TỔNG THỐNG BARACK OBAMA (2009 5/2015) 2.1 Quan hệ chính trị ngoại giao

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan hệ Mĩ - Việt Nam từ năm 2008 đến nay (Trang 40)

Tiểu kết chương

TỔNG THỐNG BARACK OBAMA (2009 5/2015) 2.1 Quan hệ chính trị ngoại giao

2.1 Quan hệ chính trị - ngoại giao

Dưới Chính quyền G.W.Bush, chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam đã được định hình, đó là tăng cường quan hệ toàn diện, hợp tác lâu dài, thúc đẩy mối quan hệ hai nước thông qua hợp tác sâu rộng trên nhiều phương diện. Trên nền tảng của mối quan hệ được thiết lập trước đó, dưới thời kỳ cầm quyền của Tổng thống B. Obama mối quan hệ giữa hai nước Hoa Kỳ - Việt Nam có bước phát triển, đạt được nhiều thành tựu và ngày càng đi vào chiều sâu.

Từ năm 2009, quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam có bước chuyển sâu sắc. Cả hai đều mong muốn đẩy mạnh quan hệ hợp tác hữu nghị và gắn kết với nhau trên nhiều lĩnh vực. Ngay trong năm 2009, đã có nhiều chuyến thăm Việt Nam của các quan chức Hoa Kỳ như: Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách công tác lãnh sự J.L.Jacobs (2/2009), Thượng nghị sỹ John McCain (4/2009), Phó đại diện thương mại Hoa Kỳ (7/2009), đoàn quan chức cấp cao liên ngành Hoa Kỳ do Thứ trưởng thường trực Bộ ngoại giao J.Steinberg dẫn đầu (9/2009)…Qua các cuộc tiếp xúc hội đàm, hai bên thảo luận về một loạt các vấn đề an ninh trong khu vực và thế giới mà cả hai nước cùng quan tâm nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ song phương.

Năm 2010, với cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam phát huy vai trò của mình thông qua việc tổ chức các cuộc hội nghị cấp cao giữa ASEAN với các đối tác, qua đó nâng cao hơn nữa quan hệ giữa Hoa Kỳ - Việt Nam, đây cũng là năm quan hệ hai nước có những chuyển biến vượt bậc, nhất là trong cường độ của tương tác ngoại giao.

Tháng 2/2010, Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương S.Marciel trong chuyến thăm Việt Nam đã khẳng định Hoa Kỳ tiếp tục coi trọng lợi ích của việc xây dựng và tăng cường mối quan hệ sâu rộng với Việt Nam vì những lợi ích chiến lược lâu dài. Coi Việt Nam có vai trò ngày càng quan trọng tại khu vực và muốn Việt Nam đóng vai trò quốc tế lớn hơn, hợp tác với Hoa Kỳ nhiều hơn trong các vấn đề khu vực và quốc tế, nhất là trên cương vị chủ tịch ASEAN năm 2010. Đồng thời khẳng định, Hoa Kỳ sẽ xây dựng quan hệ với Việt Nam thành một trong những mối quan hệ quan trọng nhất của Hoa Kỳ tại khu vực và hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong việc xử lý các vấn đề còn tồn tại giữa hai nước như dân chủ, nhân quyền, tôn giáo để không cản trở mục tiêu trên. Nhấn mạnh, Hoa Kỳ có lợi ích cơ bản là xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định, xây dựng khối ASEAN mạnh, liên kết chặt chẽ và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Hoa Kỳ. Lần đầu tiên trong Báo cáo quốc phòng năm 2010, Hoa Kỳ xác định Việt Nam là nước cần xây dựng quan hệ chiến lược mới.

Cũng trong năm 2010, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã có hai chuyến thăm đến Việt Nam. Chuyến thăm thứ nhất của Ngoại trưởng diễn ra vào ngày 22/7/2010 trong khuôn khổ Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 17. Bên cạnh diễn đàn, Ngoại trưởng đã có các cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Việt Nam để thảo luận về tiến trình hợp tác giữa hai nước, trong đó có đề cập đến hợp tác sâu rộng trong một số lĩnh vực như thương mại, giáo dục, không phổ biến vũ khí hạt nhân…Chuyến thăm này cũng trùng vào dịp hai nước kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hai bên nhất trí sẽ đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới theo hướng tăng cường liên kết, hữu nghị, hợp tác. Ngoại trưởng cho rằng: “Việt Nam với những người dân năng động và tuyệt vời đang trên đường trở thành một quốc gia với tiềm năng vô tận” và đề xuất thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Hoa Kỳ - Việt Nam “Chính quyền Barack

