Bảng 2.9. Đánh giá về xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên Xây dựng kế hoạch
bồi dưỡng giáo viên.
Mức độ thực hiện.
Hiệu quả thực hiện. TB Thứ bậc TB Thứ bậc Thống kê, kiểm tra đánh giá năng lực
sư phạm và phân loại đội ngũ giáo viên.
3,11 1 3,12 1
BGH xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
và phát triển đội ngũ giáo viên. 2,72 3 2,61 3 Họp liên tịch để thống nhất kế hoạch
bồi dưỡng giáo viên. 2,98 2 3,03 2
Yêu cầu tổ trưởng CM lập kế hoạch
bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên 2,63 4 2,56 4 Yêu cầu giáo viên lập kế hoạch tự bồi
dưỡng. 2,54 5 2,51 5
Kết quả của bảng 2.9 cho thấy:
- Nội dung “thống kê, kiểm tra đánh giá năng lực sư phạm và phân loại đội ngũ giáo viên” được đánh giá ở mức độ thực hiện thường xuyên, xếp thứ bậc 1 với điểm TB 3,11 và hiệu quả thực hiện khá, xếp thứ bậc 1 với điểm TB 3,12 vì vào cuối học kì, cuối năm học các trường đều thực hiện việc này để làm cơ sở xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV.
- Nội dung “họp liên tịch để thống nhất kế hoạch bồi dưỡng giáo viên” được đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, với điểm TB 2,98 xếp thứ bậc 2 và hiệu quả thực hiện ở mức khá, với điểm TB 3,03 xếp thứ bậc 2. Tuy nhiên các trường thực hiện nội dung này đầy đủ, vì chỉ làm đến việc thống kê, kiểm tra đánh giá năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên, phân
cách cụ thể.
- Các nội dung: “BGH xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên”; “yêu cầu tổ trưởng CM lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên” và “yêu cầu giáo viên lập kế hoạch tự bồi dưỡng” được đánh giá thường xuyên về mức độ thực hiện và có hiệu quả thực hiện khá, lần lượt được xếp thứ bậc 3, 4, 5 với điểm TB là 2,72; 2,63; 2,54 đối với mức độ thực hiện và 2,61; 2,56; 2,51 đối với hiệu quả thực hiện. Nhưng các tiêu chí trên có điểm TB không cao. Trong thực tế việc này hầu như chưa được các trường quan tâm thực hiện thường xuyên. Các trường tiến hành lập kế hoạch và tổ chức chỉ đạo GV thực hiện chỉ khi có kế hoạch của Phòng, Sở gửi về. Từ đó cho thấy nội dung nào thường xuyên được Hiệu trưởng nhà trường thực hiện thì được GV đánh giá cao. Thực tế ở các trường THCS huyện Yên Lạc, Hiệu trưởng chỉ thực hiện có hiệu quả nội dung: “thống kê, kiểm tra đánh giá năng lực sư phạm và phân loại đội ngũ giáo viên”. Các nội dung còn lại thì chưa được thực hiện đầy đủ. Ta thấy GV đánh giá khá chính xác các nội dung trên. Qua đánh giá và khảo sát thực tế và trao đổi, thì Hiệu trưởng các trường hầu như chưa thực hiện các nội dung “họp liên tịch để thống nhất kế hoạch bồi dưỡng giáo viên”; “BGH xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên”; “yêu cầu tổ trưởng CM lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên” và “yêu cầu giáo viên lập kế hoạch tự bồi dưỡng”. Do đó việc bồi dưỡng GV phụ thuộc hoàn toàn vào kế hoạch của Phòng, Sở GD&ĐT, các trường không chủ động trong hoạt động BDGV. Chính vì vậy Hiệu trưởng các trường cần thực hiện ngay các bước nêu trên để tiến hành lập kế hoạch bồi dưỡng nhằm giúp hoạt động BDGV có bài bản hơn. Vì chưa thực hiện đầy đủ các nội dung trong việc lập kế hoạch nên hiệu quả thực hiện của việc này không cao. Từ đó Hiệu trưởng các trường cần bổ sung điều chỉnh phù hợp xây dựng kế hoạch.