6. Cấu trúc luận văn
1.2.2. Đòi hỏi của việc rèn luyện các kỹ năng tiếng Việt cho học
THCS
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người thể hiện ở cả hai dạng nói và viết. Vì vậy, dạy học theo phương pháp rèn luyện theo mẫu phải hướng tới rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ cho học sinh thuộc cả hai dạng này.
Học tiếng Việt, học sinh không phải chỉ để tích lũy các tri thức lý thuyết về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách, mà quan trọng hơn, phải biết cách sử dụng thuần thục các tri thức đó vào việc nghe, nói, đọc, viết, và đây cũng là những kỹ năng quan trọng cần rèn luyện cho học sinh. Phải hiểu bản chất của các kỹ năng này mới có thể có định hướng đúng đắn và nội dung phù hợp khi áp dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu.
Nghe là hoạt động của thính giác, là một kênh tiếp nhận quan trọng của
con người đối với tác động của khách thể. Bởi ngôn ngữ trước hết tồn tại ở bình diện âm thanh, cho nên, nghe là hoạt động cơ bản trước hết của giao tiếp ngôn ngữ. Một người không nghe người khác nói thì dĩ nhiên không tiếp nhận được thông tin, và do vậy, không thể những phản hồi ngược lại. Mặt khác,
nghe gắn liền với thấu hiểu, lĩnh hội. Nghe mà không hiểu thì chưa được xem là biết nghe. Như vậy, nghe không phải thể hoạt động thụ động mà là một kỹ năng cần sử dụng để nhận biết mục đích, ý nghĩa của người nói. Với học sinh, mục đích nghe phải được xác định rõ ràng nếu không, các em sẽ không hiểu mình nghe để làm gì.
Nói cũng là hoạt động “sơ đẳng” trong giao tiếp ngôn ngữ. Một con
người chỉ cần phát triển bình thường, khoảng 3 tuổi đã biết nói. Khi đến tuổi đến trường, qua từng cấp học khả năng nói của học sinh dần hoàn thiện. Nhưng, nói ở đây không đơn thuần là biết dùng âm thanh của ngôn ngữ trao đổi theo các lượt lời. Kỹ năng nói phải được hiểu là biết cách tạo lập văn bản ở dạng nói. Nghĩa là nói có nội dung, có chủ đề, các đơn vị ngôn ngữ được tạo lập trong chuỗi lời nói (tiếng, câu, đoạn) phải có sự liên kết với nhau chặt chẽ. Từ nhận thức ấy, trong dạy học tiếng, phải rèn luyện cho học sinh kỹ năng nghe và đáp lời, nói những câu rõ ràng, mạch lạc trong giao tiếp, trả lời câu hỏi trong bài học, luyện cho học sinh biết chia sẻ và trao đổi thông tin, ý tưởng, sở thích cá nhân với bạn bè, biết cách đề xuất ý kiến cá nhân khi thảo luận, tranh luận, biết cách diễn đạt đề người nghe hiểu đúng suy nghĩ của mình.
Đọc thể hiện một khả năng ngôn ngữ, và khả năng này có được qua học
tập. Chữ quốc ngữ là chữ ghi âm, cho nên, học sinh chỉ cần qua lớp 1 là đã có thể đọc được mọi âm tiết của tiếng Việt. Nhưng ở mức độ ấy mới chỉ là đọc thông mặt chữ. Học sinh có thể đọc không sót một chữ nào trong một văn bản, nhưng không hiểu nội dung của văn bản ấy. Đọc như thế chưa được gọi là đọc. Trong tư cách một kỹ năng ngôn ngữ, đọc phải gắn với hiểu,, nghĩa là phải lĩnh hội được các thông tin từ văn bản, những điều mà văn bản muốn đề cập đến đằng sau câu chữ. Học sinh thường đọc rất nhiều văn bản khác nhau: văn bản nghệ thuật, hành chính, khoa học, báo chí… Mỗi văn bản được viết
ra thuộc về một phong cách nhất định, mang những đặc điểm riêng khác biệt. Chúng ta cần luyện cho học sinh cách đọc để hiểu các loại văn bản. Trong nhà trường, qua việc tiếp xúc với các loại văn bản thuộc chương trình, vốn kiến thức ngôn ngữ, văn học, khoa học, nghệ thuật của học sinh cũng sẽ dần tăng lên. Vốn từ vựng và ngữ pháp của các em ngày càng phong phú, vững vàng, có tác dụng tích cực cho việc rèn luyện tư duy, rèn luyện kỹ năng diễn đạt.
Viết cũng là một khả năng ngôn ngữ của con người có được nhờ học
tập. Một người được gọi là “đọc thông viết thạo” là người có thể viết ra những tiếng mà mình nghe được của một ngôn ngữ. Tuy nhiên, viết ở đây không có nghĩa là viết chính tả, hoặc chép lại một văn bản. Viết phải gắn với việc trình bày một nội dung và đảm bảo các yêu cầu về phong cách chức năng, tức là biết tạo lập văn bản ở dạng viết. Mỗi loại văn bản đều có yêu cầu về thể thức, nội dung khác nhau. Một đơn xin phép phải khác một lá thư, một bài văn miêu tả. Do đó, GV phải rèn luyện cho học sinh được kỹ năng viết hoàn chỉnh một văn bản.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của dạy học tiếng Việt hiện nay ở trường phổ thông là hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh thể hiện ở bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Các phương pháp mang tính đặc thù trong
dạy tiếng Việt phải chú trọng đến đến bốn kỹ năng này. Do đó, khi vận dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu trong dạy tiếng Việt, chúng ta phải rèn luyện đầy đủ cho học sinh cả bốn kỹ năng cơ bản, nhằm nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt cho các em.