Quan hệ trong lĩnh vự cy tế môi trường

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan hệ Mĩ - Việt Nam từ năm 2008 đến nay (Trang 81)

Tiểu kết chương

2.4.3Quan hệ trong lĩnh vự cy tế môi trường

* Trong lĩnh vực y tế

Từ năm 2009 đến nay, quan hệ hợp tác giữa hai nước đạt được nhiều thành tựu. Hai bên tiến hành trao đổi nhiều đoàn cấp cao như: Giám đốc Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) Thomas Frieden, Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi con người Hoa Kỳ Kathleen Sebelius

thăm Việt Nam (vào các năm 2012 và 2013). Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thăm Hoa Kỳ nhân dịp tham dự Hội nghị thượng đỉnh Chương trình nghị sự An ninh Y tế Toàn cầu tại Washinhton (năm 2014). Bên cạnh những cuộc trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước, hợp tác về y tế giữa hai nước tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như phòng chống HIV/AIDS, phòng chống cúm, cúm gia cầm và các bệnh truyền nhiễm, hỗ trợ cho người khuyết tật.

Trong “Chiến lược hợp tác phát triển quốc gia với Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2018 được công bố vào tháng 1/2014, USAID cam kết sẽ hỗ trợ nhằm củng cố hệ thống chăm sóc y tế để Việt Nam có thể cung cấp các dịch vụ phòng chống, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS một cách hiệu quả với nguồn tài chính trong nước. USAID cũng sẽ giúp cải thiện các hệ thống quốc gia nhằm đối phó với các nguy cơ đại dịch mới nổi, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh lĩnh vực hỗ trợ người khuyết tật và thực thi các biện pháp nhằm tăng cường liên kết và đáp ứng các nhu cầu của người khuyết tật.

Hợp tác phòng chống HIV/AIDS: Ngay từ năm 2004, Hoa Kỳ đã chọn Việt Nam là một trong 15 quốc gia được ưu tiên nhận viện trợ từ “Kế hoạch cứu trợ Khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về Phòng chống AIDS” (PEPFAR) trị giá 15 tỷ USD để chống lại đại dịch HIV/AIDS trên toàn cầu.

Trong khuôn khổ PEPFAR, cho đến nay USAID cùng phối hợp với các cơ quan, ban ngành các cấp ở Việt Nam cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV/AIDS bằng Methadone, vận động và xây dựng các chính sách cũng như làm tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ cho người nhiễm HIV/AIDS. Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Claire Pierangelo chia sẻ: “Chúng tôi tự hào về những công việc đã làm được để hỗ trợ Việt Nam thông qua PEPFAR. Hiện tại chúng tôi muốn nâng sự hỗ trợ này lên một tầm cao mới, chuyển đổi từ các biện pháp khẩn cấp sang giúp đỡ Việt Nam xây dựng một hệ thống y tế bền vững lâu dài và tăng cường tính tự

chủ, sở hữu quốc gia đối với chương trình phòng, chống HIV/AIDS. PEPFAR sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong các năm tiếp theo” [115].

Hợp tác phòng chống cúm và cúm gia cầm: Trong những năm gần đây, bệnh cúm gia cầm và các bệnh truyền nhiễm mới nổi đã và đang đặt ra những thách thức lớn hơn đối với hệ thống y tế Việt Nam. Để hỗ trợ, Hoa Kỳ đã hợp tác chặt chẽ với Việt Nam nhằm cải thiện năng lực đối phó với các mối đe dọa từ các bệnh dịch.

Ngày 21/4/2010, tại Hà Nội, chương trình Cúm thuộc Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) tại Việt Nam cùng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã thống nhất xây dựng các hoạt động hợp tác mới, nhằm xác định và giải quyết các bất cập trong việc phối hợp giữa các ngành y tế và thú y về các bệnh lây truyền từ động vật sang người, từ đó giúp ngăn ngừa sự lây truyền của các bệnh này giữa người và động vật, trong đó có bệnh cúm. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ thực hiện chương trình Thiên thần Thái Bình Dương (từ ngày 8 đến 18/5/2010) và Đối tác Thái Bình Dương (từ ngày 31/5 đến ngày 12/6/2010) tại Việt Nam, gồm các hoạt động chính là khám chữa bệnh, hỗ trợ y tế cộng đồng, sửa chữa các thiết bị y tế, xây dựng các công trình công cộng.

