6. Cấu trúc luận văn
2.4.2. Rèn luyện cách tạo câu theo yêu cầu biểu đạt qua dạy bà
nghi vấn” và bài “Lựa chọn trật từ trong câu” (Ngữ văn 8, tập hai)
2.4.2.1. Dạy bài “Câu nghi vấn”
Mục tiêu của bài học là giáo viên giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác, nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn là dùng để hỏi và các chức năng khác. Bài này thời lượng dạy là 2 tiết, do đó giáo viên cần chọn những mẫu tiêu biểu để cung cấp đầy đủ lượng tri thức về câu nghi vấn
Bước 1: Chọn mẫu: Giáo viên cung cấp ngữ liệu mẫu
Ngữ liệu 1: “Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha:
- Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không? Chị Dậu khẽ gạt nước mắt:
- Không đau con ạ!
- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? Hay là u thương chúng con đói quá?”
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Ngữ liệu 2:
- Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão.
(Nam Cao, Lão Hạc) - Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa.
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
Ngữ liệu 3:
“- Sao cụ lo xa thế? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?
- Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu ?”
(Nam Cao, Lão Hạc)
Bước 2: Phân tích mẫu:
Trên cơ sở ví dụ mẫu (ngữ liệu 1, 2, 3) GV cho HS quan sát, phân tích so sánh đối chiếu, để tìm ra đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, kỹ năng nhận diện chính xác câu nghi vấn, tìm hiểu rõ chức năng chính và các chức năng khác của câu nghi vấn qua việc giáo viên gợi ý học sinh trả lời các câu hỏi.
Câu 1: Trong đoạn trích (ngữ liệu 1), câu nào là câu nghi vấn? Những
đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? Các câu nghi vấn trên dùng để làm gì?
- Các câu nghi vấn: Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không ?
Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai ? Hay là u thương chúng con đói quá ?”
- Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn: cuối câu có dấu chấm hỏi, có từ để hỏi (từ nghi vấn): có… không, làm sao, hay.
- Các câu nghi vấn trên được dùng để hỏi.
Từ việc phân tích các dữ kiện trong ngữ liệu 1, giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra được thế nào là câu nghi vấn, đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn (Ghi nhớ SGK - tiết 1).
Câu 2: Có thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối những câu trong ngữ liệu 2 được
không? Vì sao?
- Không thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối những câu trong ngữ liệu 2 vì đó không phải là câu nghi vấn. Câu (a) có từ nghi vấn “tại sao” nhưng kết cấu chứa từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong câu. Câu (b) có từ “nào” nhưng đó không phải là từ nghi vần mà là từ phiếm định.
Từ việc phân tích ngữ liệu 2, giáo viên giúp học sinh củng cố kiến thức và kỹ năng nhận diện chính xác câu nghi vấn, phân biệt từ nghi vấn và từ
phiếm định, câu có từ nghi vấn nhưng không phải là câu nghi vấn, bổ sung thêm nội dung cho phần ghi nhớ SGK - tiết 1.
Câu 3: Trong đoạn trích (ngữ liệu 3), câu nào là câu nghi vấn? Đặc
điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? Những câu nghi vấn đó được dùng để làm gì ?
Có 3 câu nghi vấn: Sao cụ lo xa thế? Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?; những từ: sao, (tội)gì, (lấy) gì và dấu chấm hỏi ở cuối câu (chỉ có trong văn viết) thể hiện đặc điểm
hình thức của câu nghi vấn; những câu nghi vấn đó không dùng để hỏi mà là để bộc lộ sự băn khoăn, ngần ngại.
Từ việc phân tích ngữ liệu 3, giáo viên giúp học sinh biết thêm được các chức năng khác của câu nghi vấn (gọi học sinh đọc phần ghi nhớ - tiết 2 trong SGK).
