Rèn luyện cách sử dụng từ ngữ trong ngữ cảnh cụ thể

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu trong dạy học tiếng việt ở các trường trung học cơ sở thuộc quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 51)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Rèn luyện cách sử dụng từ ngữ trong ngữ cảnh cụ thể

Trong ngôn ngữ, từ là chất liệu cơ bản, được sử dụng để tạo ra những đơn vị, kết cấu ở bậc cao hơn. Vì thế không có từ, con người không thể tiến

hành giao tiếp được, bản thân ngôn ngữ cũng không thể tồn tại. Sử dụng từ ngữ là một việc thường xuyên và liên tục đối với mỗi người. Từ là tài sản chung của xã hội, khi giao tiếp, mỗi người huy động vốn tài sản đó để tạo ra lời nói hoặc văn bản. Bên cạnh vốn từ vựng của một ngôn ngữ, mỗi cá nhân lại có vốn từ riêng của mình.

Học sinh trung học cơ sở thường ở độ tuổi đang hoàn thiện thể chất và đang hình thành những năng lực trí tuệ, trong đó có năng lực hoạt động ngôn ngữ. Vốn từ của các em dần được tích lũy qua nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và quá trình học tập. Đặc biệt, do sự mở rộng các quan hệ xã hội, sự phát triển của tự ý thức, ở lứa tuổi này, giao tiếp có những sự thay đổi. Hàng ngày, các em phải sử dụng từ ngữ để giao tiếp với mọi người, có thể nói các em có bao nhiêu mối quan hệ là có bấy nhiêu cách nói năng khác nhau. Ngôn ngữ của các em đã được phát triển mạnh, vốn từ tăng lên rõ rệt. Các em có thể rất nhạy bén trong tiếp thu, song cũng chưa chín chắn để có thể gạt bỏ những ảnh hưởng tiêu cực, chưa có khả năng biết chọn lọc những sản phẩm ngôn ngữ chuẩn mực, phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp. Qua khảo sát nhiều bài kiểm tra của các em, chúng ta thấy khả năng vận dụng từ ngữ và diễn đạt tiếng Việt của học sinh vẫn còn hạn chế, lỗi dùng từ rất phổ biến. Việc sử dụng từ ngữ của các em rất tùy tiện, dùng nhiều từ không rõ nghĩa, thừa từ, từ ngữ không thích hợp với văn cảnh.

Khi dùng ngôn ngữ để giao tiếp, người ta thường nói ra những câu, những phát ngôn, chứ không phải là những từ rời rạc. Tại đó, các từ kết hợp với nhau theo những quy tắc và chuẩn mực của ngôn ngữ. Cũng trong câu hoặc phát ngôn cụ thể, người ta mới biết được rằng: tại trường hợp, hoàn cảnh cụ thể này, từ có nghĩa gì (tức là nó bộc lộ nghĩa nào trong số các nghĩa của nó). Sở dĩ từ bộc lộ một nghĩa xác định nào đó trong ngữ cảnh chứa nó là vì trong mỗi ngữ cảnh, từ thể hiện khả năng kết hợp từ vựng và chức năng ngữ

pháp của mình. Điều này thể hiện ở chỗ: một từ nào đó có khả năng đứng vào một vị trí nhất định trong một cấu trúc cụ thể. Nói khác đi, đó là khả năng từ có thể tham gia vào những cấu trúc ngữ pháp nào đó. Ví dụ, trong tiếng Việt, động từ có khả năng kết hợp với các từ: đã, đang, sẽ, sắp, lại, vừa,... ở đằng trước; và: xong, rồi, mãi,... ở đằng sau (ví dụ: đang đi, làm mãi,...). Nếu từ

thuộc lớp ngữ pháp nào, thuộc từ loại nào,... thì sẽ được quy định cho những khả năng tương ứng, những vị trí tương ứng trong các mô hình cấu trúc ngữ pháp. Ngược lại, khả năng kết hợp từ vựng của từ lại là khả năng kết hợp giữa một nghĩa của từ này với một nghĩa của từ khác, sao cho tổ hợp được tạo thành phải đúng với thực tại, phù hợp với lôgic và thói quen sử dụng ngôn ngữ của người bản ngữ. Ví dụ, người Việt vẫn nói: ăn cơm, học bài, nhắm mắt,... mà không thể nói: ăn bài, học cơm, nhắm miệng.

