.
- Sản phẩm liên kết: Là các sản phẩm được tạo ra của quá trình liên kết như các sản phẩm hàng hoá - dịch vụ ; sản phẩm đào tạo (nhân lực); sản phẩm nghiên cứu KH-CN (vật liệu mới, thiết bị, quy trình công nghệ mới...)
- Môi trường và các điều kiện liên kết: Là tập hợp các nhân tố bên ngoài (môi trường chính trị - xã hội, kinh tế, văn hoá, các tổ chức khác...) và môi trường bên trong của mối liên kết giữa các đối tác (các quan hệ nội bộ, các điều kiện, đặc tính bên trong của từng đối tác...)
1.2.10.2. Khái niệm liên kết đào tạo
Theo Điều 3, Chương I - Quyết định về liên kết đào tạo ngày 28/3/2008 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thì liên kết đào tạo là sự hợp tác giữa các bên để tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo.
Đơn vị chủ trì đào tạo là các trường tổ chức quá trình đào tạo bao gồm: tuyển sinh, thực hiện chương trình, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, công nhận kết quả và cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ tốt nghiệp.
Đơn vị phối hợp đào tạo là chủ thể trực tiếp tham gia liên kết đào tạo với vai trò hợp tác, hỗ trợ các điều kiện thực hiện liên kết đào tạo.
Hợp đồng liên kết đào tạo là văn bản được ký kết giữa các bên liên kết nhằm xác định quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm mà các bên thỏa thuận trong quá trình liên kết đào tạo.
1.2.10.3. Những đặc điểm của hoạt động liên kết đào tạo
Mục đích của hoạt động liên kết đào tạo được ghi tại Điều 4, ChươngI - Quyết định về liên kết đào tạo ngày 28/3/2008 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cụ thể là:
- Thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội; huy động tiềm năng của các trường nhằm đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho địa phương.
- Tạo cơ hội học tập cho nhiều người trên cơ sở đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu công bằng và xã hội hoá giáo dục.
1.3. Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng Nghiệp vụ sư phạm đại học
1.3.1. Chương trình bồi dưỡng Nghiệp vụ sư phạm đại học
Theo Từ điển Giáo dục học, NXB Từ điển Bách khoa (2001), khái niệm chương trình đào tạo được hiểu là: “Văn bản chính thức quy định mục đích, mục tiêu, yêu cầu, nội dung kiến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể các bộ môn, kế hoạch lên lớp và thực tập từng năm học, tỷ lệ giữa các bộ môn, giữa lý thuyết và thực hành, quy định phương thức, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất, chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp của cơ sở giáo dục và đào tạo”.
Theo Whentling (1993): “Chương trình đào tạo (Program of Training) là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (khóa đào tạo) cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì có thể trông đợi ở người học sau khóa đào tạo, phác thảo ra quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, các phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập và tất cả những cái gì đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ”.
Theo Tyler (1949) cho rằng chương trình đào tạo phải bao gồm 4 yếu tố sau:
- Mục tiêu đào tạo - Nội dung đào tạo
- Phương pháp hay quy trình đào tạo - Cách đánh giá kết quả đào tạo
Đối với các khoá đào tạo cũng như bồi dưỡng trên cơ sở chương trình