Bước 3: Hướng dẫn học sinh tạo lập sản phẩm ngôn ngữ theo mẫu
Từ việc phân tích các ví dụ mẫu, học sinh đã biết nhận diện về đặc điểm hình thức và các chức năng của câu nghi vấn, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tạo lập sản phẩm ngôn ngữ theo mẫu qua 2 bài tập sau
Bài tập 1: Đặt ba câu hỏi có sử dụng từ nghi vấn: có… không, đã… chưa, hay
Bài tập 2: Đặt hai câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để:
- Yêu cầu một người bạn kể lại nội dung của một truyện ngắn mà bạn đã đọc
- Bộc lộ tình cảm, cảm xúc trước số phận một nhân vật văn học
Với bài tập này, HS sẽ dựa vào các mẫu đã được phân tích trong phần bài học để tiến hành đặt câu. Để thực hiện được bài tập này, HS phải nắm vững kiến thức cấu tạo và chức năng của câu nghi vấn. Có thể đặt các câu như sau: Bạn có thể kể cho tôi nghe về truyện Lão Hạc được không ?; Sao cuộc
Bước 4: Đánh giá sản phẩm ngôn ngữ của học sinh
Từ bài làm của học sinh, giáo viên kiểm tra lại xem sản phẩm tạo ra có đáp ứng đúng và đủ các yêu cầu của bài luyện tập không, đồng thời có đảm bảo được tính trong sáng, chuẩn mực của lời nói không. Nếu có sai sót thì cần tiến hành sửa chữa và chọn ra một số cách đặt câu hay của học sinh để động viên, khen ngợi.
2.4.2.2. Dạy bài “Lựa chọn trật từ trong câu” (Ngữ văn 8, tập hai)
Bước 1: Chọn mẫu: Giáo viên cung cấp ngữ liệu (văn bản có thể
hiện khả năng thay đổi trật tự từ trong câu).
“Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.
Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ:
- Thằng kia ! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!”
(Ngô Tất Tố - Tắt đèn)
Bước 2: Phân tích mẫu
Từ cơ sở mẫu được trích trong văn bản Tắt đèn của Ngô Tất Tố, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích mẫu theo một số yêu cầu:
1. Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo những cách nào mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu? (cách 1. Gõ đầu roi xuống đất, cai
lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ).
2. Vì sao tác giả chọn trật tự từ như trong đoạn trích?
3. Hãy thử chọn một trật tự từ khác và nhận xét về tác dụng của sự thay đổi ấy
4. Hiệu quả diễn đạt của các cách sắp xếp có giống nhau không? Từ đây em rút ra kinh nghiệm gì trong việc đặt câu?
Gợi ý: Có thể sắp xếp thêm được theo 6 cách sau:
(1) Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ.
(2) Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất.
(3) Thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất.
(4) Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét.
(5) Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét.
(6) Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ thét.
Từ các cách sắp xếp trên, GV Hướng dẫn HS phân tích mẫu để nhận biết sự khác nhau trong từng cách sắp xếp và tác dụng của các cách sắp xếp đó
Câu Nhấn mạnh
sự hung hãn
Liên kết với câu trước
Liên kết với câu sau
1 x x x 2 x x 3 x 4 - - - 5 x 6 x
Như vậy, có nhiều cách thay đổi trật tự từ mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu. Trong đoạn trích, tác giả chọn trật tự như câu trên là để đảm bảo sự liên kết với các câu trước và câu sau. Đồng thời cách sắp xếp như vậy cũng có tác dụng nhấn mạnh sự hung hãn của nhân vật tên cai lệ.
Từ đó giáo viên rút ra nhận xét: Trong một câu có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói (người viết) cần biết lựa chọn trật tự thích hợp với yêu cầu giao tiếp.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh tạo lập sản phẩm ngôn ngữ theo mẫu
Từ việc phân tích cách thay đổi trật tự từ trong ví dụ mẫu, giáo viên luyện tập cho học sinh tạo lập sản phẩm theo mẫu qua các dạng bài tập sau:
Bài tập 1: Cho hai câu thơ sau:
Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
(Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)
Hãy đổi lại trật tự trong hai câu thơ trên ? Trong các cách diễn đạt đó, cách nào hay hơn? Vì sao
Bài tập 2: Viết một đoạn văn ngắn về một trong các đề tài sau: a) Lợi ích của đi bộ đối với sức khỏe
b) Lợi ích của đi bộ đối với việc mở rộng hiểu biết thực tế
Giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở một câu trong đoạn văn đã viết
Gợi ý: Có thể lựa chọn một trong hai đề tài đã cho để tạo lập đoạn văn.