Có những từ có khả năng kết hợp từ vựng rất rộng, nhưng có những từ thì khả năng đó lại hẹp hoặc vô cùng hẹp. Trong tiếng Việt, một số từ chỉ có khả năng rất hạn chế với một số từ ngữ nhất định. Chẳng hạn những từ lườm, liếc, trợn, nhắm… thường đi với mắt; vẫy, nắm… chỉ biểu thị hành động của

tay; từ nỗi thường kết hợp với những từ mang ý nghĩa tiêu cực, từ niềm

thường kết hợp với những từ mang ý nghĩa tích cực. Từ đã, sẽ, đang chỉ kết hợp với động từ mà không kết hợp với danh từ; số từ không kết hợp với danh từ tổng hợp.

Bên cạnh đó, mỗi phong cách ngôn ngữ của văn bản được sử dụng trong một phạm vi của cuộc sống xã hội và nhằm thực hiện một chức năng nhất định, hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định. Do đó, mỗi phong cách văn bản đòi hỏi và cho phép việc dùng những lớp từ nhất định, đòi hỏi một số khuôn mẫu riêng về dùng từ. Có những từ dùng được trong mọi phong cách văn bản nhưng có những từ chỉ thích hợp hoặc được dùng trong một phong cách. Chẳng hạn, lớp từ địa phương được dùng trong sinh hoạt hàng ngày và

cũng có thể dùng trong văn bản nghệ thuật nhưng không được sử dụng trong văn bản nghị luận chính trị hay một văn bản hành chính.

Theo quan điểm dạy học tích hợp hiện nay, dạy tiếng Việt phải gắn với hành chức, tức là đặt trong môi trường hoạt động, ngữ cảnh của nó. Dạy học gắn với hành chức được thể hiện ở tất cả mọi hợp phần. Đối với dạy học từ ngữ ở THCS, cách dạy học này đòi hỏi, khi tìm hiểu bất cứ phương diện nào của từ, cũng phải đặt chúng trong đơn vị lớn hơn để thấy được vi trí, vai trò và đặc biệt là sự hành chức của chúng trong ngữ cảnh cụ thể. Ví dụ, "nhà" là

một từ nhiều nghĩa. Nhưng nghĩa của từ "nhà" cụ thể như thế nào thì phải

quan sát trong câu văn có chứa nó. Để người học có thể hiểu và phân biệt được nghĩa cùa từ "nhà", người ta đưa ra các ngữ cảnh khác nhau:

(1) Thế là sau ba tháng, ngôi nhà của em đã được xây xong.

(2) Sau khi học xong bậc tiểu học, gia đình tôi đã dọn nhà về sống ở thành phố.

(3) Trong buổi tiệc mừng sinh nhật của ông ngoại, cả nhà em đều có mặt đông đủ.

(4) Nhà Dậu đã được cỡi trói.

(5) Nhà Tiền Lê đổ, nhà Lí lên thay.

(6) Nhà ơi, giúp tôi một tay.

Như vậy, từ nhà có các nghĩa sau: Công trình xây dựng để ở, làm việc (1); Chỗ ở, nơi ở và các đồ đạc của một gia đình (2); Gia đình, những người sống cùng nhà (3); Chỉ người thay mặt cho một gia đình (thường dùng ở nông thôn) (4); Triều đình, dòng họ nhà vua (5); Tiếng để gọi vợ hoặc chồng (thường dùng ở nông thôn) (6).Trong đó các trường hợp nghĩa đều có mối liên hệ với nghĩa ở trường hợp (1).

