Trước khi xét xử, người chưa thành niên luôn được suy đoán vô

Một phần của tài liệu quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 33)

5. Kết cấu đề tài

2.1.4. Trước khi xét xử, người chưa thành niên luôn được suy đoán vô

Suy đoán vô tội đã được PLHS của nhiều nhà nước đánh giá là thành tựu vĩ đại của văn minh pháp lý trong việc bảo vệ QCN nói chung, quyền của NCTNPT nói riêng.

30

34

Việc thừa nhận nguyên tắc suy đoán vô tội nói chung được ghi nhận trong các văn kiện pháp luật quốc tế.

Nguyên tắc suy đoán vô tội chỉ rõ trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về bên buộc tội. Điều đó cũng có nghĩa bên buộc tội nếu không chứng minh được một người nào đó phạm tội thì phải tha bổng và tuyên bố người đó vô tội. Tuy nhiên, không phải khi đã tuyên bố trách nhiệm chứng minh thuộc bên buộc tội thì bên này có thể dùng mọi biện pháp thu thập chứng cứ, mọi biện pháp điều tra để phục vụ cho việc chứng minh của mình kể cả những biện pháp xâm phạm đến QCN kiểu như: “bắt nhằm hơn bỏ sót”. Người viết xin trích câu nói của Chủ tịch Ủy ban Cảnh sát hình sự quốc tế, ông Florent Louvage: Nhất định phải thành công với bất cứ giá nào là một khẩu hiểu cần phải dẹp đi. Lắm khi một cuộc điều tra thất bại còn hơn thu được kết quả bằng những phương pháp đáng ngờ. Một xã hội văn minh thường cảm thấy bị xúc phạm khi phẩm giá con người bị chà đạp hơn là lỡ để một kẻ phạm tội trốn thoát.31

Liên quan đến chủ thể là NCTN không những được hưởng tất cả các quyền của người lớn nói chung mà còn được những quyền cũng như những bảo đảm đặc biệt. Trong tất cả các giai đoạn tố tụng, cần bảo đảm các biện pháp bảo vệ mang tính thủ tục cơ bản, như giả định vô tội….32 và Khoản 2 Điều 40 của CRC khẳng định rằng : Mọi trẻ em bị tình nghi hay bị cáo buộc là vi phạm PLHS được có ít nhất những điều bảo đảm như thông báo nhanh chóng, kịp thời và trực tiếp về lời buộc tội, sự trợ giúp về mặt pháp lý… trong đó có sự bảo đảm “được coi là vô tội cho tới khi bị chứng minh rằng phạm tội theo pháp luật.”

Đối với chủ thể đặc biệt này, Công ước đã dành sự quan tâm và đảm bảo nhiều mặt, không những là quyền mà các em phải được hưởng mà nó còn là sự “bảo đảm” cần thiết của những chủ thể có trách nhiệm. Ngoài ra, Quy tắc Hanava khẳng định: “

NCTN bị giam giữ khi bị bắt hoặc chờ xét xử phải được coi là vô tội và được đối xử như vậy”. Như vậy không những họ được suy đoán vô tội, mà tất cả mọi người và đặc biệt là những người THTT, người quản lý trại giam NCTN phải có cách đối xử với NCTN, các em phải được tôn trọng và bảo vệ phù hợp như những đứa trẻ khác.

Nguyên tắc suy đoán vô tội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là chìa khóa đi tìm sự công bằng trong tố tụng, chống lại sự tùy tiện, ép buộc trong truy tố, dẫn đến việc oan sai, đặc biệt là bảo vệ nhóm xã hội non nớt và dễ bị tỗn thương- NCTN. Chính vì tầm quan trọng như vậy, nguyên tắc này được sự quan tâm, không chỉ được đề cập rất nhiều

31 Nguyễn Quốc Hưng – Hình sự Tố tụng, Nhà sách Khai Trí Sài Gòn 1957.

35

trong những hội nghị khoa học và các hội nghị về tư pháp NCTN mà còn trở thành một yêu cầu bức thiết trong hoạt động xây dựng pháp luật cũng như hoạt động thực tiễn.

Một phần của tài liệu quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 33)