Quan hệ trong lĩnh vực khoa họ c công nghệ

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan hệ Mĩ - Việt Nam từ năm 2008 đến nay (Trang 79)

Tiểu kết chương

2.4.2Quan hệ trong lĩnh vực khoa họ c công nghệ

Sau khi Hoa Kỳ và Việt Nam ký kết “Hiệp định về hợp tác khoa học và công nghệ” năm 2000, mối quan hệ giữa hai nước phát triển ngày càng nhanh, trên nhiều lĩnh vực như: công nghệ thông tin, viễn thông, môi trường, biến đổi khí hậu, đại dương học, công nghệ sinh học, nghiên cứu không gian, phát triển năng lượng hạt nhân…

Được thành lập từ năm 2000, “Ủy ban hỗn hợp về hợp tác khoa học và công nghệ Hoa Kỳ - Việt Nam” là diễn đàn để các nhà khoa học hai nước tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin với nhau trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Thông qua lần họp thứ 7 và 8 (năm 2010 và 2013), hai bên tập trung vào các nội dung chính như: Y tế; Công nghệ sinh học; Trao đổi nghiên cứu và giáo dục; Khoa học bảo tồn; Không gian vũ trụ, Môi trường và Khoa học biển. Trong phiên họp lần thứ 7, hai bên ký kết Biên bản Ghi nhớ về Hợp tác Khoa học và Kỹ thuật trong lĩnh vực Khoa học Trái đất và quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Cuối năm 2010, Hoa Kỳ ký “Biên bản dự định” với Cục Khoa học công nghệ và môi trường thuộc Bộ Quốc phòng - Bộ chịu trách nhiệm về khắc phục hậu quả chất độc da cam, nhằm khẳng định mong muốn của chính phủ hai nước về hợp tác tẩy độc dioxin quanh sân bay Đà Nẵng vào tháng 7/2010 và kết thúc vào tháng 10/2013. Năm 2012, NASA và Viện Hàn lâm khoa học - công nghệ Việt Nam ký tuyên bố ý định chung về hợp tác nghiên cứu công nghệ không gian.

Trong những năm gần đây, công nghệ hạt nhân trở thành lĩnh vực hợp tác đầy tiềm năng giữa hai nước. Hai bên đã ký “Bản Ghi nhớ về hợp tác năng lượng hạt nhân” vào tháng 3/2010, mở ra cơ hội hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân dân sự và hòa bình của Việt Nam. Điều này chứng tỏ lòng tin giữa hai nước đã tăng lên và mối quan hệ giữa hai nước cũng phát triển mạnh mẽ. Sau khi Bản Ghi nhớ được ký kết, nhiều tập đoàn Hoa Kỳ với công nghệ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực điện hạt nhân đã bày tỏ sự quan tâm đến hợp tác phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam.

Hai bên bắt đầu trao đổi, đàm phán và đi đến ký kết chính thức “Hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự giữa hai nước” (Hiệp định 123) vào ngày 6/5/2014. Hiệp định bao gồm: phát triển việc sử dụng năng lượng hạt nhân;

nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ lò phản ứng hạt nhân dân sự, quản lý nhiên liệu đã qua sử dụng; đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng đồng vị phóng xạ trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế và môi trường; bảo vệ bức xạ, quản lý chất thải phóng xạ, nhiên liệu đã qua sử dụng; an toàn, an ninh, thanh sát và không phổ biến hạt nhân. Đồng thời, Hiệp định quy định chỉ chuyển giao nhiên liệu uranium có độ giàu thấp và các vật liệu, thiết bị được chuyển giao để thực hiện các ứng dụng theo khuôn khổ của Hiệp định. Hiệp định có hiệu lực 30 năm, sẽ tiếp tục có hiệu lực với mỗi giai đoạn là 5 năm và có thể được sửa đổi khi có thỏa thuận giữa hai bên thông qua đường ngoại giao.Việc hợp tác được thực hiện theo các hình thức: trao đổi thông tin và tài liệu khoa học, kỹ thuật; trao đổi cán bộ và đào tạo; tổ chức hội nghị, hội thảo; cung cấp dịch vụ và hỗ trợ kỹ thuật; nghiên cứu chung; các hình thức hợp tác khác được hai bên thống nhất.

Hiệp định 123 được ký kết, đánh dấu bước tiến quan trọng về sự tin cậy trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, đồng thời mở ra những triển vọng to lớn cho cả hai bên trong việc thúc đẩy những dự án hợp tác cụ thể về ứng dụng bức xạ cũng như phát triển điện hạt nhân phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Đó cũng là cơ sở để Việt Nam có thể tiếp nhận công nghệ hạt nhân tiên tiến, hiện đại trực tiếp hoặc có nguồn gốc từ Hoa Kỳ cho các dự án điện hạt nhân của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan hệ Mĩ - Việt Nam từ năm 2008 đến nay (Trang 79)