Nguyên tắc đảm bảo tính tích cực, chủ động, sáng tạo của

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu trong dạy học tiếng việt ở các trường trung học cơ sở thuộc quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 49)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.5.Nguyên tắc đảm bảo tính tích cực, chủ động, sáng tạo của

Quá trình dạy học gồm hai mặt quan hệ hữu cơ: hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Trong lí luận dạy học có những quan niệm khác nhau về vai trò của giáo viên và học sinh. Ngày nay, ngành giáo dục và đào tạo đang thực hiện đổi mới giáo dục, trong đó, yêu cầu giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên phải thay đổi phương pháp dạy học cũ theo kiểu truyền thụ, một chiều sang những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, khơi dậy, tổ chức các hoạt động học tập để các em tự chiếm lĩnh kiến thức.

Trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm, người ta coi trọng việc rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, phát huy sự tìm tòi độc lập hoặc theo nhóm, thông qua thảo luận, thí nghiệm, thực hành, thâm nhập thực tế. Giáo viên quan tâm, vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và tập thể học sinh để xây dựng bài học. Giáo án được thiết kế theo kiểu phân nhánh, được giáo viên linh hoạt điều chỉnh theo diễn tiến của tiết học với sự tham gia tích cực của học sinh, thực hiện giờ học phân hóa theo trình độ và năng lực của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự bộc lộ và phát triển tiềm năng của học sinh. Do đó, trong dạy học nói chung và dạy tiếng Việt nói riêng, chúng ta phải đảm bảo nguyên tắc đảm bảo tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Để thực hiện nguyên tắc này, trong quá trình dạy học cần:

- Quan tâm đúng mức đến việc giáo dục cho người học ý thức đầy đủ và sâu sắc mục đích, nhiệm vụ học tập nói chung và từng môn học nói riêng để họ xác định đúng động cơ và thái độ học tập.

- Khuyến khích, động viên và tạo điều kiện để học sinh mạnh dạn trình bày ý kiến, ý tưởng và những thắc mắc của mình, đề cao tinh thần hoài nghi khoa học, óc phê phán, tác phong độc lập suy nghĩ, chống lối học vẹt, học đối phó, chủ nghĩa hình thức trong học tập.

- Cần sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề ở những mức độ khác nhau, đặc biệt tăng dần tỷ trọng mức độ tự nghiên cứu, tự giải quyết những bài tập nhận thức.

- Cần tăng cường sử dụng phối hợp các hình thức tổ chức dạy học. - Cần kết hợp tính tự giác, tính tích cực học tập với việc nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập của người học, cần tổ chức kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của người học.

- Hình thành cho người học những thao tác tư duy, những hành động thực hành, những biện pháp hoạt động sáng tạo và tạo điều kiện cho các em thể hiện khả năng hoạt động sáng tạo trong quá trình nghiên cứu, học tập những cơ sở khoa học, nghệ thuật và lao động.

Để phát triển năng lực tư duy sáng tạo của học sinh, trước hết phải đổi mới nhận thức về vai trò, chức năng của người giáo viên trong quá trình dạy học. Ngày nay, chúng ta đang thực hiện kiểu dạy học “tích cực - phân hóa”, đòi hỏi người giáo viên phải biết hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tự mình khám phá kiến thức mới, dạy cho học sinh không chỉ kiến thức mà cả phương pháp học, trong đó cốt lõi là phương pháp tự học. Giáo viên biết cách tổ chức tốt quá trình tự học của học sinh không phải chỉ tự học ở nhà trước và sau giờ lên lớp mà tự học ngay cả trong bài lên lớp. Bài học được tổ chức thành một chuỗi hoạt động phù hợp với năng lực của từng học sinh, trong đó giáo viên là

người gợi mở, hướng dẫn, thiết kế, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động tranh luận, tìm tòi, phát hiện của học sinh. Chính trong các hoạt động tự học được giao cho từng cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ, tiềm năng sáng tạo của học sinh được bộc lộ và phát huy.

Trong hoàn cảnh đổi mới ở nước ta nói chung và đổi mới sự nghiệp giáo dục nói riêng, trong điều kiện nhân tố con người là động lực cho sự phát triển của xã hội thì nguyên tắc đảm bảo tính tính tích cực, chủ động, sáng tạo là một nguyên tắc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

Khi vận dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu, giáo viên lại cần đặc biệt chú ý nguyên tắc đảm bảo tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Sở dĩ như vậy là bởi, rèn luyện theo mẫu, nếu không được sử dụng sáng tạo thì dễ đặt học sinh vào thế thụ động, lệ thuộc vào những gì được xem như “khuôn vàng thước ngọc”, khiến các em có tâm lý e ngại sợ những gì mình tạo ra không đảm bảo tính chuẩn mực. Điều này dễ dẫn đến tình trạng triệt tiêu sự sáng tạo ngôn ngữ của học sinh.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu trong dạy học tiếng việt ở các trường trung học cơ sở thuộc quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 49)