Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức của cán bộ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc luận văn ths giáo dục học (Trang 82)

bộ quản lý và giáo viên về hoạt động bồi dưỡng giáo viên.

3.3.1.1. Mục đích biện pháp

- Nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý và giáo viên THCS trong sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Có nhận thức đúng đắn về hoạt động bồi dưỡng giáo viên và tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

- Trang bị cơ sở lý luận cho cán bộ, GV tạo sự đồng thuận, tham gia ủng hộ tích cực các cấp QLGD để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS.

- Tăng cường nhâ ̣n thức về vai trò của người thầy giáo trong viê ̣c thực hiê ̣n mu ̣c tiêu, chiến lược phát triển giáo du ̣c. Phải làm cho mọi người thấy được vai trò của chất lượng đô ̣i ngũ giáo viên là yếu tố quyết đi ̣nh chất lượng nền giáo du ̣c của đất nước . Mục tiêu của nền giáo dục chúng ta là đào ta ̣o những con người phát triển toàn diê ̣n , phải tạo ra chất l ượng mới cho nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH , HĐH đất nước. Muốn làm tròn sứ mê ̣nh cao cả đó , giáo dục phải có sự thay đổi đồng bộ trên các mặt . Trong đó yếu tố có ý nghĩa quyết đi ̣nh là phải nâng cao chất lượng toà n diê ̣n của đô ̣i ngũ giáo viên.

3.3.1.2. Nội dung biện pháp

- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và GV về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng GV.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp.

chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành về GD&ĐT cũng như BDGV.

- Nâng cao ý thức tự bồi dưỡng.

- Nâng cao ý thức phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động BDGV.

3.3.1.3. Cách thực hiện biện pháp

- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và GV về tầm quan trọng của hoạt động BDGV.

Tăng cường vai trò lãnh đạo của ban Chi ủy, Chi bộ nhà trường để đảm bảo cho công tác tuyên truyền hoạt động đúng hướng, đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Thành lập Ban chỉ đạo tuyên truyền với nhiệm vụ đề xuất các biện pháp đồng thời xây dựng nội dung, chương trình, lập dự thảo kế hoạch cụ thể. Hàng năm tổ chức kiểm tra chặt chẽ, đi đôi với việc sơ, tổng kết về công tác tuyên truyền.

Tuyên truyền cán bộ QL và GV có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò, mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động BDGV mới thúc đẩy GD phát triển. Trong đó vai trò của Hiệu trưởng là hết sức quan trọng. Hiệu trưởng là người phát động, phổ biến nhận thức cho GV, thúc đẩy GV tham gia tích cực vào hoạt động BD và tự BD, làm cho mỗi GV ý thức được sự cần thiết của hoạt động BD. Giáo dục trong giai đoạn hiện nay đang có nhiều thay đổi để theo kịp với sự phát triển của xã hội. Nếu CBQL và GV không kịp thời cập nhật những kiến thức mới thì sẽ bị tụt hậu, gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình truyền thụ kiến thức cho học sinh. Thực trạng nhận thức về hoạt động bồi dưỡng GV của CBQL và GV THCS tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và huyện Yên Lạc nói riêng vẫn chưa cao, đòi hỏi cần có những biện pháp phù hợp để nâng cao nhận thức cho toàn bộ đội ngũ. Do đó lãnh đạo từ Sở, Phòng đến các trường cần tăng cường các

biện pháp tuyên truyền, tạo điều kiện tốt nhất cho GV tham dự các lớp BD và tự BD. Làm cho GV thấy được lợi ích của hoạt động BD, đó chính là nâng cao chất lượng đội ngũ GV, tức là nâng cao chất lượng GD, giúp đào tạo ra những thế hệ học sinh vừa hồng vừa chuyên. Người GV cần lao động, học tập với tinh thần “Học - học nữa - học mãi” để luôn tự làm mới kiến thức của mình.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp.