Sau đó kiểm tra lại cách sắp xếp trật tự từ trong một vài câu. Thử suy nghĩ và thay đổi xem còn cách viết nào hay hơn những câu mà mình mới hoàn thành hay không.
Bước 4: Đánh giá sản phẩm ngôn ngữ của học sinh
Qua 2 bài tập, yêu cầu học sinh làm, giáo viên kiểm tra sản phẩm học sinh tạo lập theo mẫu đã cho, đánh giá và rút kinh nghiệm. Chú ý sửa chữa
những bài học sinh làm chưa đạt yêu cầu và nhận xét chung về kết quả làm bài của lớp
2.4.3. Rèn luyện cách tổ chức đoạn văn theo yêu cầu lập luận qua dạy bài “Xây dựng đoạn văn trong văn bản” (Ngữ văn 8, tập một)
Bước 1: Chọn mẫu:
Giáo viên cung cấp ngữ liệu mẫu (3 đoạn văn mẫu được viết theo kiểu lập luận diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp).
Đoạn 1: Đoạn diễn dịch: (1) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
(2) Đó là một truyền thống quý báu của ta. (3) Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
(Hồ Chí Minh)
Đoạn 2: Đoạn quy nạp: (1) Chính quyền nhân dân ta vững chắc. (2)
Quân đội nhân dân hùng mạnh. (3) Mặt trận nhân dân rộng rãi. (4) Công nhân, nông dân và trí thức được rèn luyện thử thách và tiến bộ không ngừng. (5) Nói tóm lại, lực lượng của chúng ta to lớn và ngày càng hùng mạnh.
(Hồ Chí Minh)
Đoạn 3: Đoạn tổng - phân - hợp: (1) Trong hoàn cảnh “Trăm dâu đổ
đầu tằm”, ta càng thấy chị Dậu là một người phụ nữ đảm đang, tháo vát. (2) Một mình chị phải giải quyết mọi khó khăn đột xuất của gia đình. (3) Chị phải đương đầu với những thế lực tàn bạo: quan lại cường hào, địa chủ và tay sai của chúng… (4) Chị có khóc lóc kêu trời, nhưng chị không nhắm mắt, khoanh tay mà tích cực tìm cách cứu được chồng ra khỏi cơn hoạn nạn. (5) Hình ảnh chị Dậu hiện lên vững chãi như một chỗ dựa vững chắc của cả gia đình.
Bước 2: Phân tích mẫu:
Giáo viên lần lượt hướng dẫn học sinh phân tích các đoạn văn mẫu cụ thể, trên cơ sơ đó các em nhận biết được mô hình cấu trúc đoạn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề để giúp học sinh nhận diện ra được kết cấu, mô hình của các kiểu lập luận, từ đó biết cách viết các đoạn văn theo yêu cầu và sự phối hợp nhuần nhuyễn các kiểu lập luận đó.
Đoạn 1: Đoạn diễn dịch:
Mô hình đoạn văn: Đoạn văn gồm ba câu:
- Câu 1: Mang ý khái quát (câu chủ đề): Nêu nhận định về lòng yêu nước của dân tộc ta.
- Câu 2, 3: Phân tích để chứng minh về lòng yêu nước của dân tộc ta. Như vậy, đoạn văn: gồm 3 câu, trong đó câu (1) là câu chủ đề đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai, làm rõ ý cho câu chủ đề.
Từ đó, chúng ta có mô hình đoạn văn diễn dịch là: A+ B, C, D (A: Câu chủ đề; B, C, D: Các câu triển khai ý của câu chủ đề).