Cũng trong năm 2010, USAID phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Y tế triển khai dự án “Tăng cường năng lực áp dụng cách tiếp cận Một Sức Khỏe tại Việt Nam” trị giá 800.000 USD, được triển khai đến tháng 9/2015. Dự án đã góp phần làm giảm thiểu các nguy cơ cho sức khỏe cộng đồng do cúm gia cầm, đại dịch và các bệnh truyền nhiễm mới nổi khác thông qua việc áp dụng cách tiếp cận Một Sức Khỏe tại Việt Nam.

Năm 2013, hai nước ký “Hiệp định Hợp tác Y tế và Khoa học Y học”, mở đường cho hợp tác sâu rộng hơn trong lĩnh vực y tế hai nước trong thời gian tới, nhằm đáp ứng với những thách thức và mục tiêu y tế trên toàn cầu

trong thế kỷ XXI. Đây là một hiệp định mang tính toàn diện, trong phạm vi An ninh Y tế Toàn cầu và là bản ký kết tiếp nối bản ký kết giữa hai nước đã thực hiện cách đây hơn 5 năm. Hiệp định tập trung chủ yếu vào vấn đề y tế công cộng, giám sát, chia sẻ thông tin phòng chống các dịch bệnh mới nổi như dịch SARS, dịch cúm, bệnh lây nhiễm; phòng chống HIV/AIDS; vắc xin và sinh phẩm. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn hỗ trợ Việt Nam trong các hoạt động về tăng cường năng lực trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, dược, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Nét mới trong Hiệp định là có đề cập đến các vấn đề về an ninh y tế toàn cầu và Việt Nam là một trong 2 nước được Mỹ hỗ trợ để xây dựng trung tâm an ninh y tế toàn cầu.

Ngày 10/3/2015, USAID khởi động “Chương trình Các mối Nguy cơ Đại dịch Mới nổi giai đoạn 2” (EPT-2) nhằm hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam dự phòng, phát hiện và ứng phó hiệu quả hơn các nguy cơ bệnh truyền nhiễm.

Ngoài trọng tâm về chương trình HIV/AIDS và phòng chống cúm và cúm gia cầm, Hoa Kỳ còn quan tâm tới kế hoạch của Việt Nam nhằm phát triển một hệ thống y tế chất lượng cao tới người dân và nâng cao năng lực ngành y tế. Tháng 10/2014, Trung tâm dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (U.S CDC) và Bộ Y tế Việt Nam đã ký một bản thỏa thuận hợp tác mới trong 5 năm, nhằm xây dựng một nền tảng mạnh mẽ hơn giúp Việt Nam chuẩn bị tốt hơn cho việc ngăn ngừa, phát hiện và ứng phó với bệnh dịch. Thỏa thuận này sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, đồng thời cung cấp và hỗ trợ kỹ thuật tập trung vào một số lĩnh vực an ninh y tế chủ chốt như trung tâm đáp ứng bệnh dịch khẩn cấp, hệ thống thông tin và phòng xét nghiệm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây là một phần trong cam kết của Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ 30 quốc gia trong vòng 5 năm đạt được các mục tiêu mà Chương trình nghị sự An ninh Y tế toàn cầu khởi xướng trong năm 2014. Theo đó, Hoa Kỳ đã hỗ trợ Việt Nam trong việc tăng

cường dự phòng, phát hiện và phản ứng nhanh với các tình huống khẩn cấp về dịch bệnh, bao gồm cả việc nâng cấp trang thiết bị phòng xét nghiệm và các hệ thống thông tin và quản lý tình trạng khẩn cấp.

Ngày 3/2/2015, với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, Việt Nam khánh thành “Văn phòng Đáp ứng khẩn cấp phòng chống bệnh tật” (EOC). Sự ra đời của EOC sẽ giúp Việt Nam kết nối với các đối tác trong nước và quốc tế nhằm đáp ứng với các tình huống khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh sang Việt Nam, khu vực và thế giới.

