Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc luận văn ths giáo dục học (Trang 61)

Bảng 2.8. Đánh giá của giáo viên về hình thức kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng

Hình thức kiểm tra đánh giá N % Thứ bậc

Viết bài thu hoạch cá nhân 121 26,0 3

Tổ chức các kì thi 43 9,3 4

Cấp giấy chứng nhận đã hoàn

thành khoá bồi dưỡng 134 28,8 2

Tất cả các hình thức trên 167 35,9 1

Kết quả của bảng 2.8 cho thấy:

xếp thứ bậc 1 vì tất cả các hình thức trên đều đã được thực hiện trong các lớp BD ở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Hình thức “cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành khoá bồi dưỡng” xếp thứ bậc 2 chiếm tỉ lệ 28,8% và “viết bài thu hoạch cá nhân” chiếm tỉ lệ 26% xếp thứ bậc 3 được đánh giá cao hơn hình thức “tổ chức các kì thi” chiếm tỉ lệ 9,3% xếp thứ bậc 4; là hình thức bị đánh giá thấp nhất.

Qua trao đổi một bộ phận lớn GV cho rằng hình thức tổ chức các kì thi gây áp lực căng thẳng khi phải thi cử. GV không muốn việc kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng vì còn sợ kết quả thi bị điểm thấp qua đó làm giảm uy tín của họ trong con mắt của Hiệu trưởng và đồng nghiệp. Nhưng, nếu đứng ở góc độ công tác quản lý, thì tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng là cần thiết. Nó làm cho GV phải nỗ lực học tập, nghiên cứu tài liệu, có ý thức tự bồi dưỡng nếu không muốn bị đánh giá thấp. Ta thấy, GV cho rằng sử dụng tất cả các hình thức trên trong kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng là tốt nhất. Vì nó giúp cho việc kiểm tra đánh giá giáo viên được tiến hành một cách khách quan và chính xác hơn. Trong đó, hình thức cấp giấy chứng nhận sau khi hoàn thành khoá bồi dưỡng được cho là phù hợp, không gây áp lực cho GV. Song hình thức này chưa phải là tối ưu vì nó không yêu cầu GV phải cố gắng học tập, mà GV chỉ cần có mặt đầy đủ trong cả khoá học là cấp giấy chứng nhận. Hình thức viết bài thu hoạch cá nhân là mức ưu tiên thứ 3, nhưng khi sử dụng hình thức này thì cần chú ý tình trạng GV chép bài thu hoạch của nhau làm cho việc đánh giá không có hiệu quả. Làm cho cán bộ QL có cái nhìn không chính xác về trình độ của đội ngũ. Vì vậy người quản lý tuỳ thuộc vào nội dung bồi dưỡng mà sử dụng phối hợp linh hoạt các hình thức.

2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng giáo viên ở các trƣờng Trung học cơ sở huyện Yên Lạc

Bảng 2.9. Đánh giá về xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên Xây dựng kế hoạch

bồi dưỡng giáo viên.

Mức độ thực hiện.

Hiệu quả thực hiện. TB Thứ bậc TB Thứ bậc Thống kê, kiểm tra đánh giá năng lực

sư phạm và phân loại đội ngũ giáo viên.

3,11 1 3,12 1

BGH xây dựng kế hoạch bồi dưỡng

và phát triển đội ngũ giáo viên. 2,72 3 2,61 3 Họp liên tịch để thống nhất kế hoạch

bồi dưỡng giáo viên. 2,98 2 3,03 2

Yêu cầu tổ trưởng CM lập kế hoạch

bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên 2,63 4 2,56 4 Yêu cầu giáo viên lập kế hoạch tự bồi

dưỡng. 2,54 5 2,51 5

Kết quả của bảng 2.9 cho thấy:

- Nội dung “thống kê, kiểm tra đánh giá năng lực sư phạm và phân loại đội ngũ giáo viên” được đánh giá ở mức độ thực hiện thường xuyên, xếp thứ bậc 1 với điểm TB 3,11 và hiệu quả thực hiện khá, xếp thứ bậc 1 với điểm TB 3,12 vì vào cuối học kì, cuối năm học các trường đều thực hiện việc này để làm cơ sở xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV.

