Rèn luyện cách tổ chức đoạn văn theo yêu cầu lập luận

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu trong dạy học tiếng việt ở các trường trung học cơ sở thuộc quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 64)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.3.Rèn luyện cách tổ chức đoạn văn theo yêu cầu lập luận

Với đặc thù của bộ môn Ngữ văn, hiệu quả cao nhất của các em là có thể tạo ra sản phẩm - viết bài làm văn - sao cho đúng, cho hay, cho hấp dẫn, mạch lạc. Để làm được điều đó, học sinh cần nắm được nhiều kiến thức tổng hợp: về văn bản, về phương pháp làm văn, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, cách sử dụng câu, đặc biệt là cách tổ chức, sắp xếp các đoạn văn để có được một bài văn trên cơ sở phù hợp giữa nội dung và hình thức. Qua thực tế giảng dạy, chúng ta thấy đa số học sinh khi dùng từ đặt câu riêng lẻ thì các em có thể viết đúng, viết tốt. Nhưng khi yêu cầu các em viết đoạn văn thì không ít học sinh còn lúng túng. Điều này chứng tỏ kỹ năng viết đoạn ở trường THCS của học

sinh còn nhiều hạn chế. Do đó, rèn luyện kỹ năng làm văn nói chung và cách viết đoạn văn nói riêng không chỉ xuất phát từ mục đích, yêu cầu của môn học (mang tính thực hành tổng hợp cao) trong nhà trường phổ thông mà còn là nhiệm vụ của giáo viên.

Những năm gần đây, trong chương trình Ngữ văn theo tinh thần đổi mới đã chú trọng đến việc viết đoạn văn của học sinh. Ở các khối lớp đều có các giờ luyện nói, giờ luyện tập xây dựng bài văn theo thể loại đã học. Trong giờ luyện nói, giáo viên yêu cầu học sinh trình bày các đoạn văn mà các em đã chuẩn bị sẵn ở nhà. Trong giờ luyện tập, bao giờ cũng có phần xây dựng đoạn văn trước khi viết bài hoàn chỉnh. Song có một thực tế: các em rất ngại viết văn cũng như viết các đoạn văn. Chính vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng của việc sử dụng ngôn ngữ trong học tập và giao tiếp hàng ngày của học sinh, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần chú ý rèn luyện cách tổ chức đoạn văn theo yêu cầu lập luận.

Trong chương trình Ngữ văn THCS, ngay từ các lớp 6,7 học sinh đã được học cách viết các đoạn văn trong các kiểu văn bản: đoạn văn tự sự, đoạn văn miêu tả, đoạn văn nghị luận nhưng chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản. Lên lớp 8, 9 các em sẽ được hướng dẫn sâu hơn về cách xây dựng đoạn văn theo các yêu cầu lập luận, chủ yếu là rèn luyện cách viết đoạn văn nghị luận. Để HS làm tốt dạng bài tập: Viết đoạn văn nghị luận, trước hết GV phải cho HS hiểu rõ đoạn văn là gì, các kiểu lập luận trong đoạn văn.

“Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành” [31, tr.36].

Về mặt nội dung, đoạn văn là một ý hoàn chỉnh ở một mức độ nhất định nào đó về lôgic ngữ nghĩa, có thể nắm bắt được một cách tương đối dễ dàng. Mỗi đoạn văn trong văn bản diễn đạt một ý, các ý có mối liên quan chặt

chẽ với nhau trên cơ sở chung là chủ đề của văn bản. Thông thường, đoạn có một câu diễn đạt ý chính và nhiều câu diễn đạt ý phụ. Câu diễn đạt ý chính được gọi là câu chủ đề của đoạn. Đoạn văn nào cũng có chủ đề, nếu không có chủ đề thì đoạn thiếu mạch lạc, đoạn không thành đoạn. Mỗi đoạn trong văn bản có một vai trò chức năng riêng và được sắp xếp theo một trật tự nhất định: đoạn mở đầu văn bản, các đoạn thân bài của văn bản (các đoạn này triển khai chủ đề của văn bản thành các khía cạch khác nhau), đoạn kết thúc văn bản. Mỗi đoạn văn bản khi tách ra vẫn có tính độc lập tương đối của nó: nội dung của đoạn tương đối hoàn chỉnh, hình thức của đoạn có một kết cấu nhất định.

