Bảng 2.11. Đánh giá của giáo viên về kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng giáo viên.
Kiểm tra đánh giá công tác bồi dưỡng giáo viên. Mức độ thực hiện. Hiệu quả thực hiện. TB Thứ bậc TB Thứ bậc Đề ra các tiêu chuẩn đánh giá đội ngũ GV. 3,18 3 3,02 3 Kiểm tra, đánh giá hoạt động sư phạm của nhà giáo. 3,40 2 3,20 2 Kiểm tra, đánh giá kết quả sau khi bồi dưỡng. 2,58 7 2,70 5 Kiểm tra, hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên
thông qua các tiết dự giờ, thao giảng, các sáng kiến kinh nghiệm.
3,42 1 3,29 1
Kiểm tra, rà soát đội ngũ về số lượng, trình độ, cơ
cấu để có những điều chỉnh phù hợp. 3,08 4 2,77 4 Kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được qua các hội
thi do Phòng, Sở GD&ĐT tổ chức. 2,90 5 2,58 6 Kiểm tra, đánh giá các điều kiện cơ sở vật chất
phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên. 2,62 6 2,52 7 Kết quả của bảng 2.11 cho thấy :
- Nội dung “kiểm tra hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên thông qua các tiết dự giờ, thao giảng, các sáng kiến kinh nghiệm” đã được GV đánh giá thường xuyên về mức độ thực hiện xếp thứ bậc 1 với điểm TB 3,42 và có hiệu quả thực hiện khá cũng xếp thứ bậc 1 với điểm TB 3,29 vì trong thực tế việc kiểm tra hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên thông qua các tiết dự giờ, thao giảng, các sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện thường xuyên. Theo thông tư số 12/2009/TT-BGD&ĐT ngày 12 tháng 05 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì một năm học, lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng) phải dự giờ ít nhất 1 tiết/ 1GV, tổ trưởng và tổ phó chuyên môn phải dự giờ tổ viên ít nhất 4 tiết/1GV, mỗi GV phải dự giờ đồng nghiệp 18 tiết. Mỗi năm học, nhà trường phải tự thanh tra một phần ba GV. Nếu thực hiện tốt quy định trên thì lãnh đạo nhà trường sẽ cơ bản nắm được GV nào có quá trình tự bồi dưỡng tích cực, từ đó nhân rộng các điển hình này trong toàn trường và trong huyện.
- Nội dung “kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của nhà giáo” cũng được đánh giá có mức độ thực hiện thường xuyên xếp thứ bậc 2, điểm TB 3,40 và hiệu quả thực hiện khá xếp thứ bậc 2, điểm TB 3,20 vì hoạt động này được thường xuyên thực hiện trong năm học bởi Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, các cộng tác viên thanh tra của Phòng, Sở. Đây là một hoạt động cần thiết nhằm phát hiện những sai phạm của GV để kịp thời điều chỉnh, uốn nắn, đồng thời tư vấn, thúc đẩy GV phát huy những ưu điểm của bản thân hơn nữa.
- Các nội dung “đề ra các tiêu chuẩn đánh giá đội ngũ GV”; “kiểm tra, rà soát đội ngũ về số lượng, trình độ, cơ cấu để có những điều chỉnh phù hợp”; “kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được qua các hội thi do Phòng, Sở GD&ĐT tổ chức” được GV đánh giá ở mức độ thực hiện thường xuyên, lần lượt xếp thứ bậc 3, điểm TB 3,18; thứ bậc 4, điểm TB 3,08; thứ bậc 5, điểm TB 2,90 và hiệu quả thực hiện khá lần lượt xếp thứ bậc 3, điểm TB
3,02; thứ bậc 4, điểm TB 2,77; thứ bậc 6, điểm TB 2,58 vì các tiêu chuẩn đánh giá GV được căn cứ vào quyết định số 06/QĐ-BNV/2006 ngày 21 tháng 03 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ thì đã rất rõ ràng. Mỗi năm học các trường đều kiểm tra rà soát đội ngũ về số lượng, trình độ, cơ cấu để có những điều chỉnh phù hợp. Tuy nhiên kiểm tra đánh giá kết quả đạt được qua các hội thi do Phòng, Sở GD & ĐT tổ chức thì chưa được thực hiện triệt để.
- Nội dung “kiểm tra đánh giá các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên” được đánh giá thường xuyên về mức độ thực hiện xếp thứ bậc 6, điểm TB 2,62 và hiệu quả thực hiện khá xếp thứ bậc 7, điểm TB 2,52. Đây là tiêu chí có điểm TB thấp vì trong thực tế thì nội dung này chưa được quan tâm thực hiện đúng mức.
- Nội dung “kiểm tra, đánh giá kết quả sau khi bồi dưỡng” được đánh giá ở thứ bậc 7, điểm TB 2,58 có mức độ thực hiện thường xuyên. Bên cạnh đó, hiệu quả thực hiện ở mức độ khá, xếp thứ bậc 5 với điểm TB 2,70. Đây là nội dung có điểm TB thấp nhất vì các cấp quản lý vẫn chưa quan tâm nhiều đến hoạt động này hoặc chỉ thực hiện qua loa, hình thức nên việc kiểm tra đánh giá chưa triệt để, chưa giúp GV thấy được những điểm yếu của mình để khắc phục, những điểm mạnh để phát huy. Như vậy, CBQL cần tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả đạt được qua các hội thi do Phòng, Sở GD & ĐT tổ chức; kiểm tra đánh giá các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên và kiểm tra, đánh giá kết quả sau khi bồi dưỡng để có những điều chỉnh thích hợp, nâng cao hiệu quả của công tác bồi dưỡng GV.
Chính vì chưa thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra đánh giá kết quả đạt được qua các hội thi do Phòng, Sở GD&ĐT tổ chức; kiểm tra, đánh giá kết quả sau khi bồi dưỡng và kiểm tra đánh giá các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên nên dẫn đến hiệu quả của
các công tác quản lý này không cao. Do đó Hiệu trưởng các trường cần tăng cường quản lý các nội dung nêu trên.