thức ở các lĩnh vực khác nhau cần được trang bị để nâng cao trình độ giáo viên về mọi mặt. Vì vậy, nội dung bồi dưỡng phải phù hợp với yêu cầu, mục tiêu và hình thức của các loại hình bồi dưỡng như: Bồi dưỡng chuẩn hoá, bồi dưỡng thay sách, bồi dưỡng thường xuyên,... GV cần được bồi dưỡng các nội dung sau:
- Tư tưởng chính trị, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, đạo đức lối sống; trong đó có các quan điểm chỉ đạo, đường lối GD; chủ trương chính sách của ngành. Ý thức và lương tâm nghề nghiệp, xây dựng một tập thể sư phạm thân ái, đoàn kết, có trách nhiệm và có nề nếp chuyên môn tốt.
- Phẩm chất, năng lực sư phạm, năng lực giáo dục, trong đó cần chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy, nội dung quan trọng của sách giáo khoa mới, ứng dụng CNTT và sử dụng đồ dùng dạy học để tăng hiệu quả giảng dạy. Bồi dưỡng chuyên môn về phương pháp bộ môn, hội giảng thường xuyên nhằm rút kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức hướng dẫn giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học giáo dục, đúc kết kinh nghiệm giáo dục.
- Bồi dưỡng GV mới ra trường, GV yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ bằng các hình thức kèm cặp, giúp đỡ tăng cường trao đổi, sinh hoạt chuyên môn và dự giờ thăm lớp.
- Bồi dưỡng sức khỏe, thể dục, thể thao, văn nghệ, ngoại ngữ, tin học, những kiến thức về khoa học kĩ thuật, văn hoá xã hội có liên quan đến hoạt động giảng dạy. Các nhà quản lý cần hiểu rõ đặc điểm lao động sư phạm đặc thù của người giáo viên: vừa là nhà sư phạm, vừa là nhà tổ chức, vừa tham gia các hoạt động chính trị xã hội. Phương tiện lao động của người giáo viên, một loại công cụ đặc biệt, là phẩm chất nhân cách và trí tuệ của chính họ. Trong quá trình lao động, GV phải sử dụng những tri thức cùng phong cách mẫu mực của mình tác động lên tình cảm, trí tuệ của
học sinh nhằm giúp các em lĩnh hội tri thức, hình thành và hoàn thiện nhân cách của mình. Do đó, nội dung bồi dưỡng giáo viên phải toàn diện như yêu cầu giáo viên, phải có “đủ đức, đủ tài”.