Chính sách đối ngoại và vị thế mới của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan hệ Mĩ - Việt Nam từ năm 2008 đến nay (Trang 35 - 38)

Năm 1990 đánh dấu nhiều sự kiện lớn trên thế giới và khu vực. Liên Xô tan rã đánh dấu sự kết thúc của chiến tranh lạnh và đối đầu Đông - Tây, toàn cầu hóa trở thành xu thế chủ đạo trên thế giới, lợi ích quốc gia được đặt lên hàng đầu. Từ những thay đổi của tình hình thế giới, Đại hội lần thứ VII (6/1991) của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, với phương châm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Trên cơ sở đó, Đảng ta xác định bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ là một chủ trương đối ngoại quan trọng, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.

lối xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đại hội lần thứ IX (2000), X (2006) và XI (2011) đã đánh dấu thêm một cột mốc mới trong tư duy đối ngoại đổi mới. Đó là chủ trương “chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”, đồng thời “thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” [4; tr.77].

Từ đường lối trên, việc mở rộng quan hệ với tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển trong đó có Hoa Kỳ, là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Việc tăng cường hơn nữa quan hệ với Hoa Kỳ có ý nghĩa rất lớn đối với chiến lược phát triển của Việt Nam. Xét về chính trị, Hoa Kỳ là cường quốc có uy tín lớn, đóng vai trò chi phối nhiều tổ chức quốc tế và trong quan hệ với các nước, nên việc phát triển quan hệ với Hoa Kỳ sẽ tạo điều kiện để Việt Nam hội nhập sâu hơn vào cộng đồng quốc tế và giúp Việt Nam duy trì sự ổn định, hòa bình và thịnh vượng không chỉ trong nước mà còn cho cả khu vực. Xét về kinh tế, Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất và có vai trò chi phối nền kinh tế thế giới, do vậy phát triển quan hệ với Hoa Kỳ giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật, công nghệ hiện đại…của Hoa Kỳ để phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trên cơ sở đó, Việt Nam chủ trương thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ, đưa quan hệ hai nước đi vào chiều sâu và ổn định.

Với vị trí chiến lược quan trọng hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á, có đường bờ biển dài, Việt Nam có nhiều cảng biển có giá trị cao về kinh tế mà còn cả về quân sự, đặc biệt là cảng Cam Ranh. Trên Biển Đông, Việt Nam là nơi giao thoa lợi ích của nhiều cường quốc lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ …Với vị trí như vậy, Việt Nam là một mắt xích quan trọng trong

bàn cờ chính trị tại khu vực, phục vụ lợi ích chiến lược lâu dài của Hoa Kỳ tại khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á – Thái Bình Dương nói chung.

Từ sau khi đổi mới, nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng luôn ở mức cao. Cơ cấu nền kinh tế đang dịch chuyển mạnh mẽ theo hướng tăng nhanh tỷ trọng trong khu vực dịch vụ và công nghiệp, giảm dần trong khu vực nông nghiệp. Việt Nam là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu…Với những thay đổi lớn của nền kinh tế, Việt Nam đang là thị trường có sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài và trở thành địa chỉ hàng đầu cho các dịch vụ gia công và thuê ngoài, với sự có mặt của các tập đoàn hàng đầu thế giới như Samsung, Microsoft, Intel…

Trong những năm qua, Việt Nam ngày càng có uy tín cao và có vai trò trọng yếu được cộng đồng khu vực công nhận. Vai trò tích cực và sự đóng góp quan trọng của Việt Nam trong ASEAN được thể hiện rõ trong quá trình hình thành ý tưởng, hoạch định chính sách và triển khai các văn kiện cơ bản của ASEAN, như “Tuyên bố hòa hợp ASEAN” (2003), “Hiến chương ASEAN” (2007), “Lộ trình xây dựng cộng đồng cùng với các Kế hoạch tổng thể xây dựng ba trụ cột Cộng đồng, Kế hoạch công tác IAI về Thu hẹp khoảng cách phát triển” (2009)… cũng như trong việc hình thành các khuôn khổ hợp tác giữa ASEAN với các đối tác. Đặc biệt, sau khi Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2010, đã nhận được sự đánh giá tích cực của các quốc gia thành viên ASEAN. Tổng thống Indonesia (Chủ tịch kế nhiệm của ASEAN năm 2011) đã nhận xét “Năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam đã tạo đà mới cho ASEAN cả về đoàn kết, cũng như tiến tới xây dựng Cộng đồng ASEAN và phát huy vai trò của khu vực” hay như Đại sứ Singapore tại Việt Nam khẳng định “Việt Nam đã thể hiện là đại diện có uy tín của ASEAN” [4; tr.85-86].

được nâng cao trên quốc tế, thể hiện qua các mối quan hệ ngày càng đa dạng và sâu sắc giữa Việt Nam và các tổ chức và các nước lớn trên thế giới. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hơn 170 nước (đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 12 nước lớn trong đó có 4 nước thuộc Hội đồng Bảo an là Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp), quan hệ buôn bán với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế giới.

Với vị thế ngày càng cao, Việt Nam trở thành nhân tố then chốt trong ASEAN và được nhiều quốc gia trên thế giới đánh giá cao. Do đó, việc phát triển quan hệ với Việt Nam sẽ đem lại cho Hoa Kỳ nhiều lợi ích chính trị, chiến lược và kinh tế. Có thể thấy rằng, Việt Nam đang trở thành quốc gia trọng điểm của Hoa Kỳ trong việc tìm kiếm các đối tác mới ở khu vực Đông Nam Á. Do đó, Việt Nam chắc chắn sẽ là một đối tác đầy tiềm năng đối với Hoa Kỳ không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong các lĩnh vực khác. Việc tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ là một bộ phận trong chiến lược đổi mới, với đường lối độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa và tích cực hội nhập quốc tế, đưa các mối quan hệ với các đối tác quan trọng đi vào chiều sâu, ổn định, đồng thời thực hiện chủ trương cân bằng quan hệ với các nước lớn của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan hệ Mĩ - Việt Nam từ năm 2008 đến nay (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w