6. Cấu trúc luận văn
3.4. Kết luận chung về thực nghiệm
Qua việc chấm bài kiểm tra của học sinh các lớp đối chứng và thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy kết quả thu được giữa các nhóm thực nghiệm và đối chứng đã có sự khác nhau. Số bài đạt điểm giỏi, khá ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng, các bài điểm yếu, kém và trung bình giảm xuống. Tỉ lệ đó đã cho thấy hiệu quả bước đầu mà dạy học thực nghiệm mang lại.
Việc vận dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu trong cách tổ chức luyện tập các dạng bài tập tiếng Việt theo yêu cầu vừa có tác dụng củng cố khái niệm, quy tắc dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, rèn luyện năng lực tạo lập các sản phẩm theo mẫu vừa góp phần tích cực vào hoạt động nhận thức và nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh.
Trong giờ dạy, giáo viên đã chủ động trong việc tổ chức các hoạt động. Bài tập thực nghiệm được thiết kế gắn liền với phương pháp rèn luyện theo mẫu, đặc biệt là dạng bài tập tạo lập sản phẩm ngôn ngữ theo yêu cầu. Việc thực hiện bài tập này gắn với những hoạt động nói và viết hàng ngày của học sinh nên mang lại hiệu quả cao. Giờ học không còn đơn điệu, nhàm chán. Học sinh hứng thú, tích cực tham gia vào quá trình tìm hiểu, thảo luận nhóm để lĩnh hội và củng cố sâu hơn tri thức tiếng Việt của mình. Hiệu quả thu nhận được từ giờ dạy thực nghiệm tương đối khả quan. Điều này làm cho đề tài mang ý nghĩa thiết thực hơn.
Tuy nhiên, trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi vẫn còn thấy xuất hiện những mặt tồn tại: thời gian của giờ thực nghiệm nhiều hơn so với thời gian quy định của chương trình, giáo viên còn lúng túng khi giảng dạy, nhất là kỹ năng tổ chức hướng dẫn học sinh đóng vai, giải quyết các tình huống chưa thực sự nhuần nhuyễn, mất nhiều thời gian. Đây là một trở ngại không nhỏ trong việc quyết định sự thành công của giờ học. Một số học sinh trong giờ học chưa phát huy hết sự tích cực, khả năng sáng tạo của mình. Do vậy chưa phát huy hết ý đồ và hiệu quả của việc thiết kế bài tập.
Tiểu kết chương 3
Ở chương 3, chúng tôi tập trung cho hai vấn đề trọng tâm: thiết kế bài tập và dạy thực nghiệm. Luận văn đã thiết kế bài tập (dạng tổng hợp kiến thức) có liên quan đến các bài tiếng Việt thuộc hai khối lớp khác nhau của bậc THCS (Từ đồng nghĩa, Từ đồng âm- Ngữ văn 7; Câu nghi vấn, Câu cầu
khiến, Câu cảm thán, Câu tường thuật - Ngữ văn 8). Với hướng nghiên cứu
của đề tài, chúng tôi đã xây dựng các dạng bài tập có chú trọng vận dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu bao gồm các dạng từ mức độ dễ đến khó: bài tập nhận diện phân tích, bài tập chuyển đổi, bài tập tạo lập, bài tập sửa chữa, các trò chơi đóng vai, giải quyết tình huống, giải đáp ô chữ, nguồn ngữ liệu làm mẫu được chọn lọc từ nhiều nguồn. Trên cơ sở các bài luyện tập đã được xây dựng sẵn trong các bài học và bài tập được thiết kế thể nghiệm, chúng tôi tiến hành dạy đối chứng (tổ chức ở giờ ngoại khóa). Qua hoạt động ngoại khóa, có thể khẳng định, đây là một hình thức mới mẻ, làm cho học sinh cảm thấy giờ học tiếng Việt không hề khô cứng, ngược lại, có những hứng thú riêng. Đặc biệt, chính hình thức này đã góp phần phối hợp có hiệu quả giữa phương pháp rèn luyện theo mẫu với những phương pháp dạy học tiên tiến hiện nay như phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp giao tiếp.