- Nội dung “họp liên tịch để thống nhất kế hoạch bồi dưỡng giáo viên” được đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, với điểm TB 2,98 xếp thứ bậc 2 và hiệu quả thực hiện ở mức khá, với điểm TB 3,03 xếp thứ bậc 2. Tuy nhiên các trường thực hiện nội dung này đầy đủ, vì chỉ làm đến việc thống kê, kiểm tra đánh giá năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên, phân

cách cụ thể.

- Các nội dung: “BGH xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên”; “yêu cầu tổ trưởng CM lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên” và “yêu cầu giáo viên lập kế hoạch tự bồi dưỡng” được đánh giá thường xuyên về mức độ thực hiện và có hiệu quả thực hiện khá, lần lượt được xếp thứ bậc 3, 4, 5 với điểm TB là 2,72; 2,63; 2,54 đối với mức độ thực hiện và 2,61; 2,56; 2,51 đối với hiệu quả thực hiện. Nhưng các tiêu chí trên có điểm TB không cao. Trong thực tế việc này hầu như chưa được các trường quan tâm thực hiện thường xuyên. Các trường tiến hành lập kế hoạch và tổ chức chỉ đạo GV thực hiện chỉ khi có kế hoạch của Phòng, Sở gửi về. Từ đó cho thấy nội dung nào thường xuyên được Hiệu trưởng nhà trường thực hiện thì được GV đánh giá cao. Thực tế ở các trường THCS huyện Yên Lạc, Hiệu trưởng chỉ thực hiện có hiệu quả nội dung: “thống kê, kiểm tra đánh giá năng lực sư phạm và phân loại đội ngũ giáo viên”. Các nội dung còn lại thì chưa được thực hiện đầy đủ. Ta thấy GV đánh giá khá chính xác các nội dung trên. Qua đánh giá và khảo sát thực tế và trao đổi, thì Hiệu trưởng các trường hầu như chưa thực hiện các nội dung “họp liên tịch để thống nhất kế hoạch bồi dưỡng giáo viên”; “BGH xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên”; “yêu cầu tổ trưởng CM lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên” và “yêu cầu giáo viên lập kế hoạch tự bồi dưỡng”. Do đó việc bồi dưỡng GV phụ thuộc hoàn toàn vào kế hoạch của Phòng, Sở GD&ĐT, các trường không chủ động trong hoạt động BDGV. Chính vì vậy Hiệu trưởng các trường cần thực hiện ngay các bước nêu trên để tiến hành lập kế hoạch bồi dưỡng nhằm giúp hoạt động BDGV có bài bản hơn. Vì chưa thực hiện đầy đủ các nội dung trong việc lập kế hoạch nên hiệu quả thực hiện của việc này không cao. Từ đó Hiệu trưởng các trường cần bổ sung điều chỉnh phù hợp xây dựng kế hoạch.

2.3.2. Tổ chức, chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên

Bảng 2.10. Đánh giá về tổ chức, chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên.

Tổ chức, chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên. Mức độ thực hiện. Hiệu quả thực hiện. TB Thứ bậc TB Thứ bậc Tổ chức cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng

chuyên môn của Phòng, Sở GD&ĐT. 3,44 1 3,07 1 Tổ chức các hoạt động chuyên môn, sinh hoạt

chuyên đề trong khối, trong trường. 3,40 3 3,05 2 Tổ chức các hoạt động chuyên môn, sinh hoạt

chuyên đề theo cụm trường. 3,42 2 2,97 3

Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về tin

học và ngoại ngữ cho giáo viên. 2,41 7 2,52 7 Tổ chức tập huấn sử dụng các đồ dùng dạy

học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

2,52 6 2,56 5

Cung cấp tài liệu chuyên môn cho GV tự

nghiên cứu, tự bồi dưỡng. 2,56 5 2,54 6

Tạo điều kiện cho giáo viên đi học để nâng

cao trình độ. 3,37 4 2,90 4

Kết quả của bảng 2.10 cho thấy:

- Nội dung “tổ chức cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn của Phòng, Sở GD&ĐT” được đánh giá thường xuyên về mức độ thực hiện xếp thứ bậc 1 với điểm TB 3,44 và hiệu quả thực hiện được đánh giá khá xếp thứ bậc 1 với điểm TB 3,07 vì đây là hoạt động được Phòng, Sở GD&ĐT thực hiện thường xuyên, đặc biệt là vào dịp hè.

