Liên kết đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đại học của trường đại học giáo dục, đại học quốc gia hà nội (Trang 39)

1.2.10.1. Liên kết

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hoá - Thông tin (1998 ) do Nguyễn Như Ý chủ biên, thuật ngữ "liên kết" được định nghĩa là: "Kết lại với nhau từ nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ nhằm mục đích nào đó". Khái niệm liên kết phản ánh các mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc lẫn nhau giữa các thành phần trong một tổ chức, hoặc giữa các tổ chức với nhau nhằm hướng đến một mục tiêu chung. Tính hướng đích là tiêu điểm, là cơ sở và động lực của các mối liên kết giữa chúng. Sự liên kết giữa các tổ chức theo một mục đích nào đó (lợi ích chung, giả thuyết một vấn đề chung...) tạo nên một sức mạnh mới, khả năng mới mà từ thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ không thể có. Tuỳ theo từng loại hình mà có các mối liên kết bên trong hoặc liên kết bên ngoài của một tổ chức (nhà trường, doanh nghiệp, trường đại học) trong bối cảnh và môi trường kinh tế nhất định. Nói đến liên kết là nói đến các nội dung sau :

- Mục đích, mục tiêu liên kết: Phản ánh lợi ích, mong muốn chung và cụ thể của từng tổ chức, thành phần tham gia liên kết như lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội, lợi ích môi trường phát triển...

Kinh nghiệm

Vận dụng Hồi tưởng

- Các thành phần, tổ chức liên kết: bao gồm các thành phần, tổ chức độc lập, có tư cách pháp nhân thuộc nhiều loại hình, tổ chức kinh tế - xã hội, giáo dục - đào tạo, cơ quan quản lý nhà nước tham gia với những vai trò vị trí nhất định trong liên kết.

- Các hình thức liên kết : Tuỳ theo mục đích và tính chất liên kết mà có thể có hình thức thành lập các tổ chức liên doanh, thoả thuận phối hợp thực hiện các dự án nghiên cứu hay phát triển các sản phẩm dịch vụ, các hợp đồng kinh tế trong hợp tác nghiên cứu, đào tạo và bồi dưỡng nhân lực, nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm mới...

- Các nội dung liên kết: Tuỳ thuộc vào mục đích, đối tượng và hình thức liên kết mà có các nội dung liên kết khác nhau bao gồm từ các nội dung các hoạt động liên kết : đầu tư, hỗ trợ tài chính, đào tạo và bồi dưỡng nhân lực, nghiên cứu khoa học-công nghệ đến các hoạt động sản xuất- kinh doanh với vai trò, vị trí, trách nhiệm tham gia theo thoả thuận của các bên tham gia liên kết

- Cơ chế liên kết: Là cách thức tổ chức, quản lý và các nguyên tắc vận hành các mối liên kết bảo đảm đạt được mục tiêu mong muốn và trách nhiệm, quyền, lợi ích của các bên tham gia liên kết.

- Sản phẩm liên kết: Là các sản phẩm được tạo ra của quá trình liên kết như các sản phẩm hàng hoá - dịch vụ ; sản phẩm đào tạo (nhân lực); sản phẩm nghiên cứu KH-CN (vật liệu mới, thiết bị, quy trình công nghệ mới...)

- Môi trường và các điều kiện liên kết: Là tập hợp các nhân tố bên ngoài (môi trường chính trị - xã hội, kinh tế, văn hoá, các tổ chức khác...) và môi trường bên trong của mối liên kết giữa các đối tác (các quan hệ nội bộ, các điều kiện, đặc tính bên trong của từng đối tác...)

1.2.10.2. Khái niệm liên kết đào tạo

Theo Điều 3, Chương I - Quyết định về liên kết đào tạo ngày 28/3/2008 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thì liên kết đào tạo là sự hợp tác giữa các bên để tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo.

Đơn vị chủ trì đào tạo là các trường tổ chức quá trình đào tạo bao gồm: tuyển sinh, thực hiện chương trình, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, công nhận kết quả và cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ tốt nghiệp.

Đơn vị phối hợp đào tạo là chủ thể trực tiếp tham gia liên kết đào tạo với vai trò hợp tác, hỗ trợ các điều kiện thực hiện liên kết đào tạo.

Hợp đồng liên kết đào tạo là văn bản được ký kết giữa các bên liên kết nhằm xác định quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm mà các bên thỏa thuận trong quá trình liên kết đào tạo.

1.2.10.3. Những đặc điểm của hoạt động liên kết đào tạo

Mục đích của hoạt động liên kết đào tạo được ghi tại Điều 4, ChươngI - Quyết định về liên kết đào tạo ngày 28/3/2008 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cụ thể là:

- Thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội; huy động tiềm năng của các trường nhằm đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho địa phương.

- Tạo cơ hội học tập cho nhiều người trên cơ sở đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu công bằng và xã hội hoá giáo dục.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đại học của trường đại học giáo dục, đại học quốc gia hà nội (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)