+ Hiệu trưởng cần chú trọng giáo dục, tuyên truyền để GV thấy được vai trò của việc BDGV. Làm cho mỗi GV nhận thức được rằng nếu không tích cực BD nâng cao trình độ chuyên môn thì hiệu quả dạy học sẽ không cao, sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều thế hệ học sinh. Điều đó khiến lương tâm thúc đẩy họ có trách nhiệm hơn trong nghề nghiệp và tự giác BD.

+ Nâng cao nhâ ̣n thức về vai trò của giáo du ̣c đối với sự phát triển . Phải làm cho mọi người thấu hi ểu giáo du ̣c có vai trò to lớn trong viê ̣c phát triển cá nhân và xã hô ̣i . Giáo dục được coi là đồng nghĩa với sự phát triển . Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển khoa học kỹ thuâ ̣t và đem la ̣i sự thi ̣nh vượng cho nền kinh tế quốc dân . Nền GD phát triển nhân cách mỗi cá thể và bản sắc dân tô ̣c góp phần nâng cao dân trí , đào ta ̣o nhân lực , bồi dưỡng nhân tài cho đất nước . Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi thầy, cô giáo với sự nghiệp GD.

+ Hiệu trưởng cần làm gương cho GV bằng cách luôn là người gương mẫu đi đầu trong việc tự học, tự nghiên cứu nhằm khơi dậy niềm tin, ý thức trách nhiệm trong GV. Tổ chức lãnh đạo nhà trường một cách khoa học, sáng tạo có hiệu quả. Xây dựng một môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện, hợp tác làm cho GV luôn hưng phấn trong công việc, tự nâng cao ý thức trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp. Ngoài ra cần tôn vinh giá trị cao quý của người thầy trong xã hội, phát huy truyền thống “tôn sư

trọng đạo” của dân tộc. Từ đó người GV ý thức được vị trí của mình trong xã hội, nêu cao tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, tận tâm, tận lực với nghề.

- Tổ chức, tạo điều kiện cho CBQL và GV học tập và tìm hiểu về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành về GD&ĐT cũng như bồi dưỡng giáo viên.

Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức của GV về tư tưởng Hồ Chí Minh đối với GD&ĐT. Tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện tốt chỉ thị 34-CT/TW ngày 30/5/1998 của Bộ chính trị về tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng và phát triển đảng viên trong các trường học; chỉ thị 40- CT/TW, ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo tinh thần chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị, gắn với nhiệm vụ chính trị của ngành là các cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cuộc vận động “Hai không”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT tạo ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Trung học cơ sở (120 tiết /GV/năm học). Hiệu trưởng các trường phải triển khai đầy đủ đến toàn thể hội đồng Sư phạm các văn bản, chủ trương, chính sách của ngành về hoạt động BDGV. Căn cứ vào các văn bản đó GV lập kế hoạch BD cho phù hợp với mình.

- Nâng cao ý thức tự bồi dưỡng.

Kiến thức mà GV có được thông qua các phương tiện như: sách, báo, tài liệu, internet, ti vi,... sẽ rất thực tế và hữu ích. Nó làm cho người GV sẽ khắc sâu kiến thức, vận dụng những kiến thức đó vào bài giảng làm cho giờ dạy diễn ra nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Hiệu trưởng cần khuyến khích GV

thực hiện loại hình BD này vì nó ít tốn kém, không bị khống chế về thời gian và không gian. Nó có thể được thực hiện bất kì nơi nào.

- Nâng cao ý thức phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động bồi dưỡng GV.

Ngoài việc sinh hoạt tổ chuyên môn theo định kì 2 lần một tháng và các hoạt động dự giờ thao giảng theo đúng quy định, cần thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên đề, toạ đàm về phương pháp sư phạm, sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường để thông qua các hoạt động này GV có thể phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động BD. Động viên khuyến khích GV nghiên cứu, viết sáng kiến kinh nghiệm và báo cáo trước hội đồng. Tổ chức tuyên dương những cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong công tác bồi dưỡng và tự BD một cách long trọng để nhân rộng điển hình.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc luận văn ths giáo dục học (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)