Về mặt hình thức, đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh. Sự hoàn chỉnh đó thể hiện ở những điểm sau: mỗi đoạn văn bao gồm một số câu văn nằm giữa hai dấu chấm xuống dòng, có liên kết với nhau về mặt hình thức, thể hiện bằng các phép liên kết; mỗi đoạn văn khi mở đầu, chữ cái đầu đoạn bao giờ cũng được viết hoa và viết lùi vào so với các dòng chữ khác trong đoạn

Muốn viết tốt đoạn văn, bài văn nghị luận, học sinh phải nắm chắc được cách lập luận. “Lập luận là đưa ra một hoặc một số luận cứ (lí do) nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc đến một kết luận nào đấy mà người viết, người nghe muốn đạt tới” [47, tr. 45]. Trong khi lập luận, cần dùng các lí lẽ, dẫn chứng để khẳng định (hoặc bác bỏ) một nhận xét, một kết luận. Các lí lẽ, dẫn chứng phải có sức thuyết phục. Mỗi đoạn văn thường thể hiện một ý, một luận điểm, trong đó có cả quan điểm, cách nhìn nhận đánh giá của người viết. Do đó, trong đoạn văn người viết cần phải lập luận.

Mỗi đoạn văn thường thể hiện một cách lập luận nhất định. Lập luận bằng cách nào tùy thuộc vào nội dung nhưng nói chung các các cách lập luận phổ biến là: quy nạp, diễn dịch, song hành, móc xích, bên cạnh đó còn có đoạn văn trình bày theo cách tổng - phân - hợp.

Đoạn văn quy nạp: “Quy nạp là quá trình lập luận đi từ cái riêng đến cái chung, từ sự quan sát, nghiên cứu các hiện tượng đối tượng cụ thể, riêng biệt, đơn nhất, tiến đến những kết luận tổng quát, từ luận chứng riêng suy ra nguyên tắc, nguyên lí phổ biến. Hay nói cách khác, đó là quá trình suy nghĩ vận động từ việc xem xét những hiện tượng riêng lẻ, tìm ra mối liên hệ bản chất giữa chúng với nhau, từ đó nâng lên thành nhận định khái quát, trừu tượng về những dấu hiệu chung của chúng” [47, tr. 46].

- Đoạn văn quy nạp câu chủ đề đứng ở cuối đoạn, thường được nối với các câu khai triển bằng các từ hoặc tổ họp từ chuyên dùng như: vì vậy, cho nên, đó là, thế là, tóm lại…

- Mô hình: B, C, D + A (trong đó B, C, D…các câu triển khai bậc 1, A: Câu chủ đề).

Ví dụ: Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. Đâu đâu cũng có trường học, nhà giữ trẻ, nhà hộ sinh, câu lạc bộ, sân và kho của hợp tác xã, nhà mới của xã viên… Đời sống vật chất ngày càng ấm no, đời sống tinh thần ngày càng tiến bộ.

(Hồ Chí Minh)

Đoạn văn diễn dịch: “Diễn dịch là kiểu lập luận đi ngược lại với kiểu quy nạp. Là cách lập luận đi từ cái chung, cái khái quát đến cái riêng, cái cụ thể, vận dụng nguyên lí chung để xem xét những sự vật riêng biệt” [47, tr. 46].

- Đoạn văn diễn dịch câu chủ đề thường đứng ở đầu đoạn.

- Mô hình: A+ B, C, D (trong đó A: Câu chủ đề; B, C, D…các câu triển khai bậc 1).

Ví dụ: Dạy văn ở trường phổ thông có nhiều mục đích. Trước hết nó

người, kết quả của một thứ lao động đặc thù- lao động nghệ thuật. Đồng thời, dạy văn chương chính là hình thức quan trọng giúp các em hiểu biết, nắm vững và sử dụng tiếng mẹ đẻ cho đúng và hay. Dạy văn chương cũng là một trong những con đường của giáo dục thẩm mĩ.

(Lê Ngọc Hà)

Đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp (tổng - phân - hợp): là đoạn văn phối hợp diễn dịch với qui nạp. Câu mở đầu đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo triển khai ý khái quát. Câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu triển khai ý được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét, đánh giá hoặc nêu suy nghĩ...để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp, khẳng định, nâng cao vấn đề.