Đoạn 2: Đoạn quy nạp:
Mô hình đoạn văn: Đoạn văn gồm năm câu:
- Câu 1 đến câu 4: liệt kê sự việc theo trình tự từ Nhà nước đến Nhân dân (chính quyền - quân đội - mặt trận - giai cấp)
- Câu cuối: Khái quát vấn đề (câu chủ đề), nêu đề tài với tư cách là một kết luận- khẳng định sự lớn mạnh về lực lượng của chúng ta.
Như vậy, đoạn văn: gồm năm câu, trong đó các câu đầu triển khai ý, làm rõ ý cho câu chủ đề, câu (5) là câu chủ đề đứng ở cuối đoạn.
Từ đó, chúng ta có mô hình đoạn văn quy nạp là: B, C, D + A (trong đó B, C, D: Các câu triển khai ý của câu chủ đề; A: câu chủ đề).
Đoạn tổng - phân - hợp:
- Câu đầu (tổng): Nêu lên nhận định khái quát về hoàn cảnh và ca ngợi phẩm chất đảm đang, tháo vát của chị Dậu.
- Ba câu tiếp (phân): Phân tích để chứng minh khó khăn mà chị Dậu phải đối mặt để vượt qua, cứu chồng khỏi cơn hoạn nạn.
- Câu cuối (hợp): Khái quát những vấn đề đã phân tích, chứng minh bằng nhận định có tính khái quát về chị Dậu.
Từ đó, chúng ta có mô hình đoạn văn tổng-phân-hợp là: A + B, C, D… Á (trong đó, A: câu chủ đề mang ý khái quát bậc một; B, C, D: các câu triển khai bậc một; Á: câu chủ đề mang ý khái quát bậc hai)
Bước 3: Tạo lập sản phẩm ngôn ngữ theo mẫu
Sau khi giới thiệu các đoạn văn mẫu, GV phân tích dữ liệu mẫu để HS nắm được các phần lý thuyết, sau đó GV ra các bài tập yêu cầu các em luyện các dạng đoạn văn đã được học.
Bài tập 1: Cho các câu chủ đề sau, hãy triển khai thành các đoạn văn
và cho biết đoạn văn được trình bày theo cách nào?
Câu 1: Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là “Ăn quả
nhớ kẻ trồng cây”.
Câu 2: Trong cuộc sống, con người luôn có sự giao tiếp gặp gỡ, vì vậy
luôn cần có cho và nhận.
Câu 3: Chị Dậu trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố là người yêu thương
chồng con đến quên cả bản thân mình.
Gợi ý: Các câu chủ đề trên chúng ta đều có thể triển khai đoạn văn theo
kiểu lập luận diễn dịch, quy nạp hoặc tổng - phân - hợp. Để thực hiện được bài tập này, HS sẽ dựa vào các mẫu đã được phân tích trong phần bài học, nắm vững mô hình, kết cấu đoạn văn theo từng kiểu lập luận để có thể triển khai, sắp xếp các ý, câu chủ đề phù hợp.
+ Dùng câu đã cho làm câu chủ đề của đoạn
Viết tiếp các câu khác để thành một đoạn văn, trong đó cách triển khai ý của câu tùy thuộc vào kiểu lập luận mà học sinh chọn phù hợp với khả năng viết của mình. Do đó, khi viết tiếp cần đáp ứng được cả hai yêu cầu trên, đồng thời chú ý đến sự liên kết của các câu về nội dung và hình thức. Chẳng hạn, có thể viết tiếp chủ đề 2 theo hai kiểu: diễn dịch và tổng - phân - hợp như sau:
Đoạn diễn dịch:
“Trong cuộc sống, con người luôn có sự giao tiếp, gặp gỡ, vì vậy luôn cần có cho và nhận. Cho là trao tặng với tình yêu thương, quý mến, vật chất
lẫn tinh thần. Nhận là đón lấy với lòng biết ơn, vui thích vì được quan tâm.