Kết quả kiểm tra cho thấy, lớp thể nghiệm có những tiến bộ rõ rệt so với lớp đối chứng. Hướng dạy thực nghiệm đã chứng tỏ những ưu điểm nhất định. Các số liệu thu được qua thực nghiệm (qua điểm số, qua kiểm tra sự hiểu biết của học sinh, qua phiếu khảo sát để nắm bắt thái độ của các em với giờ ngoại khóa) đã cho phép khẳng định điều đó.
KẾT LUẬN
1. Tiếng Việt là môn học có vai trò quan trọng ở trường trung học, là công cụ hữu hiệu trong hoạt động và giao tiếp của học sinh. Từ năm 2002, chương trình Ngữ văn THCS được biên soạn và xây dựng theo quan điểm tích hợp. Quan điểm tích hợp đã chi phối toàn bộ nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy. Theo tinh thần này, phần Tiếng Việt được bố trí đan xen với phần Đọc hiểu và Làm văn theo nguyên tắc 3 trong 1 của sách giáo khoa tích hợp. Học sinh vận dụng các hiểu biết về tiếng Việt để đọc - hiểu văn bản và tạo lập văn bản. Thông qua cách vận dụng này mà củng cố, khắc sâu và nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh. Chính cách xây dựng chương trình theo quan điểm tích hợp như vậy, đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu, đầu tư thích đáng cho vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy, trong đó không thể không quan tâm đến việc vận dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu trong dạy tiếng Việt.
2. Về mặt lý thuyết, luận văn đã đi sâu luận giải các vấn đề về cơ sở của phương pháp rèn luyện theo mẫu dựa trên sự quan sát, tri giác và bắt chước có ý thức trong hoạt động ngôn ngữ của con người. Từ đó, hướng đến việc nghiên cứu rèn luyện theo mẫu với tư cách là một phương pháp dạy học tiếng. Đây được xem là một phương pháp có những ưu thế nhất định, có thể kiểm chứng bằng những kết quả khả quan mà nó đem lại. Tuy nhiên, để phát huy được hiệu quả của phương pháp rèn luyện theo mẫu cần phải có sự kết hợp với các một số phương pháp đang được sử dụng hiện nay như phương pháp diễn giảng, phương pháp đàm thoại, phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp giao tiếp. Mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, việc phối hợp như thế nào trong bài dạy đạt hiệu quả còn phụ thuộc vào năng lực của từng giáo viên.
Về thực tiễn, luận văn đã đi sâu tìm hiểu những yêu cầu cơ bản của việc vận dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu đối với phần Tiếng Việt của chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn trung học cơ sở hiện hành. Trong đó có chý ý đến yêu cầu hình thành tri thức từ chương trình phân môn cũng như đòi hỏi của việc rèn luyện các kỹ năng tiếng Việt cho học sinh THCS. Đặc biệt, một trong những cơ sở thực tiễn hết sức quan trọng mà luận văn quan tâm, đó là thực trạng áp dụng các phương pháp dạy học tiếng Việt của giáo viên ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu, và đặc biệt đã có những cuộc điều tra thực tế bằng các mẫu phiếu phỏng vấn. Kết quả điều tra khảo sát đã được trình bày ở các bảng, cho thấy, trong dạy học các hợp phần Tiếng Việt, đội ngũ giáo viên các trường ở quận 6 có chú ý đến việc sử dụng phương pháp này nhưng chưa nhiều. Thực trạng này được phản ánh rõ trong các bảng thống kê với những số liệu cụ thể. Tổng hợp và nhận xét thấu đáo những số liệu này là cơ sở để chúng tôi triển khai các mục ở hai chương sau của luận văn.
3. Ở chương hai, chúng tôi đã tập trung phân tích một số vấn đề trọng tâm của việc vận dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu vào dạy học các hợp phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở. Phương pháp rèn luyện theo mẫu chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi giáo viên tuân thủ một số nguyên tắc sau đây: a) nguyên tắc bám sát chương trình, sách giáo khoa; b) nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp; c) nguyên tắc vừa sức; d) nguyên tắc đảm bảo tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Từ việc tuân thủ các nguyên tắc trên, luận văn đi vào triển khai các nội dung cơ bản cần rèn luyện theo mẫu trong dạy học tiếng Việt ở THCS, đó là: rèn luyện cách sử dụng từ ngữ trong các ngữ cảnh, rèn luyện cách tạo câu theo các yêu cầu biểu đạt, rèn luyện cách tổ chức đoạn văn theo yêu cầu lập luận. Để rèn luyện cho học sinh được ba nội dung cơ bản đó trong dạy tiếng Việt, luận văn cũng đã trình bày các bước tiến hành hoạt động rèn luyện theo mẫu cho học sinh.