Hoặc khi sử dụng lớp từ xưng hô trong tiếng Việt, chúng ta cũng rất cần quan tâm đến ngữ cảnh. Ta biết rằng, hệ thống từ xưng hô trong tiếng

Việt đặc biệt phong phú. Ngoài những từ xưng hô chuyên dụng, còn có rất nhiều từ xưng hô lâm thời, trong đó có những từ mượn từ lớp danh từ thân tộc. Loại từ xưng hô lâm thời này đòi hỏi người nói phải sử dụng linh hoạt, phù hợp với vai giao tiếp. Cùng chỉ bản thân mình, nhưng khi nào thì dùng

tôi, tớ, khi nào thì dùng con, khi nào thì dùng cháu... Tiếp xúc với người lớn

tuổi hơn bố mình, nhưng tuổi nào thì dùng bác, tuổi nào thì dùng ông, tuổi

nào thì dùng cụ...

Thực tế của việc sử dụng ngôn ngữ cho ta thấy chỉ có trong ngữ cảnh, các yếu tố ngôn ngữ mới bộc lộ hết giá trị của chúng. Do sự tác động của ngữ cảnh, mà nhiều đơn vị ngôn ngữ khi đi vào hoạt động có thể được tăng thêm hoặc rút bớt giá trị so với giá trị mà chúng vốn có trong hệ thống. Bởi vậy có thể nói nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ trong những ngữ cảnh cụ thể nhiều khi khác với nghĩa của chúng vốn có trong từ điển, trong hệ thống. Điều đó giải thích vì sao trong dạy học từ ngữ, trước hết giáo viên phải rèn luyện cho học sinh biết cách sử dụng từ ngữ trong các ngữ cảnh, biết phân tích, đặt các các đơn vị từ trong ngữ cảnh để chúng thể hiện đấy đủ các đặc điểm. Bởi trong giao tiếp, từ ngữ không đứng riêng rẽ mà tồn tại trong phát ngôn, trong một ngôn bản nhất định, trong mối liên hệ với các hoạt động giao tiếp. Chính trong văn cảnh, hoàn cảnh trong đó từ xuất hiện sẽ là động cơ thúc đẩy người nghe, người đọc dần nhận ra nội dung ngữ nghĩa của từ.

Từ những cơ sở kiến thức khái quát về từ, các nhà biên soạn chương trình tiếng Việt bậc THCS đã dành thời lượng khá nhiều cho nội dung rèn luyện về cách sử dụng từ ngữ trong các ngữ cảnh, trong đó chủ yếu tập trung ở các bài như: Từ mượn, Nghĩa của từ; Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển

nghĩa của từ, Từ Hán Việt, Từ đồng nghĩa, Từ trái nghĩa, Chuẩn mực sử dụng từ, Chương trình địa phương…

Phương pháp rèn luyện theo mẫu được ứng dụng trong tất cả các phân môn tiếng Việt nói chung. Riêng đối với việc dạy học từ ngữ, trước hết giáo

viên hướng dẫn HS có thể dựa theo mẫu của SGK, mẫu bài tập của GV đưa ra để rèn luyện các kỹ năng dùng từ phù hợp trong các ngữ cảnh.

Ví dụ: Dạy bài Từ Hán Việt và Từ đồng nghĩa (Ngữ văn 7, tập một). Mục tiêu của hai bài dạy này là qua những mẫu cụ thể về lời nói hoặc mô hình lời nói (tức các ví dụ, các tài liệu ngôn ngữ được sử dụng trong bài học), giáo viên giúp học sinh biết cách sử dụng từ Hán Việt, từ đồng nghĩa trong các ngữ cảnh giao tiếp khác nhau, nhất là nắm được các sắc thái tu từ khi dùng chúng.

