Lĩnh vực tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 60)

5. Kết cấu đề tài

2.3.2.Lĩnh vực tố tụng hình sự

Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ đặc biệt đối với trẻ em vi phạm PLHS khi tham gia vào quá trình tố tụng, BLTTHS đã dành chương riêng (chương XXXII) quy định hoạt động tố tụng đối với NCTNPT. Theo đó, quá trình xử lý VAHS diễn ra qua 4 giai đoạn: khởi tố VAHS; khỏi tố bị can và tiến hành các hoạt động điều tra (như thẩm vấn, khám xét, khám nghiệm, thu giữ các tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, v.v..); truy tố; xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Về nguyên tắc, khi có liên quan đến một VAHS, NCTN có quyền và nghĩa vụ tương ứng như người đã thành niên. Đồng thời có những quy định có lợi hơn so với người đã thành niên. Những qui định đó đã đáp ứng thực hiện các cam kết quốc tế về bảo đảm quyền của NCTNPT bên cạnh yêu cầu đòi hỏi của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm lứa tuổi chưa thành niên.

Quy định về người THTT. Để các hoạt động tố tụng trong những vụ án mà bị can bị cáo là NCTN diễn ra có hiệu quả, trước hết những người THTT phải có tâm lý về tâm lý học nói chung, tâm lý NCTN nói riêng (Điều 302 BLTTHS). Trên cơ sở đó người THTT mới có thể xác định được hướng tiếp cận và tác động tâm lý bị can, bị cáo là NCTN; tạo được lòng tin, thái độ hợp tác, cầu thị từ phía NCTN trong hoạt động tố tụng. Điều này không chỉ quy định trong BLTTHS của nước ta mà còn được quy định ở trong BLHS của hầu hết các nước trên thế giới và đặc biệt là nó phù hợp với Quy tắc:

84

61

thành phố lớn cần thành lập những đơn vị cơ sở đặt biệt chuyên giải quyết những trường hợp liên quan tới NCTN.85

Quy định việc trở giúp pháp lý (bào chữa) đối với NCTN bị tạm giữ, bị khởi tố, truy tố, xét xử về hình sự (Điều 305 BLTTHS). Việc tham gia của người bào chữa trong các vụ án NCTNPT là bắt buộc. Nếu gia đình không mời người bào chữa thì cơ quan THTT phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho các em hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận và các tổ chức thành viên (như Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên) cử người bào chữa cho các em Điều này phù hợp với Quy tắc: Trong suốt quá trình tố tụng, NCTN có quyền được đại diện bởi một cố vấn pháp lý hoặc có quyền yêu cầu sự trợ giúp pháp lý miễn, trong điều kiện có dịch vụ trợ giúp pháp lý như vậy ở quốc gia đó, 86 và quyền có luật sư bào chữa và có thể yêu cầu trợ giúp pháp lý miễn phí, nếu sự trợ giúp đó sẵn có và có quyền tiếp xúc thường xuyên với cố vấn pháp lý của mình 87.

 Quy định việc bắt, giam giữ người phải tuân theo các quy định của pháp luật; nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình đối với tất cả mọi người trong đó bao gồm trẻ em, NCTN (Điều 6 BLTTHS). Đối chiếu với Quy tắc không được áp dụng những hình phạt nhục hình đối với NCTN (Quy tắc 17.3 – Bắc Kinh).

 Quy định về giam riêng NCTN với người đã thành niên (Điều 308 BLTTHS) phù hợp với quy định “Những bị can chưa thành niên phải được giam giữ tách riêng khỏi người lớn và phải đưa ra xét xử càng sớm càng tốt”.88

 Quy định việc tham gia của gia đình, nhà trường và tổ chức trong các vụ án có bị can, bị cáo là NCTN, phù hợp với Quy tắc 15.2 – Quy tắc Bắc Kinh : “Cha mẹ hoặc người giám hộ có quyền tham dự vào quá trình tố tụng và có thể được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tham dự vào quá trình tố tụng vì lợi ích của người chưa thành niên”.

Ngoài ra, đối với các em bị tước tự do Bộ luật cũng đã quy định quyền được học nghề hoặc học văn hóa (khoản 2 Điều 308), đồng thời quyền kháng cáo, khiếu nại, quyền đối chất của những người tham gia tố tụng trong đó bao gồm NCTN cũng được đề cập đến.

Đặc biệt, Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP- BLĐTBXH ngày 12-7-2011 về hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTHS đối với người tham gia tố tụng là NCTN đã đưa ra những hướng dẫn thực hành, cụ thể hơn cho quá trình giải quyết các VAHS liên quan đến NCTN. Hướng dẫn này không ngừng nhấn mạnh việc bảo đảm tôn trọng quyền của NCTN trong quá trình tố tụng; giữ bí mật

85

Quy tắc 12 của Quy tắc Bắc Kinh 86

Quy tắc 15.1 của Quy tắc Bắc Kinh 87

” Quy tắc 18 của Quy tắc Hanava 88

62

thông tin cá nhân của NCTN; giải quyết nhanh chóng kịp thời; người THTT có kiến thức và kĩ năng giải quyết các vụ án liên quan NCTN; xem xét miễn TNHS cho NCTNPT; giao họ cho gia đình tổ chức giám sát để họ tự sửa chữa, tái hòa nhập cộng đồng.

Toàn bộ những quy định đó thể hiện những tư tưởng, nguyên tắc của Nhà nước ta mang tính nhân đạo và hướng tới mục tiêu chung bảo đảm cho quyền của người chưa thành niên không bị tước bỏ một cách trái pháp luật. Những quy định này không chỉ nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cần thiết, quan trọng cho các cơ quan, người tiến hành tố tụng tránh được sự lạm dụng, vi phạm pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội, đồng thời cũng tạo ra hình ảnh về sự nghiêm minh của pháp luật giúp cho người chưa thành niên tự chấn chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với pháp luật.

Một phần của tài liệu quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 60)