Biện pháp 2: Xây dựng quy trình quản lý hoạt động bồi dưỡng cấp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đại học của trường đại học giáo dục, đại học quốc gia hà nội (Trang 83)

chứng chỉ Nghiệm vụ sư phạm đại học.

3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp các nhà quản lý có được quy trình làm việc một cách khoa học và hiệu quả. Đây là hoạt động liên kết đào tạo, bồi dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực các cơ sở giáo dục đại học nói riêng và cho toàn ngành giáo dục nói chung. Việc xây dựng một quy trình chuẩn sẽ tạo nên tính khoa học và hiệu quả trong quản lý hoạt

động bồi dưỡng các lớp cấp chứng chỉ NVSP ĐH do Trường Đại học Giáo dục tổ chức và các cơ sở liên kết đào tạo.

3.3.2.2. Nội dung của biện pháp

Các nhà quản lý xây dựng quy trình làm việc thể hiện rõ được quyền hạn và nghĩa vụ của hai bên trong quá trình liên kết đào tạo, từ khâu mở lớp tại cơ sở liên kết đến các khâu tiếp theo khi đã hình thành được sự liên kết để từ đó có sự phối kết hợp nhịp nhàng, hiệu quả, giảm thiểu các thủ tục không cần thiết, tránh lãng phí.

3.3.2.3. Cách thức tiến hành

Trong nhiều năm qua, Trường Đại học Giáo dục đã tổ chức liên kết bồi dưỡng nhiều khóa cấp chứng chỉ NVSP ĐH với nhiều trường đại học, cao đẳng và các cơ sở giáo dục trong cả nước. Trường đã thực hiện tốt vai trò của một đơn vị tiên phong trong việc đào tạo bồi dưỡng NVSP ĐH. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn khá nhiều những bất cập trong quá trình tổ chức, liên kết, từ việc thực hiện các thủ tục ban đầu, địa điểm đặt lớp, thời gian học phù hợp với đặc thù cho người học là đối tượng vừa đi làm, vừa đi học, giám sát kiểm tra việc thực hiện chương trình, quản lý học viên, cho đến những khâu cuối cùng là tổ chức cấp phát chứng chỉ cho học viên.

Khi tiến hành xây dựng quy trình cần chú ý đến việc mô tả chi tiết công việc các đơn vị phối hợp thực hiện, các sản phẩn và kết quả đạt được sau đây là một số công việc trong hoạt động đào tạo và bồi dưỡng các lớp cấp chứng chỉ NVSP ĐH, trong khuôn khổ của luận văn tác giả cũng mạnh dạn mô tả và đề xuất một số quy trình trong rất nhiều các quy trình của hoạt động bồi dưỡng NVSP ĐH của Trường Đại học Giáo dục.

- Cử một đại diện lãnh đạo của Trường phụ trách chuyên môn trực tiếp theo dõi, quản lý, chịu trách nhiệm chính về công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng.

- Phòng ĐT& CTSV và Trung tâm Hợp tác Đào tạo và Bồi dưỡng có trách nhiệm tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng các lớp cấp chứng chỉ NVSP ĐH.

- Đề nghị các đơn vị liên kết cử cán bộ, giáo viên chuyên trách theo dõi lớp của Trường Đại học Giáo dục đặt tại đó.

- Trung tâm cử cụ thể đích danh từng cán bộ theo dõi cụ thể.

- Trường và phòng Đào tạo thường xuyên kiểm tra hệ thống hồ sơ sổ sách quản lý lớp học của Trung tâm.

- Thường xuyên thực hiện lấy phiếu phản hồi của người học.

- Trung tâm, Trường tổng kết lớp sau khóa đào tạo.

- Cán bộ phụ trách lớp quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy giảng dạy từng môn học cụ thể của giảng viên trên lớp thông qua theo dõi việc thực hiện phiếu báo giảng, lịch trình giảng dạy, khung chương trình, sổ ghi đầu bài nhằm tránh trường hợp cắt xén số giờ trên lớp để thiệt tới quyền lợi được học của học viên.

- Theo dõi việc thực hiện thời gian biểu từng ngày học, từng buổi học cụ thể. Giảng viên không tự ý đổi lịch, hoãn lịch, ra vào lớp không đúng thời gian gây khó khăn cho người học.

- Đóng dấu xác nhận đúng số ngày thực dạy của giảng viên theo lịch trình giảng dạy môn học tránh việc cắt xén ngày học của môn học, duy trì đủ số tiết số buổi đảm bảo quyền lợi cho người học.

- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi số tiết học trên lớp của từng học viên bằng sổ sách ghi chép cụ thể để làm căn cứ, cơ sở xét duyệt điều kiện dự thi môn học.