- Nội dung “tổ chức các hoạt động chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề theo cụm trường” đã được GV đánh giá thường xuyên về mức độ thực hiện xếp thứ bậc 2 với điểm TB 3,42 và có hiệu quả thực hiện khá xếp thứ bậc 3 với điểm TB 2,97. Tiêu chí trên được các trường trong cụm thực hiện đều đặn và khá tốt. Mỗi năm học, mỗi cụm trường (6 trường) thực hiện 3 lần vào các tháng 10, 12, 3. Làm chuyên đề, thao giảng, thảo luận về các vấn đề còn vướng mắc của chuyên đề trong quá trình giảng dạy. Tất cả GV của môn học đó trong cụm sau khi dự thao giảng sẽ cùng nhau thảo luận để tìm ra các biện pháp khắc phục các vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình bộ môn cũng như trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với nhau.

- Nội dung “tổ chức các hoạt động chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề trong khối, trong trường” cũng được thực hiện thường xuyên ở các trường trong huyện, nên cũng được GV đánh giá ở mức độ thường xuyên với điểm TB 3,40 xếp thứ bậc 3 và có hiệu quả thực hiện khá xếp thứ bậc 2 với điểm TB 3,05. Nội dung trên được Hiệu trưởng các trường quan tâm và khuyến khích, chẳng hạn như tổ chức các buổi toạ đàm về công tác chủ nhiệm, sinh hoạt chuyên đề tổ chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề nhóm bộ môn, hội thảo đưa các sáng kiến kinh nghiệm áp dụng vào thực tế giảng dạy… Tuy nhiên, qua việc trao đổi trực tiếp GV thì các hoạt động trên cần được thực hiện thực chất hơn, việc lựa chọn các chuyên đề để sinh hoạt cần bám sát thực tế hơn nữa nhằm kịp thời bổ sung những nội dung còn thiếu và yếu của GV.

- Nội dung “tạo điều kiện cho giáo viên đi học để nâng cao trình độ” được đánh giá mức độ thực hiện là thường xuyên xếp thứ bậc 4 với điểm TB 3,37 và hiệu quả thực hiện được đánh giá khá với điểm TB 2,90 xếp thứ bậc 4.

- Nội dung “cung cấp tài liệu chuyên môn cho GV tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng” được đánh giá thường xuyên về mức độ thực hiện với điểm TB 2,56 xếp thứ bậc 5 và có hiệu quả thực hiện khá với điểm TB 2,54 xếp thứ

bậc 6 vì nội dung trên chưa được thực hiện thường xuyên trong thực tế. Đây cũng là một nội dung quan trọng cần được tăng cường thực hiện vì tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng thông qua tài liệu chuyên môn là hết sức cần thiết và là yếu tố quyết định để trở thành một GV giỏi.

- Nội dung “tổ chức tập huấn sử dụng các đồ dùng dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học” được đánh giá thường xuyên về mức độ thực hiện xếp thứ bậc 6, điểm TB 2,52 và có hiệu quả thực hiện khá xếp thứ bậc 5, điểm TB 2,56 nội dung này có điểm TB và thứ bậc không cao vì chưa được thực hiện nhiều trong các lớp bồi dưỡng. Việc sử dụng các đồ dùng dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là yêu cầu cấp bách buộc người GV phải thực hiện trong dạy học hiện đại, nhằm tạo sự hứng thú cho người học và nâng cao chất lượng giảng dạy. Do đó, các nhà quản lý cần chú trọng bồi dưỡng nội dung này cho GV.

- Nội dung “tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về tin học và ngoại ngữ cho giáo viên” được đánh giá không thường xuyên về mức độ thực hiện xếp thứ bậc 7, điểm TB 2,41 và có hiệu quả thực hiện khá xếp thứ bậc 7 với điểm TB 2,52. Đây là tiêu chí được đánh giá thấp nhất về mức độ thường xuyên cũng như hiệu quả thực hiện vì trong thực tế việc tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về tin học và ngoại ngữ cho GV chưa được Phòng, Sở GD&ĐT và các trường chú trọng nên hầu như chưa được thực hiện.