Hỗ trợ người khuyết tật là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Hoa Kỳ tại Việt Nam, nhằm giúp giải quyết các nhu cầu về y tế và hỗ trợ sự hòa nhập sâu rộng hơn của người khuyết tật Việt Nam trong mọi lĩnh vực của xã hội. Tính đến năm 2013, thông quaUSAID, Chính phủ Hoa Kỳ đã cung cấp trên 60 triệu USD hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam và trong cuộc gặp với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (tháng 7/2013), Tổng thống B. Obama đã tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ chăm sóc y tế và các hình thức chăm sóc và hỗ trợ khác cho người khuyết tật bất kể nguyên nhân.

Trong những năm qua, USAID đã trợ giúp Việt Nam xây dựng luật pháp và chính sách liên quan đến hỗ trợ cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người khuyết tật, cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và việc làm, thông qua đó giúp người khuyết tật hòa nhập vào xã hội, hỗ trợ chính quyền các địa phương trong việc đảm bảo các cơ hội bình đẳng cho người khuyết tật và tác động đến các chính sách có ảnh hưởng tới cuộc sống của người khuyết tật. USAID cũng hỗ trợ cải thiện năng lực của Việt Nam trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phúc lợi, một yếu tố không thể thiếu để Việt Nam trở thành một đối tác có sự tham gia nhiều hơn của mọi thành phần và đảm bảo tính bền vững của các chương trình phát triển.

Cho đến nay, chương trình hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam của USAID đạt được nhiều kết quả quan trọng. USAID đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng nhiều chương trình liên quan đến người khuyết tật như: Chương trình Trợ giúp Người khuyết tật, Chương trình Hòa nhập cho Người khuyết tật Việt Nam, Biên bản hợp tác thúc đẩy quyền của người khuyết tật tại Việt Nam (2014). Với sự giúp đỡ của USAID, Chính phủ Việt Nam thông qua Luật Người khuyết tật (2010), ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thứ 2, giai đoạn 2011-2020 (2011), thành lập Liên hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam (2012), sửa đổi Bộ Luật lao động trong đó bổ sung chương về người khuyết tật (2012), ban hành Nghị định về xử phạt trong thực hiện Luật Người khuyết tật (2013)…Ngoài ra, USAID cũng giúp đỡ hàng hàng nghìn người khuyết tật Việt Nam được điều trị và đào tạo các kỹ năng chuyên môn như công nghệ thông tin, việc làm để họ hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng, hỗ trợ cho trẻ em khuyết tật đến trường, đào tạo cho giáo viên, phụ huynh về các kỹ năng giúp trẻ em khuyết tật hòa nhập vào cuộc sống…

Hỗ trợ những người dễ bị tổn thương cũng là lĩnh vực được Hoa Kỳ rất chú trọng tại Việt Nam. Các hoạt động mà USAID triển khai bao gồm:

Cải thiện đời sống nông thôn, nhất là cải thiện đời sống cho nông dân nghèo thuộc vùng nông thôn và dân tộc thiểu số, giúp họ tiếp cận với cộng đồng, hòa nhập toàn diện và giảm sự biệt lập về kinh tế và xã hội của họ.

Hỗ trợ nạn nhân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ, tăng cường khả năng sẵn sàng ứng phó và giảm nhẹ thiên tai và nâng cao năng lực cho các y bác sỹ và các cơ sở chăm sóc y tế.

Chống nạn buôn bán người, hỗ trợ ngăn chặn tội phạm xuyên quốc gia thông qua hoạt động nâng cao nhận thức của người dân, tập huấn cho các cán bộ bảo vệ pháp luật của Việt Nam, hỗ trợ cải thiện các dịch vụ tư vấn về y tế

và tâm lý cho những nạn nhân của nạn buôn bán người và đào tạo hướng nghiệp cho họ.

Hỗ trợ cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT). Người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam không bị coi là tội phạm, nhưng họ phải đối mặt với sự kỳ thị và phân biệt đối xử, điều này cản trở họ tiếp cận các dịch vụ y tế và xã hội. Từ tháng 10/2013, USAID cùng Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) hợp tác triển khai dự án “Hỗ trợ Nâng cao Năng lực các Tổ chức Xã hội Dân sự về Đồng tính, Song tính và Chuyển giới tại Việt Nam”, với sự phối hợp từ các tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực LGBT, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Mục tiêu mà dự án hướng tới là nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội trên khắp cả nước, đồng thời giảm thiểu kỳ thị và phân biệt đối xử đối với cộng đồng LGBT thông qua công tác nâng cao nhận thức, hỗ trợ pháp lý và tâm lý xã hội và cải thiện môi trường pháp lý ở Việt Nam cho họ.