Hoặc một trường hợp khác: bài Từ Hán Việt. Trong số những từ ngữ

đang dùng trong giao tiếp hàng ngày, trên báo chí, đài phát thanh,… ta thấy nổi lên một số lớp từ giàu màu sắc biểu cảm mà giá trị của chúng dựa trên sự đối lập với những từ ngữ đồng nghĩa hoặc tương đương về nghĩa, trong đó có lớp từ Hán Việt (so với từ thuần Việt tương đương). Từ Hán Việt có thể có những đơn vị đồng nghĩa với từ thuần Việt ở mức độ này hay mức độ khác. Bên cạnh đó, từ Hán Việt là có những đơn vị mà từ thuần Việt không có đơn vị tương đương. Do đó, chúng ta cần lưu ý giá trị biểu đạt của từ Hán Việt so với từ thuần Việt để sử dụng chính xác. Chúng ta có thể nhận thấy những sắc thái tu từ của nhóm từ Hán Việt như: sắc thái tao nhã, sắc thái trang trọng, sắc thái khái quát, sắc thái cổ. Khi dạy về bài Từ Hán Việt, giáo viên phải giúp học sinh nắm được các sắc thái tu từ của từ Hán Việt để từ đó biết cách sử dụng từ Hán Việt phù hợp với ngữ cảnh sử dụng.

Ví dụ: Trong một số ngữ cảnh giao tiếp, một số từ Hán Việt có thể thay thế từ thuần Việt để thể hiện:

- Sắc thái trang trọng như: “phụ nữ” so với “đàn bà”, “thiếu nhi” so

với “trẻ con” (có thể nói: Ngày quốc tế phụ nữ, không nói: Ngày quốc tế đàn

bà; Ngày quốc tế thiếu nhi, không nói: Ngày quốc tế trẻ con).

- Sắc thái tao nhã: từ trần, tạ thế, hi sinh, quá cố, quy tiên (thay cho từ

nhóm từ này chỉ dùng cho đối tượng là con người chứ không dùng đối với con vật, loài vật (không thể nói: Con mèo nhà em đã từ trần, mà phải nói là: Con mèo nhà em đã chết).

Trong dạy tiếng Việt, chúng ta phải chú ý đến sắc thái tu từ của các phương tiện ngôn ngữ, đặc biệt là màu sắc tu từ của chúng trong ngữ cảnh cụ thể.

Trong chương trình có bài Từ đồng nghĩa. Đây là một bài có thể sử dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu rất có hiệu quả.

Từ đồng nghĩa có 2 loại: từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Nhìn chung, từ đồng nghĩa hoàn toàn có khả năng thay thế cho nhau trong mọi văn cảnh, ngoại trừ trường hợp người viết muốn diễn tả sắc thái địa phương khác nhau. Còn từ đồng nghĩa không hoàn toàn (từ đồng nhất với nhau về một số nét nghĩa biểu niệm, biểu vật nhưng lại khác nhau ở một số nét nghĩa nào đó, hay khác nhau về nghĩa biểu thái, về giá trị phong cách) không có khả năng thay thế cho nhau trong những văn cảnh khác nhau. Ví dụ: Hi sinh, từ trần, tạ thế, qua đời, mất, chết, thiệt mạng, bỏ mạng, bỏ xác, toi mạng, ngủm, ngoẻo; Ăn, dùng, xơi, chén… Do đó, trước loại từ đồng

nghĩa này, phải cân nhắc, thận trọng trước khi chọn và dùng một từ nào đó. Lẫn lộn loại từ đồng nghĩa này thì sẽ dẫn đến lỗi sai.

Qua việc nhận biết, phân tích thấu đáo các nhóm từ đồng nghĩa sẽ giúp cho học sinh sử dụng được chuẩn xác và tinh tế hơn, phù hợp với tâm lí và thói quen của người bản ngữ trong việc dùng từ đồng nghĩa, nhất là cho phù hợp với ngữ cảnh.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu trong dạy học tiếng việt ở các trường trung học cơ sở thuộc quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)