Bảng 2.4. Đánh giá của GV về nội dung BD và hiệu quả thực hiện.
Nội dung Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện TB Thứ bậc TB Thứ bậc Xây dựng môi trường học tập dân chủ, thân
thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh.
2,68 6 2,56 5
Quản lý hồ sơ dạy học theo đúng quy định. 3,38 3 3,31 1 Đảm bảo kiến thức môn học chính xác khoa
học, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại và thực tiễn.
2,97 4 2,99 4
Soạn giáo án theo hướng phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh 2,61 7 2,50 7 Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến
thức, kĩ năng, thái độ quy định trong chương trình môn học .
3,43 2 3,04 3
Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh.
2,69 5 2,52 6
Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng
hiệu quả dạy học. 2,54 8 2,40 8
Kết quả của bảng 2.4 cho thấy đánh giá nội dung bồi dưỡng và tính hiệu quả lớp bồi dưỡng như sau:
- Nội dung “kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh” được GV đánh giá cao nhất về mức độ được bồi dưỡng là thường xuyên với điểm TB 3,68 xếp thứ bậc 1 và có hiệu quả thực hiện khá tốt với điểm TB 3,17 xếp thứ bậc 2 cho thấy các cấp quản lý thường xuyên quan tâm đối với nội dung này. Trong thực tế giảng dạy, việc ra đề kiểm tra đúng theo các cấp độ: biết, thông hiểu, vận dụng sáng tạo là hết sức quan trọng. Nội dung đề kiểm tra đánh giá phải hướng vào mục tiêu toàn diện, vận dụng thực hành lý thuyết. Đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác, công bằng sẽ giúp cho GV điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp, giúp cho học sinh hiểu rõ năng lực của mình từ đó có hướng phấn đấu tốt hơn và tạo ra sự thoải mái trong học tập.
- Nội dung “thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ quy định trong chương trình môn học” có điểm TB là 3,43 được GV đánh giá mức độ thực hiện là thường xuyên, xếp thứ bậc 2 và có hiệu quả thực hiện khá với điểm TB 3,04 xếp ở thứ bậc 3 cho thấy việc thực hiện nội dung trên là cần thiết vì đó là chuẩn mà bất cứ một GV nào khi giảng dạy cũng phải thực hiện. GV phải nắm vững những nội dung trong chuẩn kiến thức kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình môn học, đảm bảo khi kết thúc năm học, học sinh phải hiểu rõ những nội dung trong chuẩn kiến thức kĩ năng và yêu cầu về thái độ của chương trình môn học. Đó chính là cơ sở để học sinh đạt kết quả tốt trong các kì thi vì đề thi chủ yếu bám sát sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kĩ năng. Tuy nhiên, các nhà quản lý cần xem lại quá trình tổ chức để làm tăng hiệu quả thực hiện đối với nội dung này.
hiệu quả thực hiện của nội dung này có điểm TB 3,31 xếp thứ bậc 1 được đánh giá khá tốt. Vì được thường xuyên thực hiện nên hiệu quả thực hiện là khá tốt. GV đã có ý thức cao trong việc quản lý hồ sơ dạy học theo đúng quy định. Trong quy chế chuyên môn thì quản lý hồ sơ dạy học là một quy định quan trọng. Do đó người giáo viên phải biết rõ là mình cần có các loại hồ sơ sổ sách gì để phục vụ cho công tác giảng dạy. Theo quy định mỗi GV giảng dạy phải có các loại sổ sau đây: Giáo án, Sổ dự giờ, Sổ kế hoạch giảng dạy, Sổ báo giảng, Sổ ghi chép, Sổ điểm bộ môn, Sổ tự bồi dưỡng. Nếu được phân công thêm công tác chủ nhiệm thì phải có thêm sổ chủ nhiệm. Do đó để thực hiện tốt nội dung trong các sổ này cũng như phát huy được hiệu quả của nó thì GV cần được bồi dưỡng hướng dẫn thường xuyên.
