Thực trạng hình thức, phương pháp bồi dưỡng giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc luận văn ths giáo dục học (Trang 57)

Bảng 2.5. Đánh giá của giáo viên về hình thức tổ chức bồi dưỡng.

Hình thức N % Thứ

bậc Bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch của Phòng, Sở 223 48,0 1 Bồi dưỡng tại chỗ (trường tự tổ chức). 149 32,0 2

Bồi dưỡng từ xa. 14 3,0 4

- Hình thức “bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch của Phòng, Sở” chiếm tỉ lệ cao nhất 48% với 223 GV xếp thứ bậc 1 vì đây là hình thức thường xuyên được áp dụng trong huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Hình thức “bồi dưỡng tại chỗ”(trường tự tổ chức) với 149 GV, chiếm tỉ lệ 32% xếp thứ bậc 2 chưa thường xuyên được tổ chức vì đa số Hiệu trưởng chưa quan tâm đến hình thức này.

- Hình thức “GV tự bồi dưỡng theo chương trình quy định” với 79 GV, được xếp thứ bậc 3, chiếm tỉ lệ 17%. Chỉ có những GV tích cực và có tinh thần cầu tiến thì mới có ý thức tự BD theo chương trình quy định.

- Hình thức “bồi dưỡng từ xa” được đánh giá thấp nhất với 14 GV, chiếm tỉ lệ 3,0%, xếp thứ bậc 4 vì hình thức này hầu như chưa được thực hiện trong các trường THCS ở huyện Yên Lạc. Như vậy chúng ta cần tiếp tục thực hiện hình thức BD tập trung theo kế hoạch của Phòng, Sở như hiện nay. Đồng thời cần tăng cường tổ chức hình thức BD tại chỗ và khuyến khích GV tự BD theo chương trình quy định vì đây là xu thế mới trong GD hiện đại.

Bảng 2.6. Đánh giá của giáo viên về việc thực hiện và kết quả đáp ứng phương pháp bồi dưỡng.

Phương pháp

Mức độ thực hiện Kết quả đáp ứng TB Thứ bậc TB Thứ bậc

Thuyết trình 2,87 1 2,93 1

Thực hành, thí nghiệm, xem băng đĩa 1,94 5 2,51 5

Thảo luận theo nhóm 2,26 3 2,52 4

Tổ chức các buổi xemina 1,59 6 1,56 6

Nghiên cứu tài liệu 2,38 2 2,53 3

Kết quả của bảng 2.6 cho thấy:

- Phương pháp “thuyết trình” được GV đánh giá ở thứ bậc 1 với điểm TB 2,87 có mức độ thực hiện thường xuyên và kết quả đáp ứng là khá ở thứ bậc 1 với điểm TB 2,93 vì đây là phương pháp chủ yếu được báo cáo viên sử dụng ở các lớp bồi dưỡng, nó dễ thực hiện và phù hợp với tâm lý GV. Đa số GV rất ngại khi phải đứng lên bày tỏ ý kiến của mình trước mặt các đồng nghiệp nên phương pháp này được GV đánh giá cao.

- Mức độ thực hiện phương pháp “nghiên cứu tài liệu” được đánh giá với điểm TB 2,38, xếp thứ bậc 2 là không thường xuyên, trong khi kết quả đáp ứng được xếp thứ bậc 3 với điểm TB 2,53 là khá cho thấy mặc dù không được thường xuyên thực hiện, nhưng kết quả đáp ứng lại khá vì đa số GV đã ý thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu tài liệu để dễ dàng tiếp thu những kiến thức mới trong lớp bồi dưỡng.

- Phương pháp “thảo luận theo nhóm” được đánh giá là không thường xuyên về mức độ thực hiện với điểm TB 2,26 xếp thứ bậc 3 và kết quả đáp ứng với điểm TB 2,52 xếp thứ bậc 4, được đánh giá là khá vì ở phương pháp này, một số học viên thụ động không tham gia thảo luận nên chưa được thực hiện thường xuyên trong các lớp bồi dưỡng, nhưng khi thực hiện thì cho kết quả đáp ứng khá. Vì vậy các báo cáo viên cần tăng cường sử dụng phương pháp này để làm tăng hiệu quả bồi dưỡng.

- Phương pháp “đàm thoại - trao đổi” được đánh giá mức độ thực hiện là không thường xuyên ở thứ bậc 4 với điểm TB 2,24 vì trong thực tế phương pháp này thỉnh thoảng được thực hiện trong các lớp bồi dưỡng. Tuy nhiên, nó lại cho kết quả đáp ứng khá tốt với điểm TB 2,91 xếp thứ bậc 2. Đây chính là phương pháp dạy học hiện đại, phát huy tính làm chủ của học viên trong hoạt động học, làm cho học viên khắc sâu kiến thức, tạo không khí sôi động trong lớp học nên rất cần được áp dụng rộng rãi trong các lớp BD.

- Phương pháp “thực hành, thí nghiệm, xem băng đĩa” được đánh giá mức độ thực hiện không thường xuyên, ở thứ bậc 5 với điểm TB 1,94 và kết quả đáp ứng được đánh giá khá với điểm TB 2,51 xếp thứ bậc 5. Phương pháp này không được thường xuyên thực hiện vì trong thực tế vẫn còn thiếu các trang thiết bị kĩ thuật nhưng nếu các báo cáo viên áp dụng phương pháp này thì sẽ thu được kết quả khá tốt vì đây là phương pháp trực quan sinh động giúp người học dễ dàng tiếp thu kiến thức.

- Riêng phương pháp “tổ chức các buổi xemina”, xếp thứ bậc 6 với điểm TB 1,59 vì phương pháp này ít được thực hiện ở các lớp bồi dưỡng và kết quả đáp ứng được đánh giá là ít phù hợp với điểm TB 1,56 được xếp thứ bậc 6.

Từ đó, chúng ta cần tăng cường áp dụng phương pháp “thảo luận nhóm”; “đàm thoại- trao đổi”; “thực hành, thí nghiệm, xem băng đĩa” và “tổ chức các buổi xemina” trong các lớp bồi dưỡng để làm cho phương pháp bồi dưỡng phong phú và đa dạng thêm, góp phần nâng cao hiệu quả bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc luận văn ths giáo dục học (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)