Quyền được giam riêng với người đã thành niên

Một phần của tài liệu quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 41)

5. Kết cấu đề tài

2.2.2.2. Quyền được giam riêng với người đã thành niên

Môi trường sống lúc nào cũng ảnh hưởng ít hay nhiều đến nhân cách con người trong xã hội đó. NCTN và người đã thành niên, họ khác nhau về độ tuổi, thể chất, đặc biệt là trình độ nhận thức và suy nghĩ trong họ. Như vậy nếu những người này được giam giữ chung, thì chúng sẽ ảnh hưởng, tác động với nhau khi những NCTN yếu thế hơn họ, chưa kể đến những trường hợp những đối tượng này có mâu thuẫn hay bất đồng quan điểm nếu giam chung thì người có thế mạnh hơn sẽ an hiếp, đe dọa trẻ em sức yếu hơn. Như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các quyền khác của trẻ em.

Điều 10 ICCPR ghi nhận rằng : “Những bị can chưa thành niên phải được giam giữ tách riêng khỏi người lớn và phải đưa ra xét xử càng sớm càng tốt”. Sau đó, Quy tắc 13.4 của Quy tắc Bắc Kinh cũng có điều khoản quy định về vấn đề này: “ NCTN bị tạm giam chờ xét xử phải được giam giữ tách riêng khỏi người lớn, giam giữ trong một trại giam riêng biệt hay trong một khu riêng của một trại giam có giam cả người lớn”.

Trong Nghị quyết số 4 về những tiêu chuẩn tư pháp đối với NCTN được thông qua tại Hội nghị lần thứ VI của LHQ về phòng ngừa tội phạm và xử lý người phạm tội

48

Khoản 5 Điều 9 ICCPR 49 Điều 11 ICCPR

42

đã ghi rõ những quy tắc này cần phản ánh được nguyên tắc cơ bản là không được giam giữ NCTN ở những cơ sở giam giữ dễ bị ảnh hưởng tiêu cực của các phạm nhân đã thành niên, đồng thời cần phải xem xét đến những nhu cầu đặc biệt đối với giai đoạn phát triển của các em.

Việc tránh những ảnh hưởng tiêu cực từ tội phạm người lớn và bảo vệ hạnh phúc cho NCTN trong môi trường giam giữ phù hợp với một trong những nguyên tắc hướng dẫn cơ bản của các quy tắc trình bày trong Nghị quyết 4 của Hội nghị lần thứ 6 của LHQ. Tuy nhiên quy tắc đã nêu trên không phải hiển nhiên bắt buộc thực hiện một cách nghiêm ngặt, trong hoàn cảnh đặc biệt nào đó, quy tắc trên có thể không nhất thiết phải áp dụng nữa khi chúng ta chứng minh được cũng như vai trò của người thành niên này khi giam chung NCTN sẽ có lợi cho NCTN như chăm sóc và giúp cho NCTN có suy nghĩ đúng đắn, hay những người này là người thân của nhau có thể hiểu nhau dễ dàng hơn. Tuy nhiên người đã thành niên này phải được lựa chọn kỹ lưỡng, thận trọng tránh ảnh hưởng tiêu cực. Cụ thể, trong mọi cơ sở giam giữ nên tách riêng NCTN ra khỏi người trưởng thành, trừ khi họ là thành viên trong cùng một gia đình. Theo những điều kiện được kiểm soát, NCTN có thể được giam chung với những người trưởng thành đã được chọn lựa kỹ lưỡng, như một phần của chương trình đặc biệt đã được chứng minh là có lợi cho NCTN liên quan.50

Một phần của tài liệu quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 41)