Tổ chức, chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc luận văn ths giáo dục học (Trang 65)

Bảng 2.10. Đánh giá về tổ chức, chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên.

Tổ chức, chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên. Mức độ thực hiện. Hiệu quả thực hiện. TB Thứ bậc TB Thứ bậc Tổ chức cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng

chuyên môn của Phòng, Sở GD&ĐT. 3,44 1 3,07 1 Tổ chức các hoạt động chuyên môn, sinh hoạt

chuyên đề trong khối, trong trường. 3,40 3 3,05 2 Tổ chức các hoạt động chuyên môn, sinh hoạt

chuyên đề theo cụm trường. 3,42 2 2,97 3

Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về tin

học và ngoại ngữ cho giáo viên. 2,41 7 2,52 7 Tổ chức tập huấn sử dụng các đồ dùng dạy

học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

2,52 6 2,56 5

Cung cấp tài liệu chuyên môn cho GV tự

nghiên cứu, tự bồi dưỡng. 2,56 5 2,54 6

Tạo điều kiện cho giáo viên đi học để nâng

cao trình độ. 3,37 4 2,90 4

Kết quả của bảng 2.10 cho thấy:

- Nội dung “tổ chức cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn của Phòng, Sở GD&ĐT” được đánh giá thường xuyên về mức độ thực hiện xếp thứ bậc 1 với điểm TB 3,44 và hiệu quả thực hiện được đánh giá khá xếp thứ bậc 1 với điểm TB 3,07 vì đây là hoạt động được Phòng, Sở GD&ĐT thực hiện thường xuyên, đặc biệt là vào dịp hè.

- Nội dung “tổ chức các hoạt động chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề theo cụm trường” đã được GV đánh giá thường xuyên về mức độ thực hiện xếp thứ bậc 2 với điểm TB 3,42 và có hiệu quả thực hiện khá xếp thứ bậc 3 với điểm TB 2,97. Tiêu chí trên được các trường trong cụm thực hiện đều đặn và khá tốt. Mỗi năm học, mỗi cụm trường (6 trường) thực hiện 3 lần vào các tháng 10, 12, 3. Làm chuyên đề, thao giảng, thảo luận về các vấn đề còn vướng mắc của chuyên đề trong quá trình giảng dạy. Tất cả GV của môn học đó trong cụm sau khi dự thao giảng sẽ cùng nhau thảo luận để tìm ra các biện pháp khắc phục các vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình bộ môn cũng như trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với nhau.

- Nội dung “tổ chức các hoạt động chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề trong khối, trong trường” cũng được thực hiện thường xuyên ở các trường trong huyện, nên cũng được GV đánh giá ở mức độ thường xuyên với điểm TB 3,40 xếp thứ bậc 3 và có hiệu quả thực hiện khá xếp thứ bậc 2 với điểm TB 3,05. Nội dung trên được Hiệu trưởng các trường quan tâm và khuyến khích, chẳng hạn như tổ chức các buổi toạ đàm về công tác chủ nhiệm, sinh hoạt chuyên đề tổ chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề nhóm bộ môn, hội thảo đưa các sáng kiến kinh nghiệm áp dụng vào thực tế giảng dạy… Tuy nhiên, qua việc trao đổi trực tiếp GV thì các hoạt động trên cần được thực hiện thực chất hơn, việc lựa chọn các chuyên đề để sinh hoạt cần bám sát thực tế hơn nữa nhằm kịp thời bổ sung những nội dung còn thiếu và yếu của GV.

- Nội dung “tạo điều kiện cho giáo viên đi học để nâng cao trình độ” được đánh giá mức độ thực hiện là thường xuyên xếp thứ bậc 4 với điểm TB 3,37 và hiệu quả thực hiện được đánh giá khá với điểm TB 2,90 xếp thứ bậc 4.

- Nội dung “cung cấp tài liệu chuyên môn cho GV tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng” được đánh giá thường xuyên về mức độ thực hiện với điểm TB 2,56 xếp thứ bậc 5 và có hiệu quả thực hiện khá với điểm TB 2,54 xếp thứ

bậc 6 vì nội dung trên chưa được thực hiện thường xuyên trong thực tế. Đây cũng là một nội dung quan trọng cần được tăng cường thực hiện vì tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng thông qua tài liệu chuyên môn là hết sức cần thiết và là yếu tố quyết định để trở thành một GV giỏi.

- Nội dung “tổ chức tập huấn sử dụng các đồ dùng dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học” được đánh giá thường xuyên về mức độ thực hiện xếp thứ bậc 6, điểm TB 2,52 và có hiệu quả thực hiện khá xếp thứ bậc 5, điểm TB 2,56 nội dung này có điểm TB và thứ bậc không cao vì chưa được thực hiện nhiều trong các lớp bồi dưỡng. Việc sử dụng các đồ dùng dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là yêu cầu cấp bách buộc người GV phải thực hiện trong dạy học hiện đại, nhằm tạo sự hứng thú cho người học và nâng cao chất lượng giảng dạy. Do đó, các nhà quản lý cần chú trọng bồi dưỡng nội dung này cho GV.

- Nội dung “tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về tin học và ngoại ngữ cho giáo viên” được đánh giá không thường xuyên về mức độ thực hiện xếp thứ bậc 7, điểm TB 2,41 và có hiệu quả thực hiện khá xếp thứ bậc 7 với điểm TB 2,52. Đây là tiêu chí được đánh giá thấp nhất về mức độ thường xuyên cũng như hiệu quả thực hiện vì trong thực tế việc tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về tin học và ngoại ngữ cho GV chưa được Phòng, Sở GD&ĐT và các trường chú trọng nên hầu như chưa được thực hiện.

Các trường cần khắc phục những điểm yếu vừa nêu vì những nội dung trên là rất cần thiết cho quá trình tự bồi dưỡng cho hoạt động dạy học hiện đại. Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và đồ dùng dạy học, chắc chắn chất lượng dạy và học sẽ tăng lên rất nhiều, học sinh hứng thú học tập vì tiết học sẽ trở nên rất sống động, GV tiết kiệm được thời gian và công sức.

Từ đánh giá trên, Hiệu trưởng cần nâng cao trình độ cũng như tăng cường tổ chức tập huấn sử dụng các đồ dùng dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vì trong dạy học hiện đại việc này rất cần thiết

để làm tăng hiệu quả dạy học. Việc cung cấp tài liệu chuyên môn cho GV tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng và tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về tin học và ngoại ngữ cho giáo viên phải được thực hiện thường xuyên hơn vì đây là hai hoạt động giúp GV thực hiện có hiệu quả hình thức tự bồi dưỡng. Như vậy chúng ta cần phát huy các hình thức tổ chức đã được đánh giá cao, đồng thời cần tăng cường tổ chức, chỉ đạo cải tiến các hình thức tổ chức chưa có hiệu quả hoặc chưa được tổ chức.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc luận văn ths giáo dục học (Trang 65)