7 Bố cục của đề tài
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Bảng 2.1 Tóm tắt một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của ngân hàng
ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 (+/-) (%) (+/-) (%) Tổng tài sản 138,831 175,610 180,433 36,779 26.5% 4,823 2.7% Vốn chủ sở hữu 9,642 12,864 15,141 3,222 33.4% 2,277 17.7% Tống vốn huy động 89,549 117,747 136,099 28,198 31.5% 18,352 15.6% Tổng dư nợ cho vay 59,045 74,479 87,743 15,434 26.1% 13,264 17.8% Tỷ lệ nợ xấu 1.59% 1.84% 2.45% 0.25% 15.7% 0.61% 33.15% Lợi nhuận
Trước thuế 2,625 3,090 3,014 465 17.7% -76 -2.5%
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của ngân hàng MB năm 2011, 2012, 2013)
Qua bảng 2.1 cho thấy, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, môi trường kinh doanh không thuận lợi, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã thực hiện theo định hướng "Tăng trưởng hợp lý, tái cơ cấu, hiệu quả" ngân hàng MB luôn duy trì được tốc độ phát triển của mình. Tính đến ngày 31/12/2013, tổng tài sản của ngân hàng đạt 180,433 tỷ đồng đồng tăng 4,823 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 2.7% so với năm 2012. Trong bối cảnh chung của nền kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay, ngân hàng MB vẫn duy trì được đà tăng trưởng của vốn chủ sở hữu năm 2011 là 9,642 tỷ đồng, bước sang năm 2012 con số này đã tăng lên 12,864 tỷ đồng tăng 3,222 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 33.4% và sang năm 2013 con số này đã đạt 15,141 tỷ đồng tăng 2,277 tỷ đồng so với năm 2012 tương đương với tỷ lệ tăng 17.7%, từ đó có thể thấy được hoạt động kinh doanh của ngân hàng là khá hiệu quả. Việc gia tăng vốn huy động của ngân hàng cũng cho thấy sự tin tưởng của khách hàng ngày càng tăng, nếu như năm 2011 đạt 89,549 tỷ đồng thì đến năm 2012 là 117,747 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ tăng 31.5% và năm 2013 đã lên đến 136,099 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ tăng 15.6%. Để duy trì nguồn vốn tăng trưởng ổn định, ngân hàng MB đã thành lập ban chỉ đạo huy động vốn, ban hành chính sách huy động vốn phù hợp, tổ chức các chương trình, sản phẩm huy
động hấp dẫn, tích cực phát triển các khách hàng truyền thống là những cán bộ nhân viên làm việc trong ngành quân đội và những khách hàng ngoài quân đội.
Bảng 2.2 Cơ cấu tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng MB
ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Tiền gửi của TCKT 59,016 76,716 86,068 65.9% 65.2% 63.2% Tiền gửi của cá nhân 30,533 41,032 50,031 34.1% 34.8% 36.8% Tổng 89,549 117,748 136,099 100% 100% 100%
( Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của ngân hàngMB năm 2011, 2012, 2013)
Qua bảng 2.2 và biểu đồ 2.1, ta thấy lượng tiền gửi của ngân hàng chủ yếu đến từ các tổ chức kinh tế trong xã hội, chiếm trên 60% tổng lượng tiền gửi, trong khi đó lượng tiền gửi từ khách hàng cá nhân chỉ chiếm trên 30% tuy nhiên ta có thể thấy cơ cấu này đang có xu hướng dịch chuyển từ các tổ chức kinh tế sang khách hàng cá nhân, trong năm 2011 lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng 34.1% trong tổng lượng tiền gửi thì sang năm 2012 đã tăng lên 34.8% và năm 2013 là 36.8% cho thấy ngân hàng đang chú trọng hơn vào công tác huy động tiền gửi từ khách hàng cá nhân vì đây là đối tượng khách hàng có khuynh hướng gửi tiền dài hạn, trước những biến động xấu của nền kinh tế thì lượng tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp sẽ có xu hướng giảm rất dễ ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng. Qua phân tích trên cho thấy tốc độ tăng trưởng huy động vốn của ngân hàng MB cao hơn nhiều so với các ngân hàng trong hệ thống, năm 2013 trong khi tốc độ tăng trưởng huy động vốn của toàn hệ thống chỉ đạt khoảng 10.49% thì ngân hàng MB đạt mức tăng trưởng hơn gấp 3 lần tương đương 36.8%, thể hiện sự nỗ lực của ngân hàng MB trong công tác huy động vốn cho nền kinh tế, mặt khác khẳng định vị thế thương hiệu của ngân
khuyến khích như cho vay sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, nông nghiệp phát triển nông thôn…, có chính sách tín dụng ưu đãi đối với các doanh nghiệp quân đội, các lĩnh vực thiết yếu như xăng, dầu, nông sản.
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tiền gửi tại ngân hàng MB phân theo kỳ hạn
( Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của ngân hàngMB năm 2011, 2012, 2013)
Bên cạnh đó, ta thấy cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn cũng có sự thay đổi, nếu như năm 2011 và năm 2012 lượng tiền gửi của khách hàng chủ yếu tập trung ở kỳ hạn dưới 1 tháng chiếm tỷ trọng lần lượt là 40.6% và 44.5%, thì sang năm 2013 tỷ lệ này giảm xuống còn 36.5%, trong khi đó lượng tiền gửi kỳ hạn từ 3 đến 12 tháng lại có sự biến động mạnh, năm 2011 chiếm tỷ trọng 20.4% thì bước sang năm 2013 đã là 31.5%, qua đó cho thấy tâm lý của khách hàng đang có sự thay đổi khi quyết định chuyển sang gửi tiền dài hạn với mức lãi suất cao hơn và nhiều ưu đãi hơn, vì vậy mà ngân hàng có thể chủ động được nguồn vốn của mình từ đó lên kế hoạch kinh doanh hiệu quả hơn.