Tình hình Giáo dục Đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc luận văn ths giáo dục học (Trang 43)

2.1.3.1. Tình hình chung:

Nghị quyết số 01-NQ/HU của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Lạc giai đoạn 2011-2015 ngày 19 tháng 4 năm 2011 đánh giá.

* Kết quả đạt được:

Quy mô, cơ cấu trường lớp cơ bản ổn định, tỉ lệ học sinh đến trường ở các lớp đầu cấp đạt cao: Nhà trẻ 57%, mẫu giáo 96% (trong đó trẻ 5 tuổi ra lớp đạt tỉ lệ 100%); Trẻ 6 tuổi vào lớp 1: 99,8%; học sinh hoàn thành

chương trình Tiểu học vào học lớp 6: 100%. Phổ cập giáo dục được duy trì ổn định và đã đạt chuẩn ở 100% xã, thị trấn. Tỉ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi ở Tiểu học 98,2%, THCS 96,5%, Phổ cập bậc Trung học đang được triển khai thực hiện.

Chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng đại trà có nhiều tiến bộ. Bậc học Mầm non tỷ lệ trẻ ngoan sạch 98%; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng chỉ còn 9%. Bậc học phổ thông: hầu hết học sinh đều chăm ngoan, lễ phép và đã đạt chuẩn về kiến thức, kỹ năng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Số học sinh yếu kém giảm dần, tỷ lệ học sinh khá giỏi từng bước được nâng lên; học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng năm sau cao hơn năm trước. Chất lượng học sinh giỏi ổn định và tiếp tục phát triển, liên tục ở tốp đầu của tỉnh. Hàng năm có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia và khu vực; văn nghệ, thể dục thể thao đạt nhiều thành tích xuất sắc.

Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, tương đối đồng bộ về cơ cấu, đại bộ phận có phẩm chất chính trị vững vàng, có kiến thức và kĩ năng, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; giáo viên đạt chuẩn đào tạo 99,7% (trong đó trên chuẩn 48,5%). Công tác quản lý từng bước đổi mới theo hướng: dân chủ, kỷ cương, công khai, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, sát thực tiễn; thực hiện quản lý theo mục tiêu, kế hoạch. Thanh tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên, có hiệu quả. Các trường học đều có chi bộ Đảng, vai trò lãnh đạo của chi bộ Đảng và các tổ chức trong nhà trường được phát huy; tỉ lệ đảng viên là giáo viên đạt cao; kỷ cương, nề nếp trong các nhà trường được tăng cường.

Cơ sở vật chất được đầu tư theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Số phòng học kiên cố đạt tỉ lệ 76,3%. Sách, thiết bị dạy học thường xuyên được bổ sung đáp ứng yêu cầu cho dạy và học. 100% số trường đã có phòng máy vi tính và nối mạng Internet để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập.

Công tác xã hội hoá giáo dục phát triển sâu rộng. Cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể đều quan tâm chăm lo cho giáo dục và đã huy động được sự đóng góp to lớn của toàn xã hội để giáo dục đào tạo phát triển. Hội đồng giáo dục các xã, thị trấn, Ban đại diện cha mẹ học sinh trong các nhà trường hoạt động có nề nếp. Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ngày càng chặt chẽ. Phong trào khuyến học, khuyến tài của huyện, xã, thị trấn, gia đình và dòng họ phát triển mạnh mẽ. Các trung tâm học tập cộng đồng được củng cố và bước đầu hoạt động có hiệu quả.

* Nhiệm vụ.

- Nâng cao chất lượng dạy và học.

+ Thực hiện tốt công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp, tập trung huy động hết số trẻ trong độ tuổi đến trường, phấn đấu giảm tỉ lệ học sinh lưu ban bỏ học.

+ Làm tốt việc phân luồng, GD hướng nghiệp cho học sinh lớp 9. + Làm tốt công tác chăm sóc, GD trẻ ở bậc học mầm non, giúp trẻ phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tình cảm và thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp 1.

+ Tiếp tục đổi mới nội dung phương pháp dạy học, tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng đại trà ở bậc học phổ thông. Coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh. Quan tâm đúng mức đến ba mặt giáo dục: dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề; đặc biệt chú ý giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, văn hoá dân tộc, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực trong giáo dục. Thường xuyên quan tâm và đầu tư đúng mức đến việc phát hiện , tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi , học sinh năng khiếu ở các bậc học , tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được phát triển năng khiếu , tài năng. Giữ vững và phát triển những thành tựu đã đạt được, phấn đấu không có trường yếu kém về chất lượng giáo dục.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. + Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất chính trị vững vàng, có kiến thức, kĩ năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

+ Đối với những giáo viên trình độ chuyên môn yếu kém phải có kế hoạch để bồi dưỡng, đào tạo lại hoặc bố trí công tác khác cho phù hợp. Không bố trí giáo viên yếu kém đứng lớp.

+ Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý giáo dục theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục. Đề cao vai trò của người đứng đầu, coi trọng phẩm chất và năng lực thực tế của cán bộ, lấy hiệu quả GD làm thước đo đánh giá cán bộ. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm định chất lượng. Thực hiện công khai hoá về chất lượng GD, các điều kiện đảm bảo chất lượng GD, về thu chi tài chính để người học và nhân dân giám sát. Đẩy mạnh cải cách hành chính. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông, thực hiện tin học hoá trong QLGD.

+ Tiếp tục triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Tăng cường CSVC cho trường học theo hướng chuẩn hoá.

+ Về đất đai: Phấn đấu đến hết năm học 2013-2014, các địa phương đảm bảo đủ diện tích đất cho xây dựng và mở rộng các trường Mầm non, phổ thông theo Nghị quyết số 15/2007/NQ/HĐND ngày 04/7/2007 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc.

+ Về CSVC thiết bị dạy học: Phấn đấu để tất cả các trường đều có đủ phòng học, phòng chức năng, nhà GD thể chất, bàn ghế, sách, thiết bị, đồ dùng dạy học cho học sinh theo chuẩn của Bộ GD&ĐT. Ngoài các yêu cầu theo quy định của chuẩn, đối với các trường Tiểu học, THCS có học sinh bán trú, các địa phương xây dựng nhà ăn, nghỉ cho học sinh đảm bảo đúng quy định.

2.1.3.2. Một vài nét về các trường THCS ở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.

Bảng 2.1. Số lượng cán bộ giáo viên và trình độ ở các trường THCS huyện Yên Lạc (Năm học 2012-2013)

TT Trường THCS TS CBQL

Tổng số GV

Đại học Cao đẳng Trung cấp TS Nữ TS Nữ TS Nữ 1 Phạm Công Bình 2 32 23 15 9 5 2 1 2 Tề Lỗ 2 28 22 14 8 3 0 0 3 Trung Nguyên 2 37 29 14 10 6 0 0 4 Tam Hồng 2 43 33 22 12 11 0 0 5 Yên Đồng 2 35 25 15 12 7 0 0 6 Yên Phương 2 24 19 8 6 3 1 0 7 Đồng Cương 2 36 31 22 6 6 1 1 8 Kim Ngọc 2 32 26 14 8 4 0 0 9 TT Yên Lạc 2 39 26 17 15 8 0 0 10 Yên Lạc 3 50 45 24 8 3 0 0 11 Văn Tiến 2 21 11 8 11 7 1 1 12 Nguyệt Đức 2 26 23 18 5 2 0 0 13 Trung Hà 2 28 22 13 8 3 0 0 14 Trung Kiên 2 20 17 8 5 3 0 0 15 Liên Châu 2 29 21 8 10 8 0 0 16 Hồng Châu 2 27 23 10 6 4 0 0 17 Đại Tự 2 30 22 12 9 6 1 1 18 Hồng Phương 2 16 13 3 5 4 0 0 Tổng 37 553 431 245 153 93 6 4