4. Để minh họa cho các giả thuyết khoa học đã trình bày ở trên, chúng tôi đã tiến hành xây dựng bài tập thể nghiệm và dạy thực nghiệm ở giờ ngoại khóa. Các bài tập được xây dựng trên cơ sở các tri thức lý thuyết học sinh đã được học thuộc các bài tiếng Việt trong hai khối lớp của THCS: Từ đồng nghĩa (Ngữ văn 7); Từ đồng âm (Ngữ văn 7); Câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật (Ngữ văn 8). Trên cơ sở kế thừa những ý tưởng quí báu từ các bài tập
hiện có trong SGK và các tài liệu tham khảo, chúng tôi đưa ra cách thiết kế riêng của mình, trong đó nhấn mạnh đến hướng thực hành các bài tập theo phương pháp rèn luyện theo mẫu. Qua thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy giáo viên có thể thực hiện tốt phương pháp đã nêu trong đề tài. Việc xây dựng bài tập thực nghiệm và tổ chức một giờ ngoại khóa đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị công phu. Yêu cầu của việc thực hành tiếng Việt cũng cao hơn. Nhìn chung, giáo viên đã nhanh chóng nắm bắt những yêu cầu, cách tổ chức giờ dạy nên việc thực nghiệm đã thu nhận được những kết quả tương đối khả quan. Về phía học sinh, ở những giờ dạy học thực nghiệm, các em cũng tỏ ra hào hứng, chủ động, hăng hái tham gia thực hiện các ý tưởng của giáo viên, biến giờ học thành hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nói. Học sinh hứng thú, tích cực tham gia vào quá trình tìm hiểu, thảo luận nhóm để lĩnh hội và củng cố sâu hơn tri thức tiếng Việt của mình. Điều này làm cho đề tài mang ý nghĩa thiết thực hơn.
5. Do phạm vi của đề tài, số lượng bài tập như đã trình bày trong luận văn vẫn còn chưa nhiều, chưa đảm bảo đủ các dạng bài tâp theo yêu cầu, quá trình thực nghiệm cũng chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Thế nhưng, bước đầu luận văn cũng đã nêu được cách vận dụng hiệu quả phương pháp rèn luyện theo mẫu trong việc giảng dạy phân môn Tiếng Việt, nhất là vận dụng trong giảng dạy về dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, hướng đến việc dạy học lý thuyết gắn với rèn luyện thực hành. Đây là phương pháp có những ưu thế nhất định riêng góp phần tích cực vào vấn đề đổi mới phương pháp dạy học tiếng Việt ờ nhà trường THCS hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A (1990), “Mấy vấn đề cơ bản của việc dạy - học tiếng Việt”, Nghiên
cứu giáo dục, số 12/1990, Hà Nội.
2. Lê A (2001), “Dạy tiếng Việt là dạy một hoạt động và bằng một hoạt động”, Ngôn ngữ, số 4/2001, Hà Nội.
3. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2009), Phương pháp dạy
học Tiếng Việt, tái bản lần thứ 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Lê A, Thành Thị Yên Mĩ, Lê Phương Nga (2005), Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Diệp Quang Ban (2010), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học (sơ thảo), Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
6. Diệp Quang Ban (2008), Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt (theo định hướng ngữ pháp chức năng) tập hai, Nxb Giáo dục, Hà Nội
7. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (2012), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb
Giáo dục, Hà Nội
8. Diệp Quang Ban (2010), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, tái bản lần thứ sáu, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
9. Hoàng Hòa Bình, Nguyễn Minh Thuyết (2012), Phương pháp dạy học tiếng Việt nhìn từ tiểu học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội
10. Nguyễn Thị Thanh Bình, “Một số xu hướng lý thuyết của việc dạy học tiếng mẹ đẻ trong nhà trường”, TC Ngôn ngữ, số 4/2006, Hà Nội.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho
giáo viên THCS chu kỳ III (2004-2007) môn Ngữ văn, quyển 1, quyển 2,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12. Hoàng Trọng Canh (2007), “Dạy từ Hán Việt cho học sinh trung học phổ thông”, Kỷ yếu Hội thảo dạy học Ngữ văn theo chương trình và sách giáo khoa mới bậc THPT, Nxb Nghệ An.