Các trường cần khắc phục những điểm yếu vừa nêu vì những nội dung trên là rất cần thiết cho quá trình tự bồi dưỡng cho hoạt động dạy học hiện đại. Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và đồ dùng dạy học, chắc chắn chất lượng dạy và học sẽ tăng lên rất nhiều, học sinh hứng thú học tập vì tiết học sẽ trở nên rất sống động, GV tiết kiệm được thời gian và công sức.

Từ đánh giá trên, Hiệu trưởng cần nâng cao trình độ cũng như tăng cường tổ chức tập huấn sử dụng các đồ dùng dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vì trong dạy học hiện đại việc này rất cần thiết

để làm tăng hiệu quả dạy học. Việc cung cấp tài liệu chuyên môn cho GV tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng và tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về tin học và ngoại ngữ cho giáo viên phải được thực hiện thường xuyên hơn vì đây là hai hoạt động giúp GV thực hiện có hiệu quả hình thức tự bồi dưỡng. Như vậy chúng ta cần phát huy các hình thức tổ chức đã được đánh giá cao, đồng thời cần tăng cường tổ chức, chỉ đạo cải tiến các hình thức tổ chức chưa có hiệu quả hoặc chưa được tổ chức.

2.3.3. Kiểm tra, điều chỉnh việc thực hiện công tác bồi dưỡng giáo viên

Bảng 2.11. Đánh giá của giáo viên về kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng giáo viên.

Kiểm tra đánh giá công tác bồi dưỡng giáo viên. Mức độ thực hiện. Hiệu quả thực hiện. TB Thứ bậc TB Thứ bậc Đề ra các tiêu chuẩn đánh giá đội ngũ GV. 3,18 3 3,02 3 Kiểm tra, đánh giá hoạt động sư phạm của nhà giáo. 3,40 2 3,20 2 Kiểm tra, đánh giá kết quả sau khi bồi dưỡng. 2,58 7 2,70 5 Kiểm tra, hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên

thông qua các tiết dự giờ, thao giảng, các sáng kiến kinh nghiệm.

3,42 1 3,29 1

Kiểm tra, rà soát đội ngũ về số lượng, trình độ, cơ

cấu để có những điều chỉnh phù hợp. 3,08 4 2,77 4 Kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được qua các hội

thi do Phòng, Sở GD&ĐT tổ chức. 2,90 5 2,58 6 Kiểm tra, đánh giá các điều kiện cơ sở vật chất

phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên. 2,62 6 2,52 7 Kết quả của bảng 2.11 cho thấy :

- Nội dung “kiểm tra hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên thông qua các tiết dự giờ, thao giảng, các sáng kiến kinh nghiệm” đã được GV đánh giá thường xuyên về mức độ thực hiện xếp thứ bậc 1 với điểm TB 3,42 và có hiệu quả thực hiện khá cũng xếp thứ bậc 1 với điểm TB 3,29 vì trong thực tế việc kiểm tra hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên thông qua các tiết dự giờ, thao giảng, các sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện thường xuyên. Theo thông tư số 12/2009/TT-BGD&ĐT ngày 12 tháng 05 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì một năm học, lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng) phải dự giờ ít nhất 1 tiết/ 1GV, tổ trưởng và tổ phó chuyên môn phải dự giờ tổ viên ít nhất 4 tiết/1GV, mỗi GV phải dự giờ đồng nghiệp 18 tiết. Mỗi năm học, nhà trường phải tự thanh tra một phần ba GV. Nếu thực hiện tốt quy định trên thì lãnh đạo nhà trường sẽ cơ bản nắm được GV nào có quá trình tự bồi dưỡng tích cực, từ đó nhân rộng các điển hình này trong toàn trường và trong huyện.

- Nội dung “kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của nhà giáo” cũng được đánh giá có mức độ thực hiện thường xuyên xếp thứ bậc 2, điểm TB 3,40 và hiệu quả thực hiện khá xếp thứ bậc 2, điểm TB 3,20 vì hoạt động này được thường xuyên thực hiện trong năm học bởi Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, các cộng tác viên thanh tra của Phòng, Sở. Đây là một hoạt động cần thiết nhằm phát hiện những sai phạm của GV để kịp thời điều chỉnh, uốn nắn, đồng thời tư vấn, thúc đẩy GV phát huy những ưu điểm của bản thân hơn nữa.

- Các nội dung “đề ra các tiêu chuẩn đánh giá đội ngũ GV”; “kiểm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc luận văn ths giáo dục học (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)