- Mô hình: A + B, C, D… Á (trong đó, A: câu chủ đề mang ý khái quát bậc một; Á: câu chủ đề mang ý khái quát bậc hai; B, C, D: các câu triển khai bậc một.

Ví dụ: Trong xã hội truyện Kiều, đồng tiền đã trở thành một sức

mạnh tác quái rất ghê. Nguyễn Du không phải không nhắc đến tác dụng tốt của đồng tiền. Có tiền Thúc Sinh, Từ Hải mới chuộc được Kiều, Kiều mới cứu được cha và sau này mới báo được ơn cho người này, người nọ. Đó là những khi đồng tiền nằm trong tay người tốt. Nhưng chủ yếu Nguyễn Du vẫn nhìn về mặt tác hại. Vì vậy, Nguyễn Du thấy rõ cả một loạt hành động gian ác bất chính đều là do đồng tiền chi phối. Quan lại vì tiền mà bất chấp công lý, sai nha vì tiền mà buôn thịt bán người; Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm; Khuyển Ưng vì tiền mà làm những điều ác. Cả xã hội chạy theo đồng tiền.

(Hoài Thanh)

Đoạn văn song hành: Là đoạn văn không có câu chủ đề (câu chủ đề được hiểu ngầm), trong đó các câu triển khai nội dung song song nhau, không

nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đoạn văn.

Ví dụ: Nước của ông (Nguyễn Trãi- người trích) là nước Đại Việt “vốn

xưng nền văn hiến từ lâu”. Nước của ông là một nước lãnh thổ riêng biệt với “cõi bờ sông núi đã chia” và “phong tục Bắc Nam cũng khác”. Nước của ông là một nền chính trị riêng biệt, đã “cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi đàng làm đế một phương”. Nước của ông là một đỉnh cao của trí tuệ tài năng với “những hào kiệt không bao giờ thiếu”.

(Vũ Khiêu) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đoạn văn móc xích: Là đoạn văn mà các ý gối đầu, đan xen nhau và thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ đã có ở câu trước vào câu sau. Đoạn móc xích có thể có hoặc không có câu chủ đề.

Ví dụ: Nhà văn lấy chất liệu từ cuộc sống để sáng tác. Muốn có chất liệu cuộc sống thì nhà văn phải gắn bó với đời sống nhân dân, đồng cảm với những tâm tư, tình cảm và ước mơ của nhân dân. Sự đồng cảm ấy chính là nguồn cảm hứng lớn cho sáng tác nghệ thuật.

(Nhật Huy) Để viết đoạn văn thành công, cần chú ý tuân thủ các bước:

Bước 1: Xác định yêu cầu của đề: Căn cứ vào yêu cầu của đề bài, xác định rõ nội dung cần trình bày trong đoạn là gì? (Nội dung đó sẽ được “gói” trong câu chủ đề. Và cũng là định hướng để viết các câu còn lại). Nội dung đó được trình bày theo cách nào, có yêu cầu nào khác về hình thức, ngữ pháp.

Bước 2: Xác định câu chủ đề cho đoạn văn: Câu chủ đề là câu nêu ý của cả đoạn văn, vì vậy đó là câu đặc biệt quan trọng. Khi viết đoạn cần chú ý đọc kĩ đề, xác định yêu cầu của đề, từ đó xác định câu chủ đề. Có những đề không cho sẵn câu chủ đề, có đề cho sẵn câu chủ đề, có những đề yêu cầu sửa

một câu có lỗi thành câu đúng và dùng câu đó làm câu chủ đề, có đề lại có phần dẫn ý, dựa vào đó ta có thể xác định được câu chủ đề.

Bước 3: Tìm ý cho đoạn (triển khai ý): Khi đã xác định được câu chủ đề của đoạn văn, cần vận dụng các kiến thức đã học có liên quan để phát triển chủ đề đó thành các ý cụ thể, chi tiết. Nếu bỏ qua thao tác này, đoạn văn dễ rơi vào tình trạng lủng củng, quẩn ý.

Bước 4: Viết các ý thành đoạn văn: Trên cơ sở các ý vừa tìm, viết thành đoạn văn. Căn cứ vào yêu cầu về kiểu diễn đạt để xác định vị trí câu chủ đề và cách lập luận trong đoạn văn. Ngoài ra còn đảm bảo các yêu cầu về ngữ pháp (nếu có).

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu trong dạy học tiếng việt ở các trường trung học cơ sở thuộc quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 64)