Obama sẵn sàng đưa mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam lên một nấc thang mới… Chúng tôi thấy mối quan hệ này không chỉ quan trọng về giá trị riêng của nó, mà đây là một phần của một chiến lược nhằm tăng cường sự tham gia của Hoa Kỳ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đặc biệt là khu vực Đông Nam Á” [14; tr.116]. Trong chuyến thăm thứ hai của mình với tư cách là khách mời tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á (29/10/2010) và các hội nghị khác, Ngoại trưởng đã nhấn mạnh sự cam kết của Hoa Kỳ đối với việc mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ với Việt Nam, một đối tác ngày càng chặt chẽ hơn của Hoa Kỳ tại khu vực. Ngoại trưởng nhất trí với đề xuất của Việt Nam hỗ trợ phát triển Đại học Cần Thơ thành đại học đẳng cấp khu vực, trong đó có chuyên sâu về đào tạo, nghiên cứu ứng phó với biến đổi khí hậu ở khu vực sông Mê Kông. Trong buổi họp báo, Ngoại trưởng phát biểu: “Rõ ràng là hai nước chúng ta đã đạt tới một cấp độ hợp tác khó có thể tưởng tượng chỉ vài năm trước đây. Chúng ta đã vượt qua quá khứ đau buồn và xây dựng mối quan hệ trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị và lợi ích chung trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương ổn định, an ninh và thịnh vượng. Trong các cuộc thảo luận, chúng ta đã tái khẳng định mong muốn chung trong việc đưa mối quan hệ tiến tới đối tác chiến lược” [77].

Cùng thời gian này, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ đã tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam tại Washington DC (tháng 7/2010) với sự tham dự của cựu Tổng thống Bill Clinton, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng Viện, Thượng nghị sỹ John Kerry, John McCain. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Robert Gates đã đến thăm Việt Nam nhân dịp tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ nhất vào tháng 10/2010. Trước đó, vào tháng 8/2010 hai nước đã tiến hành Đối thoại Quốc phòng cấp Thứ trưởng

lần đầu tiên để trao đổi chính sách quốc phòng của mỗi nước, thảo luận về tình hình hình quốc tế, khu vực và một số lĩnh vực hợp tác cụ thể.

Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các đối tác (7/2011) tại Bali (Indonesia), Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã có cuộc tiếp xúc song phương. Hai bên chia sẻ đánh giá về những bước phát triển tích cực trong quan hệ hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực như kinh tế - thương mại, an ninh – quốc phòng, khoa học - kỹ thuật, giáo dục, nhân đạo…Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí tiếp tục phấn đấu thúc đẩy, nâng quan hệ song phương lên tầm cao hơn, hướng tới quan hệ đối tác chiến lược.

Mong muốn thúc đẩy quan hệ hai nước theo hướng đối tác chiến lược một lần nữa được Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương Krurrt Campbell khẳng định trong chuyến thăm tới Việt Nam vào tháng 2/2012. Ông cũng nhấn mạnh mong muốn tiếp tục tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực thương mại - đầu tư, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và nhân đạo, trong đó có việc thúc đẩy tăng ngân sách cho việc khắc phục hậu quả chiến tranh.

Trong chuyến thăm lần thứ ba tới Việt Nam (từ 10 - 11/7/2012), Ngoại trưởng Hillary Clinton đánh giá cao vai trò của Việt Nam như là một đối tác kinh tế và an ninh hàng hải và những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua, đồng thời bày tỏ sự vui mừng trước những kết quả mà hai nước đã đạt được trong quan hệ song phương cũng như trong các diễn đàn khu vực và quốc tế. Cho rằng, hai bên cần tiếp tục trao đổi để nâng tầm quan hệ hướng tới chiến lược và nhận định vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trong khu vực, do đó Hoa Kỳ và Việt Nam cần phải chia sẻ những lợi ích chiến lược quan trọng.

Năm 2013, đánh dấu bước ngoặt lớn trong quan hệ song phương Hoa Kỳ - Việt Nam, mở đầu bằng chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang. Đây là chuyến thăm cấp cao nhất kể từ năm 2008. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hợp tác giữa hai nước có những bước tiến rõ rệt. Tổng thống B. Obama đã khẳng định coi trọng quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam và vai trò của Việt Nam tại khu vực, đồng thời mong muốn quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng khẳng định Việt Nam hoan nghênh Hoa Kỳ tăng cường hợp tác với châu Á - Thái Bình Dương vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực, nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ.

Trên cơ sở đó, hai nhà lãnh đạo ra Tuyên bố chung, xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam dựa trên nguyên tắc tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của mỗi nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Quan hệ đối tác toàn diện sẽ tạo ra các cơ chế hợp tác mới trên nhiều lĩnh vực, trong đó có quan hệ chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, môi trường - y tế, quốc phòng - an ninh, văn hóa - thể thao - du lịch, giải quyết hậu quả chiến tranh, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Hai nhà lãnh đạo cũng tin tưởng Đối tác toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam sẽ phục vụ tốt hơn không chỉ lợi ích của hai nước mà còn góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác vào sự phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới.

