Phân tích mẫu

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu trong dạy học tiếng việt ở các trường trung học cơ sở thuộc quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 71)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Phân tích mẫu

Khi vận dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu, ngoài việc giáo viên chọn được mẫu ngắn gọn, chuẩn, đáp ứng được những điều kiện về đảm bảo tính chính xác, tính tư tưởng, tính thẩm mỹ, chứa đựng nhiều nội dung lí thuyết cần giảng, dễ quan sát, chúng ta cần chú ý đến bước phân tích mẫu. Đây là bước thông qua những mẫu cụ thể về lời nói, mô hình, giáo viên diễn giảng, phân tích

để hình thành được ở học sinh các khái niệm, qui tắc, nhất là các thao tác để sau đó các em làm theo. Mẫu có thể được sử dụng cho phương pháp thông báo - giải thích, cũng có thể được sử dụng cho phương pháp phân tích ngôn ngữ. Phân tích mẫu trong mối quan hệ với tri thức mới cũng có thể theo con đường qui nạp hoặc con đường diễn dịch. Đối với các tri thức có vị trí cơ bản của nội dung bài học, những tri thức không quá khái quát mà học sinh có thể tự hoạt động chiếm lĩnh được, chúng ta nên đi theo con đường quy nạp và hình thành đàm thoại. Đối với các tri thức không mới, mang tính chất ôn lại, hệ thống hóa, một số trí thức quá trừu tượng, giáo viên nên đi theo con đường diễn dịch.

Các mẫu được phân tích trong phương pháp rèn luyện theo mẫu sẽ phát huy hiệu quả khi gắn với những phương pháp thực tế như: phương pháp giao tiếp, phương pháp phân tích ngôn ngữ.

Phương pháp giao tiếp là phương pháp hướng dẫn học sinh vận dụng lý thuyết được học vào thực hiện các nhiệm vụ của quá trình giao tiếp, có chú ý đến đặc điểm và các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp. Đây là phương pháp chủ yếu để phát triển lời nói cho học sinh. Các thao tác cơ bản trong phương pháp giao tiếp là: tạo tình huống và định hướng giao tiếp, phân tích đặc điểm các nhân tố giao tiếp tham gia để xác định điều kiện và nhiệm vụ, lựa chọn phương tiện tạo lời nói theo nhiệm vụ, kiểm tra đánh giá lời nói.

Phương pháp phân tích ngôn ngữ là cách thức giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích các hiện tượng ngôn ngữ, tìm ra đặc trưng của khái niệm, khái quát thành khái niệm rồi khẳng định lại khái niệm. Bản chất của phương pháp phân tích ngôn ngữ là học sinh, dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên, tiến hành tìm hiểu các hiện tượng ngôn ngữ, quan sát và phân tích các hiện tượng đó theo hướng của bài học để rút ra những nội dung lí thuyết hoặc thực hành cần ghi nhớ. Các thao tác cơ bản trong phân tích ngôn ngữ là: phân tích -

Đây là hai phương pháp phối hợp có hiệu quả với phương pháp rèn luyện theo mẫu khi học sinh tìm hiểu những tri thức lí thuyết mới hay tìm hiểu mối quan hệ giữa bản thân và các yếu tố ngôn ngữ với nhau. Việc phối hợp tốt các phương pháp dạy tiếng Việt với nhau trong việc phân tích mẫu sẽ kích thích sự sáng tạo, sự chủ động của HS trong quá trình tìm hiểu ngôn ngữ, giúp cho HS hiểu cặn kẽ hoặc có được cái nhìn rõ ràng hơn về hiện tượng ngôn ngữ cần nhận thức và nhớ kĩ bài học hơn.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu trong dạy học tiếng việt ở các trường trung học cơ sở thuộc quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)