- Nội dung “đảm bảo kiến thức môn học chính xác khoa học, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn” được GV đánh giá ở thứ bậc 4 với điểm TB 2,97 là ở mức độ thực hiện thường xuyên và hiệu quả thực hiện cũng được đánh giá là khá ở thứ bậc 4 với điểm TB 2,99. Cần chú ý là tiêu chí này có điểm mới đối với GV. Tính chính xác khoa học về mặt kiến thức là yêu cầu bắt buộc, đây cũng là điều kiện quan trọng nhất để đánh giá xếp loại GV trong các tiết dự giờ, thao giảng, hội giảng. Bên cạnh đó, việc biết vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn là một yêu cầu mới mà người GV phải thực hiện khi giảng dạy. Ví dụ: GV môn Vật lý thì phải biết tích hợp giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lượng, GV môn GDCD thì cần biết tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh, GV dạy môn Sinh, môn Hoá,…thì phải biết tích hợp bảo vệ môi trường,...
- Nội dung “vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh” được đánh giá ở thứ bậc 5 với điểm TB 2,69 là ở mức độ thực hiện thường xuyên và hiệu quả thực hiện đạt khá ở thứ bậc 6 với điểm TB
2,52. GV đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học và thấy được lợi ích của phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh. Tuy nhiên, vì đã quen với phương pháp dạy học truyền thống nên hiệu quả đạt chưa cao, do đó các cấp quản lý cần tăng cường BD cho GV trong thời gian sắp tới.
- Nội dung “xây dựng môi trường học tập dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh” có mức độ thực hiện thường xuyên xếp thứ bậc 6 với điểm TB 2,68 và hiệu quả thực hiện là khá. Tuy nhiên để thực hiện tốt phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động thì GV cần được bồi dưỡng thêm nội dung này.
- Nội dung “soạn giáo án theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh” với điểm TB 2,61 xếp thứ bậc 7 được GV đánh giá ở mức độ thực hiện thường xuyên và hiệu quả thực hiện là khá với điểm TB 2,50 xếp thứ bậc 7. Ta thấy, đến thời điểm này, đa số GV đã tích cực soạn giáo án theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh và tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy. Điều này đã tạo ảnh hưởng tích cực đến quá trình nâng cao chất lượng GD. Nhưng với điểm TB không cao cho thấy mức độ và hiệu quả thực hiện nội dung này chưa mạnh mẽ và chưa có chiều sâu.
- Nội dung “sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học” được GV đánh giá ở mức độ thực hiện không thường xuyên, thứ bậc 8 với điểm TB 2,54 và hiệu quả thực hiện cũng được đánh giá ở thứ bậc 8 với điểm TB 2,40 là trung bình, cho thấy hầu như GV chưa được bồi dưỡng nội dung này nhiều mặc dù trong giáo dục hiện đại việc sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học là rất cần thiết. Nó giúp cho giờ dạy của GV thêm sinh động, phong phú, học sinh cảm thấy hứng thú và dễ dàng tiếp thu bài học.
- Các nội dung trên là những yêu cầu, những chủ trương mới của ngành GD như phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” hoặc cuộc vận động: “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo”,… nhưng vẫn còn có tiêu chí có mức độ và hiệu quả thực hiện bồi dưỡng chưa cao. Qua đó, CBQL cần yêu cầu GV phải đổi mới phương pháp giảng dạy, tránh tình trạng đọc chép thông qua các tiết dự giờ, thao giảng, hội giảng, sinh hoạt chuyên môn. Tổ chức hội thi đổi mới phương pháp giảng dạy. Tăng cường bồi dưỡng nội dung đổi mới phương pháp giảng dạy, cách soạn giáo án theo hướng phát huy tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh và cách sử dụng các phương tiện dạy học để làm tăng hiệu quả dạy học.
Từ đó chúng ta thấy rằng, nếu mức độ thực hiện một nội dung bồi dưỡng nào đó không thường xuyên thì sẽ dẫn đến hiệu quả thực hiện không tốt. Trong thực tế, ở các trường THCS huyện Yên Lạc thì GV đã đạt hiệu quả khá tốt khi thực hiện các nội dung trên nhưng chưa có nội dung đạt hiệu quả tốt. Do đó các cấp quản lý cần chú ý tăng cường BD các nội dung này.