Tổng thống B. Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng trao đổi các biện pháp nhằm đưa quan hệ hai nước đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, trong đó có việc tăng cường trao đổi

đoàn cấp cao, thiết lập các cơ chế hợp tác mới và nâng cấp các cơ chế hiện có. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc thiết lập cơ chế đối thoại thường kỳ giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao và khuyến khích các cuộc đối thoại và trao đổi giữa các cơ quan Đảng của hai nước, đây là một điểm mới trong cơ chế hợp tác được tạo ra từ mối quan hệ đối tác toàn diện. Nhấn mạnh, hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư là nền tảng và động lực của đối tác toàn diện mới. Đồng thời, tái khẳng định cam kết sẽ hoàn tất đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào thời điểm sớm nhất có thể và có tính đến sự đa dạng về trình độ phát triển của các thành viên trong khuôn khổ một thỏa thuận cân bằng và toàn diện.

Mặc dù các hoạt động ngoại giao cấp cao nhất không được sôi động như giai đoạn trước, song chuyến thăm của Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là một thành công lớn về quan hệ chính trị - ngoại giao Hoa Kỳ - Việt Nam, đánh dấu mốc quan trọng và mở ra những cơ hội mới cho quan hệ hai nước. Đây cũng là dịp để lãnh đạo hai nước trao đổi về những định hướng lớn nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển, về những vấn đề khu vực và quốc tế mà hai nước cùng quan tâm.

Tháng 12/2013, Ngoại trưởng John Kerry đến thăm Việt Nam với mục đích nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện đã được hai nước thiết lập vào tháng 7/2013. Qua chuyến thăm, Ngoại trưởng nhấn mạnh sự chú ý và quan tâm của mình đối với khu vực và những căng thẳng trên Biển Đông trong thời gian gần đây. Điều này được thể hiện trong việc sau Việt Nam thì Philippin (là hai nước đang có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc) sẽ là địa chỉ dừng chân tiếp theo trong chuyến công du của ông.

Sang năm 2014, chuyến thăm tới Hoa Kỳ của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đạt được thành tựu lớn khi Ngoại trưởng John Kerry thông báo việc Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ

khí sát thương đối với Việt Nam. Đây là một thành tựu lớn trong quan hệ hai nước, thể hiện lòng tin giữa hai nước và mở ra những cơ hội mới trong quan hệ thương mại trước hết là mở rộng thị trường xuất khẩu vũ khí của Hoa Kỳ.

Ngày 13/11/2014, bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 25 và Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 9 tại Nay Pyi Taw (Myanmar), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp với Tổng thống B. Obama. Tại cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo bày tỏ sự vui mừng trước những thành tựu trong quan hệ hai nước, đặc biệt là từ khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, cam kết sẽ tích cực cùng nhau thúc đẩy quá trình đàm phán TPP. Tổng thống B. Obama cũng khẳng định cam kết thúc đẩy quan hệ song phương trên cơ sở các lĩnh vực ưu tiên được đề ra trong Bản tuyên bố năm 2013, bày tỏ sự vui mừng khi hai nước ký kết Hiệp định sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình (Hiệp định 123). Hai bên cũng trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực quan trọng, tăng cường quan hệ hợp tác song phương và trong khuôn khổ các diễn đàn khu vực cũng như quốc tế, nhằm góp phần vào việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.

Trong chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ của Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang vào tháng 3/2015, hai bên đã ghi nhận những kết quả đã đạt được giữa hai nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng và các lĩnh vực khác. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh cả hai nước đang có nhiều hành động thiết thực hướng tới kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ, trong đó có việc trao đổi các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước. Do đó, chuyến thăm được cả hai bên đánh giá cao và góp phần tích cực vào việc thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước một cách hiệu quả, thiết thực.

Về vấn đề Biển Đông: Những đòi hỏi và thái độ của Trung Quốc ở Biển Đông trong một vài năm trở lại đây đã dẫn đến sự hội tụ các lợi ích an ninh

giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Cả hai nước đều lo ngại về những đòi hỏi ngày càng phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, đe dọa đến lợi ích và an ninh quốc gia của cả hai nước. Trong các cuộc gặp cấp cao kể cả song phương và đa phương, cả Hoa Kỳ và Việt Nam đã cùng nhau thảo luận để tìm cách giải quyết thách thức chung này.

Quan điểm của hai nước trong vấn đề Biển Đông là phải giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hòa bình, tránh mọi nguy cơ làm leo thang căng thẳng và làm thay đổi hiện trạng ở khu vực. Năm 2010, trên cương vị chủ tịch ASEAN, Việt Nam thực hiện điều chỉnh chính sách Biển Đông theo hướng kết hợp song phương với đa phương trên cơ sở Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 với ba bước đi quan trọng theo hướng: Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ; Thống nhất lập trường của các nước ASEAN về Biển Đông; Đẩy mạnh liên kết ASEAN - Hoa Kỳ. Mặt khác, Việt Nam tăng cường khả năng phòng thủ đường biển, tuyên bố sử dụng Cam Ranh làm trung tâm dịch vụ hải quân quốc tế…

Trong chuyến thăm Việt Nam lần thứ ba vào tháng 7/2012, Ngoại trưởng Hillary Clinton khẳng định Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ quyền của các

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan hệ Mĩ - Việt Nam từ năm 2008 đến nay (Trang 40)