Bảng 2.2. Thống kê đội ngũ giáo viên THCS phân loại theo giới tính và độ tuổi (tính đến tháng 6 năm 2013) S T T Trường THCS TS GV Tuổi dưới 31 Tuổi từ 31 - 40 Tuổi từ 41 - 50 Tuổi từ 51 - 55 Tuổi từ 56 - 60 TS Nữ TS Nữ TS Nữ TS Nữ TS Nữ 1 Phạm Công Bình 34 3 3 18 12 8 6 4 3 1 0 2 Tề Lỗ 30 3 1 16 10 6 3 5 3 0 0 3 Trung Nguyên 39 5 1 28 15 3 1 3 3 0 0 4 Tam Hồng 45 1 1 27 18 8 7 8 6 1 0 5 Yên Đồng 37 1 0 25 16 4 2 4 4 3 0 6 Yên Phương 26 6 1 14 9 4 1 0 0 2 0 7 Đồng Cương 38 2 2 28 20 4 4 3 3 1 0 8 Kim Ngọc 34 3 3 24 11 3 2 4 2 0 0 9 TT Yên Lạc 41 9 6 21 15 3 1 8 5 0 0 10 Yên Lạc 53 14 6 28 17 5 2 4 2 2 0 11 Văn Tiến 23 4 2 13 8 5 5 1 1 0 0 12 Nguyệt Đức 28 2 1 21 17 3 1 1 1 1 0 13 Trung Hà 30 7 3 18 10 3 2 2 0 0 0 14 Trung Kiên 22 9 4 8 4 2 0 3 3 0 0 15 Liên Châu 31 2 1 21 11 3 1 4 3 1 0 16 Hồng Châu 29 3 2 21 10 2 2 2 0 1 0 17 Đại Tự 32 1 0 23 11 2 2 6 5 0 0 18 Hồng Phương 18 2 1 10 3 2 1 2 2 2 0 Tổng 590 77 38 364 217 70 43 64 46 15 0

* Kết quả học tập của học sinh năm học 2012-2013

Bảng 2.3. Chất lượng hai mặt giáo dục năm học 2012-2013 của các trường THCS huyện Yên Lạc

Xếp loại

Tốt (Giỏi) Khá Trung bình Yếu Kém

TS % TS % TS % TS % SL % Hạnh kiểm 6527 82 1433 18 0 0 0 0 0 0 Học lực 956 12 2547 32 4314 54,2 143 1,8 0 0

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Yên Lạc)

* Một số đặc điểm về giáo viên và học sinh ở các trường THCS Toàn huyện cấp THCS hiện có 553 giáo viên, 37 cán bộ quản lý, 225 lớp với 7960 học sinh. Tỉ lệ 2,45 GV/lớp. Giáo viên đạt trình độ trên chuẩn là 431 chiếm 73%, trình độ chuẩn là 153 chiếm 25,93%, GV chưa đạt chuẩn vẫn còn là 6 chiếm 1,07%, số giáo viên từ 50 tuổi trở xuống là 441 chiếm 74,7%, có 46 giáo viên nữ tuổi từ 51 đến 55 và 15 GV nam tuổi từ 56 đến 60 chiếm 10,3%.

Đội ngũ giáo viên hầu hết đạt chuẩn về bằng cấp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có phẩm chất, đạo đức tốt, nhiệt tình và có trách nhiệm đối với công việc được giao.

Chất lượng học sinh tương đối ổn định, luôn đứng ở tốp đầu trong tỉnh về các hoạt động giáo dục qua các kì thi học sinh giỏi, thi vào phổ thông Trung học, thi văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao. Chất lượng hai mặt năm học 2012-2013: hạnh kiểm 100% khá, tốt; học lực 44% khá, giỏi.

Cơ sở vật chất - trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học tất cả các nhà trường trong huyện đã được đầu tư, đáp ứng ngày càng tốt hơn

2.2. Thực trạng hoạt động bồi dƣỡng giáo viên ở các trƣờng Trung học cơ sở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

* Về khách thể khảo sát

Tổng số điều tra: 465 CBQL, GV ở 18 trường THCS huyện Yên Lạc.

1. Giới tính: Nam : 238 Nữ: 227 2. Tuổi: Dưới 31: 69 Từ 31 đến 40: 295 Từ 41 đến 50: 53 Từ 55 đến 60: 10 Từ 51 đến 55: 38 3. Chức vụ: Hiệu trưởng: 18 Phó hiệu trưởng: 17 Tổ trưởng CM : 41

4. Thâm niên công tác: Từ 1 đến 10 năm : 173 Từ 11 đến 20 năm: 213 Từ 21 đến 30 năm: 61 Từ 30 trở lên: 18

5. Trình độ đào tạo: Cao đẳng: 151 Đại học: 314 6. Đơn vị công tác: Phạm Công Bình: 26 Yên Lạc: 42

Tề Lỗ: 21 Văn Tiến: 18

Trung Nguyên: 32 Nguyệt Đức: 22 Tam Hồng: 37 Trung Hà: 23 Yên Đồng: 31 Trung Kiên: 16 Yên Phương: 20 Liên Châu: 23 Đồng Cương: 31 Hồng Châu: 21 Kim Ngọc: 27 Đại Tự: 25

TT Yên Lạc: 37 Hồng Phương: 13 7. Các chứng chỉ Tin học: 217 Ngoại ngữ: 167

* Về phương pháp xử lý số liệu:

- Nhận thức về tính cần thiết chúng tôi đề xuất ở 4 mức độ:

+ Rất cần thiết ; + Cần thiết ; + Ít cần thiết; + Không cần thiết. - Nhận thức về tính khả thi đề xuất ở 4 mức độ:

+ Rất khả thi; + Khả thi; + Ít khả thi; + Không khả thi. - Nhận thức về tính hiệu quả đề xuất 4 mức độ:

+ Tốt + Khá + Trung bình + Yếu

Sau khi thu thập ý kiến tác giả tiến hành mã hoá điểm ở các mức độ như sau:

Mức độ 1: Rất cần thiết, rất khả thi và tốt cho 4 điểm. Mức độ 2: Cần thiết, khả thi và khá cho 3 điểm.

Mức độ 2: Ít cần thiết, ít khả thi và trung bình cho 2 điểm. Mức độ 4: Không cần thiết, không khả thi và yếu cho 1 điểm. - Quy ước cách xử lý số liệu:

TB: trung bình cộng.

N: số khách thể tham gia đánh giá.

+ Từ 3,5 đến 4: rất thường xuyên, rất khả thi và tốt. * Từ 2,5 đến 3,49: thường xuyên, khả thi và khá.

* Từ 1,5 đến 2,49: không thường xuyên; ít khả thi và trung bình. * Dưới 1,4: không thực hiện; không khả thi và yếu.

Tính điểm trung bình của các bảng theo công thức Spearman:

i i i i i X K X K X K n     X : Điểm trung bình. Xi: Điểm ở mức độ Xi.

Ki: Số người cho điểm ở mức Xi.

n: Tổng số người tham gia đánh giá.

Tính thứ bậc thực hiện theo hàm thống kê của bảng tính điện tử Excel: RANK (number, ref, order), (number: giá trị cần tính thứ bậc, ref: danh sách các giá trị, order: trật tự tính thứ bậc).

Trên cơ sở tổng hợp kết quả của phiếu điều tra, xử lý phiếu điều tra, định hướng tổng hợp kết quả nghiên cứu.

2.2.1. Thực trạng nhu cầu của giáo viên đối với hoạt động bồi dưỡng

2.2.1.1.Đánh giá của giáo viên về tính cần thiết hoạt động bồi dưỡng .

Kết quả khảo sát có 442 GV cho là rất cần thiết và cần thiết, chiếm tỉ lệ 90,7%, ta thấy số lượng rất lớn GV đều nhận thức nếu không được bồi dưỡng cập nhật kiến thức thường xuyên sẽ không đáp ứng được yêu cầu của xã hội đối với ngành GD. Còn 37 GV với tỉ lệ 8% cho là ít cần thiết và 6 GV tỉ lệ 1,3 % cho là không cần thiết là một bộ phận GV ngại khó trong học tập, không muốn tham gia vào hoạt động BDGV. CBQL cần có biện pháp để nâng cao ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp của những GV này cũng như giúp họ thấy được tầm quan trọng của hoạt động BDGV.

2.2.1.2. Đánh giá nhu cầu của giáo viên hoạt động bồi dưỡng .

Kết quả khảo sát cho thấy giáo viên có nhu cầu bồi dưỡng như sau: - Bồi dưỡng thường xuyên có tỉ lệ cao nhất với 263 GV chiếm 56,5% xếp bậc 1. Đây là hoạt động cần thiết để bổ sung, cập nhật những kiến thức mới, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

- Bồi dưỡng trên chuẩn với 138 GV chiếm tỉ lệ 29,7% ở thứ bậc 2, cho ta thấy hình thức bồi dưỡng này có nhu cầu rất lớn. Điều đó cho thấy đa số GV có nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Bồi dưỡng thay sách giáo khoa chiếm tỉ lệ 12,5% với 58 GV xếp thứ bậc 3. Đa số GV cho rằng không cần thiết phải BD thay sách giáo khoa vì mất thời gian và họ có thể tự nghiên cứu tại trường hoặc ở nhà.

- Bồi dưỡng chuẩn hoá chiếm tỉ lệ 1,3% xếp thứ bậc 4 vì còn 6 GV chưa đạt chuẩn.

Vậy trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu của GV về BD thường xuyên là rất lớn. Đây là một xu hướng tốt, nó chứng tỏ sự phát triển của ngành GD. CBQL cần động viên, khích lệ GV tham gia BD thường xuyên để

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc luận văn ths giáo dục học (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)