13. Trương Chính (1989), “Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông”, Tiếng Việt, Hà Nội.
14. Nguyễn Đức Dân (2013), Từ câu sai đến câu hay, Nxb Trẻ.
15. Lê Anh Hiền (2000), “Dạy từ Hán - Việt lớp 7 trường trung học cơ sở”,
Nghiên cứu giáo dục, số 9/2000, Hà Nội.
16. Nguyễn Thái Hòa (1982), "Phân loại từ ngữ theo quan điểm phong cách chức năng", trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ,
tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
17. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và
sách giáo khoa, Nxb Đại học Sư phạm.
18. Bùi Mạnh Hùng (2012), “Một số cách tiếp cận mới trong việc dạy học ngữ pháp tiếng Việt ở nhà trường phổ thông”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học
quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam, Nxb Đại học
Sư phạm Hà Nội.
19. Vũ Thị Thanh Hương (2011), “Thái độ của giáo viên đối với việc dạy - học môn Tiếng Việt theo chương trình và sách giáo khoa hiện hành”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Tiếng Việt ở Việt Nam - những vấn đề đào tạo và nghiên cứu, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Ly Kha (2008), Ngữ pháp văn bản và luyện tập làm văn,
Nxb Giáo dục, Hà Nội
21. Đinh Trọng Lạc chủ biên (1994), Sổ tay tiếng Việt phổ thông trung học,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
22. Đinh Trọng Lạc chủ biên (2006), Phong cách học tiếng Việt, tái bản lần
thứ sáu, Nxb Giáo dục, Hà Nội
23. Đinh Trọng Lạc (1998), 300 bài tập phong cách học tiếng Việt, Nxb
Giáo dục, Hà Nội
25. Phan Trọng Luận (chủ biên - 2007), Ngữ văn 10,11, 12, Nxb Giáo dục Hà Nội
26. Đặng Lưu (2002), “Dạy bài Lỗi về câu trong chương trình Ngữ văn 10
theo hướng tích hợp”, Thông báo khoa học, Trường Đại học Vinh, số 30, tháng 12/2002.
27. Đặng Lưu (2007), “Để dạy tốt phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn 10
trung học phổ thông (bộ mới), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông theo chương trình và sách giáo khoa mới, Nxb
Nghệ An.
28. Đặng Lưu (2011), “Áp lực đổi mới việc dạy học tiếng Việt từ chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Tiếng Việt ở Việt Nam - những vấn đề đào tạo và nghiên cứu,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
29. Nguyễn Quang Ninh (1992), “Về lý luận của việc dạy tiếng”, Nghiên cứu
giáo dục, số 10/1992.
30. Nguyễn Khắc Phi (2001), “Dạy học tiếng Việt ở nhà trường phổ thông”,
Ngôn ngữ, số 8/2001, Hà Nội.
31. Nguyễn Khắc Phi (chủ biên - 2007), Ngữ văn 6, 7, 8, 9 (tập 1,2), Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
32. Nguyễn Hữu Quỳnh (2007), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb từ điển Bách Khoa 33. Vũ Tiến Quỳnh (2006), Hướng dẫn thực hành tiếng Việt, Nxb Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
34. Đặng Đức Siêu (2003), Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông, tái bản lần thứ nhất, Nxb Giáo dục, Hà Nội
35. Nguyễn Xuân Thại chủ biên (1999), Tiếng Việt trong trường học, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.
36. Phạm Ngọc Thắm (2011), Học giỏi tiếng Việt lớp 8, Nxb Tổng hợp
37. Vũ Văn Thi (2011), “Vấn đề lựa chọn phương pháp và phát triển kỹ năng trong dạy tiếng”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Tiếng Việt ở Việt Nam - Những vấn đề đào tạo và nghiên cứu, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.