* Trong lĩnh vực môi trường

Hoa Kỳ và Việt Nam đang cộng tác chặt chẽ với nhau để giải quyết một số thách thức về môi trường như biến đổi khí hậu, cơ sở hạ tầng bền vững, quản lý hệ sinh thái và nguồn nước và buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã. Trong đó nổi bật nhất là sự hợp tác giữa hai nước trong khuôn khổ Sáng kiến hạ lưu sông Mê Kông (LMI).

Sáng kiến hạ lưu sông Mê Kông (LMI) được Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton công bố tại hội nghị ASEAN (tháng7/2009). LMI được khởi xướng nhằm mục tiêu kêu gọi nỗ lực của các bên trong việc giải quyết các thách thức về chính sách và phát triển mà 5 nước Hạ nguồn Mê Kông (bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar) phải đối mặt như: y tế cộng đồng, giáo dục, cơ sở hạ tầng, an ninh lương thực và an ninh năng lượng.

Cho tới nay, Hoa Kỳ đã phối hợp với Việt Nam cũng như các nước khác triển khai thành công một số dự án như: Cơ quan Khảo sát Địa chất của Hoa Kỳ hợp tác với Trường Đại học Cần Thơ trong việc nghiên cứu thủy văn nhằm hỗ trợ cho quá trình thích ứng với sự biến đổi khí hậu và do chính sự phát triển của các nước gây ra. USGS cũng phát triển một công cụ đa phương tiện mới mang tên “Dự báo Mê Kông” nhằm mô tả rõ những tác động của các hiện tượng biến đổi khí hậu và phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là từ các dự án đập đối với sông Mê Kông và Đồng bằng sông Cửu Long. Chương trình cung cấp một diễn đàn cho các đối tác, các nhà khoa học và các kỹ sư trong khu vực Hạ Nguồn Mê Kông chia sẻ dữ liệu, hỗ trợ các nỗ lực nghiên cứu trong khu vực và tăng cường kiến thức về tầm quan trọng của Đồng bằng và Sông Mê Kông trong việc duy trì an ninh lương thực và sinh kế trong khu vực. Theo đó, mối quan hệ kết nghĩa giữa hai dòng sông Mississippi và Mê Kông cũng được thiết lập, nhằm thường xuyên trao đổi thông tin về quản lý vùng châu thổ và các tập quán tốt nhất về quản lý nguồn nước thông qua các trao đổi chuyên môn và các chuyến thăm thực địa.

Cũng trong khuôn khổ của LMI, chương trình “Cơ sở Hạ tầng Thông minh cho Mê Kông” (được khởi động vào tháng 11/2013) do USAID thực hiện nhằm hỗ trợ quá trình ra quyết định về cơ sở hạ tầng trên cơ sở đầy đủ thông tin và khoa học. Ngoài ra, USAID cũng đang nỗ lực cải thiện nguồn nước và điều kiện vệ sinh ở lưu vực sông Mê Kông, nhằm giải quyết các mối đe dọa dịch bệnh, đồng thời trợ giúp cho quốc gia thuộc lưu vực sông Mê Kông trong việc tăng cường hợp tác, chia sẻ nguồn tài nguyên nước.

Theo thống kê, Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất thế giới bởi biến đổi khí hậu, do vậy đây cũng là vấn đề được cả hai nước quan tâm. USAID hỗ trợ Việt Nam trong các chương trình giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu như: Dự án “Rừng và Đồng bằng” (được khởi động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vào tháng 9/2012) nhằm giúp Việt Nam tăng khả năng thích ứng của người dân ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Mê Kông thông qua sự trợ giúp để người dân thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý rủi ro thiên tai; Thông qua sáng kiến về “Tăng cường Năng lực cho Chiến lược Phát triển Phát thải thấp”, Hoa Kỳ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho việc phát triển và thực hiện một chiến lược dài hạn để tăng trưởng mạnh với lược các bon thấp; Chương trình “Giảm khí thải trong các khu rừng châu Á” của USAID đang được thực hiện để làm giảm hoạt động phá rừng và sự xuống cấp của rừng

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan hệ Mĩ - Việt Nam từ năm 2008 đến nay (Trang 81)