Rèn luyện cách dùng từ ngữ trong các ngữ cảnh khác nhau

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu trong dạy học tiếng việt ở các trường trung học cơ sở thuộc quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 76)

6. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Rèn luyện cách dùng từ ngữ trong các ngữ cảnh khác nhau

qua dạy bài từ “Từ đồng nghĩa” (Ngữ văn 7, tập một)

Mục tiêu của bài học này là giáo viên giúp học sinh hiểu được thế nào là đồng nghĩa, phân biệt được từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn, đặc biệt rèn luyện cho học sinh biết cách sử dụng từ đồng nghĩa trong các ngữ cảnh giao tiếp khác nhau. Nhất là nắm được các sắc thái ý nghĩa khác nhau giữa các từ đồng nghĩa.

Bước 1: Chọn mẫu: giáo viên cung cấp ngữ liệu mẫu (văn bản có

sử dụng từ đồng nghĩa).

+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn

Rủ nhau xuống bể mò cua, Đem về nấu quả mơ chua trên rừng.

(Trần Tuấn Khải)

Chim xanh ăn trái xoài xanh, Ăn no tắm mát đậu cành cây đa.

(Ca dao)

+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Hi sinh, từ trần, tạ thế, qua đời,

mất, chết, thiệt mạng, bỏ mạng, bỏ xác, toi mạng, ngủm, ngoẻo;

- Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng.

(Bài của học sinh)

- Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay.

(Truyện cổ Cu-ba)

Bước 2: Phân tích mẫu

Căn cứ mục tiêu của bài dạy, qua ngữ liệu mẫu, GV hướng dẫn quan sát, phân tích mẫu chỉ ra sự khác nhau giữa từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng

nghĩa không hoàn toàn, hiệu quả của cách sử dụng trong mẫu. Giáo viên chia lớp thành bốn nhóm, mỗi nhóm sẽ cùng tham gia thảo luận các câu hỏi của giáo viên đặt ra:

- Nhóm 1: So sánh nghĩa của từ “quả” và từ “trái”; Tại sao chúng ta

có thể nói “trái na”, “trái bưởi” nhưng không thể nói “trái chuông”, “mặt quả xoan”?

+ Nhóm từ đồng nghĩa: quả, trái (đồng nghĩa hoàn toàn): Giữa hai từ “quả” và “trái” đều chỉ khái niệm về sự vật, chỉ khác nhau là do thói quen gọi của người miền Bắc (quả), còn người miền Nam (trái), chúng có thể thay thế cho nhau trong mọi hoàn cảnh sử dụng (sắc thái ý nghĩa không thay đổi), về phạm vi sử dụng thì từ “quả” phổ biến hơn.

+ Tuy nhiên, về phạm vi kết hợp của từ “quả”, từ “trái”. Ta có: trái na, trái bưởi, mặt trái xoan,.. nhưng không thể có: trái chuông, trái trứng vịt, mặt quả xoan,... đó là do có sự dị biệt về khả năng kết hợp cú pháp và kể cả

kết hợp từ vựng trong nhóm từ đồng nghĩa

- Nhóm 2: So sánh nghĩa của hai từ “bỏ mạng” và “hi sinh” và từ đó

phân biệt ngữ cảnh sử dụng nhóm từ đồng nghĩa này: Hi sinh, từ trần, tạ thế,

qua đời, mất, chết, thiệt mạng, bỏ mạng, bỏ xác, toi mạng, ngủm, ngoẻo...

+ Nhóm từ đồng nghĩa: bỏ mạng, hi sinh (đồng nghĩa không hoàn toàn) đều nói về cái chết nhưng sắc thái phong cách, thái độ bình giá của người nói đã có sự khác nhau. Hi sinh là chết vì nghĩa vụ, lý tưởng cao cả (sắc thái kính trọng), bỏ mạng là chết vô ích (sắc thái khinh bỉ). Trong ví dụ mẫu trên, hai từ đồng nghĩa “bỏ mạng” và “hi sinh” đã được sử dụng rất phù hợp với ngữ cảnh và chúng không thể thay thế cho nhau được. Từ đó ta có nhóm từ đồng nghĩa: hi sinh, từ trần, tạ thế, qua đời, mất, chết, thiệt mạng, bỏ mạng, bỏ xác, toi mạng, ngủm, ngoẻo. Mỗi từ thể hiện sắc thái biểu cảm khác

nhau được sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau, Do đó, chúng ta phải dùng từ cho phù hợp.

Từ việc phân tích các ngữ liệu mẫu trên, giáo viên kết luận cho học sinh biết về khái niệm từ đồng nghĩa, phân loại từ đồng nghĩa, lưu ý tuy đều là từ đồng nghĩa nhưng mỗi từ lại sử dụng trong những ngữ cảnh khác nhau (nhất là những từ đồng nghĩa không hoàn toàn), do đó không phải bao giờ từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc để lựa chọn các từ đồng nghĩa thể hiện đúng sắc thái biểu cảm phù hợp từng ngữ cảnh.

Bước 3: Hướng dẫn học sinh tạo lập sản phẩm ngôn ngữ theo mẫu

Từ việc phân tích các ví dụ mẫu, học sinh đã nắm được các tri thức lý thuyết cơ bản về từ đồng nghĩa, sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh tạo lập sản phẩm ngôn ngữ theo mẫu qua các bài luyện tập theo yêu cầu

Bài tập 1: Đặt câu với mỗi từ: bình thường, tầm thường, kết quả, hậu quả

Gợi ý: Trước khi đặt câu, cần lưu ý học sinh tìm hiểu sắc thái biểu cảm

của các từ đồng nghĩa, tra từ điển nghĩa của các từ để đặt câu cho phù hợp.

Bài tậ p 2: Cho tình huống giao tiếp để gợi ý học sinh đặt các mẫu câu: em đã chuẩn bị một món quà sẽ tặng trong các dịp sau: (1) Nhân dịp mừng thọ ông bà, (2) Nhân dịp sinh nhật bạn; (3) Nhân dịp chia tay một người em đi học xa nhà. Vậy khi tặng quà em sẽ nói như thế nào cho phù hợp (dùng từ nào trong ba từ cho, tặng, biếu ?) Từ đó, phân biệt nghĩa của các từ trong nhóm từ đồng nghĩa?

Gợi ý: Nhóm từ: cho, tặng, biếu (đồng nghĩa không hoàn toàn): tuy đều diễn đạt khái niệm trao quyền sở hữu cái gì đó cho ai nhưng mỗi từ có sắc thái ý nghĩa riêng: “cho” dùng trong quan hệ thân mật, “tặng” dùng trong

những trường hợp trang trọng, “biếu” dùng trong quan hệ đối với người trên thể hiện sự kính trọng.

Bước 4: Đánh giá sản phẩm ngôn ngữ của học sinh

Qua hai bài tập yêu cầu học sinh làm, giáo viên kiểm tra sản phẩm học sinh tạo lập theo mẫu đã cho, đánh giá và rút kinh nghiệm. Chú ý sửa chữa

những bài học sinh chọn thay từ đồng nghĩa chưa đúng hoặc đặt câu chưa phù hợp (sau đó, sửa lại cho đúng và đánh giá chung về kết quả làm bài của lớp).

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu trong dạy học tiếng việt ở các trường trung học cơ sở thuộc quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)