- Duyệt điều kiện, tư cách dự thi môn học vào buổi học cuối cùng của môn . - Tổ chức, giám sát công tác kiểm tra, thi học phần, thi hết môn theo đúng quy chế hiện hành.

d) Điều kiện và tổ chức thực hiện

Trường, Trung tâm cần lập một hệ thống quy trình các công việc quản lý quá trình học tập của học viên các lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ NVSP ĐH . Cần có sự phân công rõ trách nhiện của từng bộ phận, của từng người với từng công việc cụ thể. Không phân công chồng chéo, lẫn lộn về trách nhiệm vai trò của các thành viên và các bộ phận. Tuy nhiên giữa các thành viên và các bộ phận, các cấp quản lý cũng cần sự phối hợp chặt chẽ và có thông tin thường nhật để có những điều chỉnh và biện pháp đối phó tình huống kịp thời, nhằm đảm bảo quá trình đào tạo diễn ra liên tục, thông suốt và có hiệu quả. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình quản lý hoạt động bồi dưỡng cấp chứng chỉ Nghiệm vụ sư phạm đại học được tác giả mô tả trong Bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1: Mô tả quy trình thực hiện bồi dưỡng NVSP

TT Công việc Sản phẩm đầu ra

(của công việc ở cột 2)

Qui trình thực hiện Tiêu chí đánh giá

1. Công tác tuyển sinh 1. Kế hoạch tuyển sinh

2. Thông báo tuyển sinh 3. Đơn đăng ký xin học 3. Các hợp đồng đào tạo

- Chuyên viên xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các thông báo, xử lý đơn xin học, chuẩn bị và thương thảo hợp đồng đào tạo đối với các đơn vị liên kết đào tạo cấp chứng chỉ.

2. Quản chương trình đào tạo, bồi dưỡng cấp chứng chỉ

Các chương trình đào tạo của các khóa cấp chứng chỉ tại Trường.

- Có chương trình đào tạo cấp chứng chỉ và bồi dưỡng, hằng năm tổ chức nghiên cứu nhằm thiết kế được các khóa học khác bổ ích và thiêt thực với người học.

3. Quản lý kế hoạch học tập

1.Lịch trình giảng dạy cho từng lớp. 2.Các lớp hiện đang học, ma trận

lịch đào tạo của toàn trường.

Xây dựng lịch giảng, triển khai thông báo Lịch giảng

4. Quản lý giảng viên và hoạt động giảng dạy

Phối hợp với các đối tác theo dõi việc ăn ở, đi lại, giảng dạy của giảng viên.

Quản lý theo qui trình hướng dẫn 5. Tổ chức thi - Lịch thi - Phòng thi 1. Lịch thi 2. Danh sách phòng thi 3. Danh sách cán bộ coi thi

Làm thực hiện theo đúng quy trình đã công bố, đảm bảo

Tiêu chí đánh giá chung cho các công viêc như sau Mức 1: Đạt

Có qui trình và thực hiện đúng qui trình. Hoàn thành tốt công việc nếu có đầy đủ các sản phẩm đầu ra, và thực hiện đúng qui trình thực hiện, có minh chứng. Mức 2: Đạt cần điều chỉnh Có qui trình và thực hiện đúng qui trình. Hoàn thành tốt công việc nếu có đầy đủ các sản phẩm đầu ra, và thực hiện đúng qui trình thực hiện,

- Cán bộ coi thi - Kỷ luật của kỳ thi - Chuẩn bị cơ sở vật chất cho kỳ thi - Chấm thi

4. Các mẫu biên bản xử lý kỷ luật 5. Giấy thi

6. Đề thi

7. Biên bản chấm thi 8. Dọc phách….. 9. Lên điểm

thực hiện theo đúng quy chế đào tạo và quy định của đơn vị

6. Quản lý điểm 1. Giao nhận bài thi

2.Các bảng điểm gốc của các môn học 3.Nhập điểm vào phần mềm đào tạo 4. Lưu trữ bảo quản bảng điểm, biên bản chấm bài,….

Đảm bảo thực hiện, theo đúng quy trình thủ tục đã quy đinh (Các quy trình thực hiện ở phần phụ lục)

7. Chuẩn bị cấp/ trao chứng chỉ

1.Tổ chức rà soát thông tin học viên trước khi tôt nghiệp.

2. Quyết định công nhận cấp chứng chỉ. 3. Chuẩn bị chứng chỉ

4. Kế hoạch phát chứng chỉ

Mức 3: Không đạt

Không có qui trình và thực hiện đúng qui trình. Hoàn thành tốt công việc có đầy đủ các sản phẩm đầu ra, Không có minh chứng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đại học của trường đại học giáo dục, đại học quốc gia hà nội (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)